Phân tích các yếu tố tác động đến sự bằng lòng chi trả

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 88 - 93)

3.3.4.1 Mô hình kinh tế lượng

Để xem xét các yếu tố xã hội của đối tượng được phỏng vấn tác động đến sự bằng lòng chi trả, giả định mức sẵn lòng chi trả cho bảo tồn (WTP) là biến phụ thuộc

được giải thích bằng các biến: thu nhập, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sự hiểu biết của du khách về giá trị VQG và chi phí cho chuyến đi của du khách.

Hàm biểu thị mối quan hệ giữa mức sẵn lòng chi trả với các biến số xã hội của đối tượng được phỏng vấn được xác định như sau:

WTP = f(age,edu,gen,know,inco,cost). Sử dụng hàm logarit có:

log(WTP) = C + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5 logX5 + β6 logX6

Trong đó: C, β1, β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số cần ước lượng.

Bảng 3.15: Mô tả các biến của mô hình

Biến Tên biến Mô tả biến

X1 Age Tuổi đối tượng phỏng vấn X2 Gen Giới tính của đối tượng

phỏng vấn Nhận bằng 1 nếu giới tính là nam, bằng 0 nếu giới tính là nữ X3 Edu Trình độ học vấn Theo 5 cấp học; bằng 1 nếu có trình độ tiểu học, bằng 5 nếu có trình độ sau ĐH.

X4 Know Sự hiểu biết của du khách về giá trị VQG Ba Bể

Bằng 1 nếu trước đây du khách đã có thông tin, bằng 0 nếu chưa có thông tin về giá trị VQG

X5 Log(Inco) Logarit thu nhập Thu nhập tính bằng ngàn đồng X6 Log(Cost) Logarit chi phí Chi phí tính bằng ngàn đồng

Nguồn: Tác giả quy ước các biến của mô hình.

Bảng 3.16: Kết quả ước lượng

Biến phụ thuộc (Dependent Variable): log(WTP) Phương pháp: Bình phương nhỏ nhất (OLS)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -1.097029 0.468810 -2.340026 0.0206 AGE 0.007390 0.002684 2.753315 0.0066 GEN 0.101781 0.065473 1.554546 0.1221 EDU 0.135760 0.058293 2.328930 0.0212 KNOW 0.274643 0.100597 2.730143 0.0071 LOG(INCO) 0.524427 0.081381 6.444073 0.0000 LOG(COST) -0.041373 0.058919 -0.702204 0.4836

R-squared 0.483040 Mean dependent var 3.521482

Adjusted R-squared 0.462767 S.D. dependent var 0.523693 S.E. of regression 0.383847 Akaike info criterion 0.965617

Log likelihood -70.24935 F-statistic 23.82684

Durbin-Watson stat 1.787839 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguồn: Tác giả ước lượng bằng phần mềm Eview 3.1.

Phương trình mô tả mối quan hệ của các biến là:

Log(WTP) = -1,097 + 0,0073 X1 + 0,101 X2 + 0,135 X3 + 0,27X4 + 0,52. logX5 - 0,04 logX6. hay: log(WTP) = -1,097 + 0,0073.Age + 0,101.Gen + 0,135.Edu + 0,27.Know + 0,52.log(Inco) - 0,04.log(Cost).

Mô hình có P – value là 0,000; giá trị thống kê Durbin –Watson là 1,78 nên có thể kết luận mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là có ý nghĩa. Hệ số tương quan của mô hình là R2 = 0,48 tức biến độc lập giải thích được 48% biến phụ thuộc.

Một trong những giả thiết quan trọng của OLS là phương sai của sai số đồng đều thì mô hình hồi quy mới có ý nghĩa và sử dụng được. Vì vậy, để xem xét giả thiết của phương pháp bình phương nhỏ nhất có thỏa mãn hay không, tác giả kiểm định cặp giả thiết:

H0: Phương sai của sai số đồng đều

Sử dụng kiểm định White trong Eview 3.1 kiểm định phương sai sai số của mô hình cho kết quả kiểm định như sau:

Bảng 3.17: Kiểm định phương sai của sai số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

White Heteroskedasticity Test:

F-statistic 0.925948 Probability 0.569808

Obs*R-squared 23.57411 Probability 0.544077

Test Equation:

Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Included observations: 158 Excluded observations: 27

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.356079 3.759698 0.360688 0.7189 AGE -0.019868 0.032388 -0.613431 0.5406 AGE^2 -2.06E-05 0.000130 -0.157993 0.8747 AGE*GEN 0.003548 0.004303 0.824464 0.4112 AGE*EDU -0.000338 0.003166 -0.106755 0.9151 AGE*KNOW -0.000271 0.004771 -0.056758 0.9548 AGE*(LOG(INCO)) 0.001081 0.005036 0.214724 0.8303 AGE*(LOG(COST)) 0.001737 0.003172 0.547525 0.5849 GEN 0.396285 0.671220 0.590395 0.5559 GEN*EDU -0.020539 0.084009 -0.244487 0.8072 GEN*KNOW 0.026457 0.112711 0.234731 0.8148 GEN*(LOG(INCO)) 0.021769 0.111974 0.194415 0.8461 GEN*(LOG(COST)) -0.111975 0.074221 -1.508669 0.1338 EDU 0.445248 0.713017 0.624456 0.5334 EDU^2 -0.002340 0.037611 -0.062219 0.9505 EDU*KNOW -0.091283 0.122063 -0.747838 0.4559 EDU*(LOG(INCO)) 0.043984 0.117839 0.373254 0.7096 EDU*(LOG(COST)) -0.101953 0.078924 -1.291790 0.1987 KNOW 0.703470 0.744202 0.945268 0.3462 KNOW*(LOG(INCO)) -0.077284 0.129353 -0.597466 0.5512 KNOW*(LOG(COST)) 0.034807 0.107977 0.322353 0.7477 LOG(INCO) -0.262556 1.148921 -0.228524 0.8196 (LOG(INCO))^2 -0.006174 0.110887 -0.055681 0.9557 (LOG(INCO))*(LOG(COST)) 0.021508 0.128483 0.167399 0.8673 LOG(COST) -0.280661 0.693661 -0.404608 0.6864 (LOG(COST))^2 0.037807 0.064208 0.588816 0.5570

R-squared 0.149203 Mean dependent var 0.150581

Adjusted R-squared -0.011932 S.D. dependent var 0.219995

S.E. of regression 0.221304 Akaike info criterion -0.029237

Sum squared resid 6.464767 Schwarz criterion 0.474734

Log likelihood 28.30973 F-statistic 0.925948

Durbin-Watson stat 1.782326 Prob(F-statistic) 0.569808

Nguồn: Tác giả kiểm định bằng Eview 3.1.

Trong kiểm định White trên, biến phụ thuộc là phần dư (Residual) hay sai số của mô hình, biến độc lập là các biến giải thích đã được sử dụng trong mô hình hồi quy. Do có 6 biến độc lập nên mô hình kiểm định sử dụng số hạng chéo bằng cách

nhân hai biến độc lập với nhau để xem xét phần dư có phụ thuộc vào tất cả các biến đó không.

Với mức ý nghĩa 5%, từng biến độc lập không có quan hệ chặt với sai số của mô hình. Kết quả kiểm định White có P – value là 0,569, hệ số tương quan R2 = 0,149 chứng tỏ các biến giải thích không có quan hệ chặt với nhiễu của mô hình. Giả thiết H0 được chấp nhận tức phương sai của sai số không thay đổi, mô hình hồi quy được chấp nhận.

3.3.4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến WTP.

Trong 6 biến số được khảo sát có 5 biến có quan hệ tỷ lệ thuận với mức bằng lòng chi trả của du khách cho bảo tồn giá trị của VQG. Với mức ý nghĩa bằng 0,05, các biến sau có quan hệ chặt chẽ với sự bằng lòng chi trả:

1. Thu nhập của đối tượng phỏng vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với mức sẵn sàng chi trả của du khách. Khách có thu nhập cao thường sẵn lòng chi trả ở mức cao hơn. Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số những du khách có thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên (29%), có hơn 90% du khách sẵn lòng chi trả mức hơn 50 ngàn đồng. Giá trị P- value là 0,00 chứng tỏ quan hệ giữa thu nhập và sự bằng lòng chi trả là chặt.

2. Độ tuổi của du khách có quan hệ thuận với mức sẵn lòng chi trả. Du khách có độ tuổi trung niên trở lên thường có mức sẵn lòng chi trả cao hơn. Điều này có thể được giải thích là với độ tuổi đó họ đã có một mức thu nhập cao, ổn định và đã có trải nghiệm cuộc sống nên họ quan tâm đến việc bảo tồn hơn.

Giới tính của du khách cũng có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả, nam giới thường sẵn lòng chi trả nhiều hơn nữ giới. Với mức ý nghĩa 5% biến giới tính không có quan hệ chặt với sự sẵn lòng chi trả (P – value là 0,12); với mức ý nghĩa 10% quan hệ này có thể được chấp nhận.

3) Trình độ học vấn của du khách ảnh hưởng nhiều đến mức chi trả của du khách (P- value là 0,02). Trình độ học vấn của du khách càng cao thì du khách càng quan tâm đến bảo tồn thể hiện qua mức sẵn lòng chi trả cao hơn.

Một điểm đáng quan tâm là nhiều du khách đến Ba Bể có trình độ học vấn cao. Có 68% du khách được hỏi trả lời học có trình độ đại học, trên đại học chứng tỏ du lịch sinh thái được những người có học vấn cao quan tâm hơn.

4) Sự hiểu biết vốn có của du khách về giá trị của VQG Ba Bể có quan hệ chặt với bằng lòng chi trả, du khách càng có nhiều thông tin về VQG trước và trong chuyến đi thì càng thấy được lợi ích của bảo tồn thể hiện mức sẵn sàng chi trả cao. Đây là kết luận quan trọng và nó gợi ý rằng muốn làm tốt công tác bảo tồn thì việc giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng là điều rất cần thiết.

Trên thực tế, nhiều VQG ở nước ngoài đã buộc du khách phải vào Trung tâm thông tin của Vườn trước khi tham quan để nghe nhân viên VQG giới thiệu về VQG. Đây là cách tiếp nhận thông tin cưỡng bức song lại có tác dụng lớn vì từ đó du khách có thể hiểu được giá trị của Vườn và có ý thức bảo vệ. Điều này cũng được VQG Bạch Mã chia sẻ và mong muốn áp dụng. VQG Ba Bể cũng nên học kinh nghiệm này bằng cách tạo mọi điều kiện để du khách tiếp cận với những thông tin về giá trị của Vườn cả trước trong và sau chuyến đi.

Mặt khác, qua tiếp xúc với du khách thấy rằng sự hài lòng của du khách đối với cảnh quan môi trường Ba Bể cũng có ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả. Du khách cảm thấy hài lòng về chuyến đi của mình thường có mức sẵn lòng chi trả cao hơn du khách cảm thấy không hài lòng.

Trong 6 biến giải thích của mô hình hồi quy, biến chi tiêu của du khách không có quan hệ chặt với mức sẵn lòng chi trả. Du khách chi tiêu nhiều hay ít cho chuyến đi cũng không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả, hay mức chi trả không phụ thuộc vào chi tiêu của du khách. Kết quả này cũng chứng tỏ chi trả cho bảo tồn là việc du khách cảm thấy cần làm.

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 88 - 93)