Để nâng cao tính minh bạch của các doanh nghiệp cần:
Thứ nhất: Nước ta đã có luật Kế toán, về lâu dài Nhà nước nên ban
hành Luật kiểm toán độc lập; tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp kiểm toán, các doanh nghiệp kiểm toán bắt buộc, đề phòng những gian lận kiểm toán khi có sự thống đồng giữa doanh nghiệp được kiểm toán và các doanh nghiệp kiểm toán. Tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán bắt buộc, theo từng loại doanh nghiệp theo vốn điều lệ như: từ 10 tỷ đồng trở lên cần thực hiện ngay, từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ thực hiện sau đó, từ 1 tỷ đến
dưới 5 tỷ thực hiện sau đó; từ 500triệu đồng đến dưới 1 tỷ thực hiện tiếp, từ 100 triệu đồng thực hiện tiếp theo.
Thứ hai: Khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp kiểm toán độc
lập, Chính phủ các Bộ ngành, nên giao việc vận động thành lập các doanh nghiệp kiểm toán cho các tổ chức sau:
- Hiệp hội kiểm toán viên nên là các tổ chức đứng ra vận động thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở các địa phương, kiểm tra trình độ kiểm toán trước khi cấp giấy chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
-Chính phủ giao cho Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đứng ra tổ chức thành lập doanh nghiệp kiểm toán để tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính và cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo cho các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp kiểm toán được thành lập ở các chi nhánh ở các tỉnh, các thành phố để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia kiểm toán.
Thứ ba: Các trường Cao đẳng, Đại học mở các lớp đào tạo chuyên sâu
về kế toán và kiểm toán, các chuẩn mực kế toán và kiểm toán theo quy định của Bộ Tài Chính để cung cấp đủ nhân lực đủ trình độ cho các doanh nghiệp kiểm toán.
Thứ tư: Bộ Tài Chính ban hành mức phí kiểm toán và các dịch vụ do tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp được kiểm toán như căn cư theo doanh thu của doanh nghiệp được kiểm toán, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực kinh tế HTX tham gia kiểm toán. Giảm thuế thu nhập các doanh nghiệp kiểm toán mới thành lập nhất là cá doanh nghiệp kiểm toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp kiểm toán khu vực HTX.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nươc ta đang trên đà phát triển, đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng đổi mới, nâng cao về mọi mặt. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thì hoạt động chấm điểm - xếp hạng khách hàng ngày càng thể hiện vài trò quan trọng của mình. Nhờ có hoạt động này mà ngân hàng đã phân loại được khách hàng thành khách hàng có tiềm năng và khách hàng tiềm ẩn rủi ro, dự báo được kết quả hoạt động trong tương lai, từ đó có biện pháp phòng ngừa rủi ro, trích lập dự phòng hợp lý.
Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Hà Nội, em đã tiến hành tìm hiểu về thực trạng hoạt động chấm điểm - xếp hạng doanh nghiệp ở ngân hàng, thấy được lợi ích thiết yếu mà hoạt động đem lại cho ngân hàng, đặc biệt trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Trong bài chuyên đề này, em đã trình bày một cách khái quát những vấn đề liên quan đến hoạt động chấm điểm - xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mới mẻ và khá phức tạp, do khả năng nghiên cứu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các Thầy Cô giáo và các cán bộ tại chi nhánh NHNo & PTNT Đông Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam.
2. Quản trị NHTM ( PGS – TS: Lê Văn Tề - chủ biên)
3. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ( TS: Minh Kiều )
4. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. ( TS: Nguyễn Văn Tiến )
5. Cẩm năng quản lý tín dụng ngân hàng ( Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng )
6. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ( PTS: Nguyễn Văn Tiến )
7. Gíao trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.( PGS – TS: Phan Thị Thu Hà )
8. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh ( Học viện ngân hàng khoa tài chính )
9. Giáo trình tín dụng ngân hàng ( Học viện ngân hàng)
10. Tạp chí ngân hàng : Năm 2005: số 2,4,6,
Năm 2007: 10 , 12 , 13 , 15 , 19 , 21 , 23 Năm 2008: số 1, 2, 3, 4.
1. Tạp chí công nghệ ngân hàng: số 21, 23 năm 2007
2. Tạp chí Kinh tế và dự báo: số 8/2007
3. Tạp chí nghiên cứu kinh tế: số 344/tháng 1/2007 và số 346/tháng 3/ 2007
4. Các trang web: www. Sbv.gov.vn www.creditinfo.org.vn