Hàm cầu giải trí

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 81 - 82)

Giả định mối quan hệ giữa tỷ lệ du khách mỗi vùng và chi phí du hành của mỗi vùng có quan hệ tuyến tính; tỷ lệ du khách mỗi vùng (Visitation Rate – VR) là biến phụ thuộc, chi phí du lịch của mỗi vùng (Travel cost – TC) là biến độc lập. Mô hình kinh tế lượng mô tả mối quan hệ này là:

VRi = α + βTCi trong đó α và β là các hệ số cần ước lượng.

Do có sự chênh lệch lớn về giá trị giữa biến độc lập và biến phụ thuộc nên tác giả sử dụng hàm logarit để điều chỉnh sự khác biệt này.

Log(VR) = α + βlog(TC)

Sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eview 3.1 để ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), cho kết quả ước lượng hệ số α và β như sau:

Trường hợp1: Sử dụng thu nhập bình quân tại thành thị (do TCTK công bố)

để xác định chi phí thời gian:

Dependent Variable: LOG(VR) Method: Least Squares Sample: 1 6

Included observations: 6

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 6.894326 1.818161 3.791922 0.0192

LOG(TC1) -1.400578 0.280235 -4.997864 0.0075

R-squared 0.861967 Mean dependent var -2.135323

Adjusted R-squared 0.827459 S.D. dependent var 1.201881

S.E. of regression 0.499238 Akaike info criterion 1.709734

Sum squared resid 0.996954 Schwarz criterion 1.640320

Log likelihood -3.129201 F-statistic 24.97864

Durbin-Watson stat 1.867700 Prob(F-statistic) 0.007502

Trường hợp 2: Sử dụng thu nhập bình quân của đối tượng phỏng vấn để xác

định chi phí thời gian:

Dependent Variable: LOG(VR) Method: Least Squares Sample: 1 6

Included observations: 6

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 7.505435 1.883131 3.985616 0.0163

LOG(TC2) -1.474606 0.286428 -5.148262 0.0068

R-squared 0.868872 Mean dependent var -2.135323

Adjusted R-squared 0.836090 S.D. dependent var 1.201881

S.E. of regression 0.486591 Akaike info criterion 1.658415

Sum squared resid 0.947082 Schwarz criterion 1.589001

Log likelihood -2.975245 F-statistic 26.50461

Durbin-Watson stat 1.897270 Prob(F-statistic) 0.006753

Hàm quan hệ giữa VR và TC là : log(VR) = 7,5 – 1,47. log(TC).

Như vậy, không có sự khác biệt lớn giữa hai mô hình. Cả hai trường hợp đều có giá trị P – value nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ quan hệ giữa chi phí du lịch và tỷ lệ du khách của mỗi vùng là chặt với độ tin cậy trên 95%.

Hệ số tương quan trong cả hai mô hình xấp xỉ 0,9 chứng tỏ biến độc lập giải thích được gần 90% giá trị biến phụ thuộc.

Trường hợp sử dụng mức thu nhập bình quân theo số liệu điều tra để xác định chi phí thời gian của du khách (trường hợp 2) có giá trị R2, giá trị thống kê F và P – Value của mô hình cao hơn đồng thời giá trị P – Value của từng biến cao hơn chứng tỏ mô hình có độ tin cậy cao hơn và được chọn để xây dựng đường cầu giải trí.

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w