Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định 1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 59 - 62)

QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ 232 3.1 Định hướng phát triển của công ty

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định 1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

3.2.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty .

Giải pháp 1: Tăng doanh thu

Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ sản phẩm của công ty ( ở đây là các công trình đã hoàn thành và được bàn giao cho đối tác, các vật liệu phụ trợ được sản xuất ra) trong một thời gian nhất định. Doanh thu là nhân tố

quyết định tới tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Doanh thu cao chứng tỏ thị phần của công ty trên thị trường cao, nó phản ánh quy mô kinh doanh của công ty. Vì vậy, phải cố gắng bằng mọi cách để không ngừng tăng doanh thu. Doanh thu phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

+ Số lượng các công trình được hoàn thành và bàn giao + Kết cấu công trình

+ Giá quyết toán công trình

+ Các sản phẩm vật liệu phụ trợ được sản xuất như đá hộc. + Khối lượng sản phẩm được sản xuất.

Do đó để tăng doanh thu trong thời gian tới công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động marketing. Sau đây em xin đưa ra một số chiến lược marketing như là:

_ Chiến lược đặt giá tranh thầu thấp nhất: Theo chiến lược này công ty luôn đặt giá nhận thầu thấp nhất so với các đối thủ. Có hai tình huống sẽ xảy ra: hoặc là công ty bằng lòng nhận mức lợi nhuận thấp hơn ở mỗi công trình, nhưng do dặt giá thấp nên lại nhận thầu được nhiều công trình hơn, nên cuối cùng vẫn đạt được tổng mức lợi nhuận lớn hơn; hoặc là công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận bằng hoặc lớn hơn đối thủ ngay cả khi đặt giá tranh thầu thấp hơn nhờ các biện pháp cải tiến kỹ thuật.

_ Chiến lược tập trung vào trọng điểm: Theo chiến lược này công ty nên tập trung sự hoạt động của mình vào một hướng thị trường xây dựng chủ yếu, vào một số chủ đầu tư cần quan tâm nhất mà công ty nhận thấy mình có nhiều khả năng thâm nhập, phát triển và thu được lợi nhuận thoả đáng.

_ Chiến lược đa dạng hoá thích hợp: theo chiến lược này bên cạnh các chuyên môn chính của mình là cầu và đường bộ công ty có thể chuẩn bị một số khả năng sản xuất khác để có thích ứng với nhu cầu thị trường, tăng tổng doanh thu. Bởi vì trong xây dựng dựa trên sự giống nhau máy móc thiết bị thi công mà ta có thể đa dạng hoá ngành sản xuất của công ty.

_ Chiến lược liên kết để tăng sức mạnh cạnh tranh: Theo chiến lược này các công ty xây dựng có thể liên kết với nhau trong đấu thầu công trình lớn nhằm bổ sung cho nhau những mặt mạnh mặt yếu. Trong thời gian tới chiến lược này cần phải chú ý hơn nữa nhất là trong điều kiện hiện nay khi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang được mở rộng.

Giải pháp 2: tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Thực tế cho thấy những năm qua chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty rất lớn. Tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhằm tránh lãng phí để quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mặc dù doanh thu của công ty tăng hàng năm cao song lợi nhuận thu được còn lại qua một năm kinh doanh lại không tương xứng với việc tăng cường vốn của công ty.Toàn bộ số doanh thu trong hoạt động kinh doanh hầu như chỉ bù đắp cho chi phí, điều này cho thấy việc quản lý chi phí của công ty còn lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao. Như phân tích ở chương 2 chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Do vậy, công ty cần có kế hoạch xem xét và đánh giá lại hoạt động quản lý doanh nghiệp nhằm làm tăng lợi nhuận, tránh tình trạng sử dụng lãng phí vốn trong khi nhu cầu vốn đang rất cần thiết.

Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng công trình

Chất lượng từng công trình gắn kết chặt chẽ và giá trị công trình và uy tín của công ty. Do vậy trong quá trình thi công cho tới khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, công tác kiểm tra cần được tiến hành liên tục và thường xuyên.

Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa uy tín của mình công ty cần tiến hành xây dựng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Giải pháp 4: Kế hoạch hoá việc sử dụng vốn.

Đối với việc lập kế hoạch vố lưu động hàng năm, cần cân đối giữa nhu cầu vốn, xác định nguồn vốn thiếu hụt để có kế hoạch huy động. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả kiểm tra, phân tích, dự

đoán thị trường, xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, vật tư. Dựa trên kế hoạch này, xác định nhu cầu vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để trên cơ sở tiết kiệm vốn lưu động.

Giải pháp 5: Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất Phương hướng chủ yếu thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất là rút ngắn chu kỳ sản xuất. Do đó những biện pháp nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất là những biện pháp đẩy nhanh vốn lưu động trong khâu sản xuất.

Trong thời gian tới, công ty nên tập trung lực lượng thi công, áp dụng phương pháp thi công tiên tiến, sử dụng rộng rãi các công nghệ mới, nâng cao mức độ cơ giới hoá để rút ngắn thời gian làm việc của mỗi giai đoạn thi công. Đồng thời tổ chức thi công hợp lý, nhanh gọn, dứt điểm, giữ vững tiến độ và sự cân đối nhịp nhàng trong sản xuất gọp phần giảm bớt gián đoạn giữa các bước thi công.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w