sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.2.1.2 Cơ cấu tài chính của công ty
Từ những chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty, chúng ta có thể thấy được tỷ trọng các khoản nợ phải trả trong tổng tàI sản của công ty. Việc xác định một tỷ lệ hợp lý các khoản nợ phải trả với tổng tài sản cũng như nguồn vốn chủ sở hữu cũng rất quan trọng vì đây cũng là chỉ tiêu giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được khả năng thanh toán và đòn bẩy về tài chính giúp tăng tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
năm 2003 năm 2004 năm 2005
Tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thường chiếm phần lớn tổng tài sản. Năm 2003, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 62,16% tổng tài sản, năm 2004 chiếm 77% và năm 2005 chiếm 66,7% tổng nguồn vốn của công ty. Từ đó cho thấy tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản sẽ ít hơn. theo đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ này hợp lý.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có tỷ trọng lớn đồng thời lại biến động không ngừng đặc biệt năm 2004 giảm xuống 12,53% so với năm 2003, trong khi tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm mạnh là 55,6%. Đến năm 2005 tốc độ tăng tốc độ giảm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lại lớn hơn, do công ty cố gắng thu hồi nợ của khách hàng làm cho khoản mục các khoản phải thu giảm đi (giảm gần 8 tỷ), trong khi đó các khoản đầu tư dài hạn và tài sản cố định cũng giảm do công ty tiến hành nghiệm thu thu hồi vốn ở nhiều công trình, đồng thời tiến hành thanh lý bớt tài sản khiến khối lượng tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm đi nhằm mục đích chuẩn bị vốn cho một đợt đầu tư mới tài sản cố định.
Trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho và vốn băng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong thời gian qua. Tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2003 là 8,48%, sang năm 2004 là 1,6% và năm 2005 tăng cao hơn một chút là trên 20%. Trong khi đó tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm, năm 2004 tăng 7,02% so với năm 2003, năm 2005 tăng 23,07% so với năm 2004. Điều đó cho thấy việc công ty đang cố gắng sử dụng vốn một cách hữu ích vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt
TS CĐ CĐ TSLĐ 66,7% TS CĐ TSCĐ 77% TS CĐ TSLĐ 66,16%
một cơ cấu tài sản hợp lý. Và công ty cũng đang tăng lượng dự trữ hàng tồn kho cho đợt sản xuất kinh doanh mới.
Tình hình cơ cấu nguồn vốn:
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, nguồn vốn của công ty 232 được hình thành từ hai nguồn khác nhau là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn nợ phải trả, trong đó có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu tổng vốn như sau: năm 2003, vốn chủ sở hữu chiếm 39,4% trong tổng nguồn vốn, đó là một tỷ lệ khá cao với con số tuyệt đối là 14,76 tỷ đồng. Năm 2004, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 34,43%giảm so với năm 2003 nhưng con số tuyệt đối lại giảm đáng kể xuống còn 9,34 tỷ. Do nguồn kinh phí từ các quỹ giảm đáng kể, nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định giảm đáng kể giảm từ 6,45 tỷ năm 2003 xuống còn 230 triệu năm 2004. Sang năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 45,16% về mặt giá trị tuyệt đối là 11 tỷ đồng, tăng lên so với năm 2004, do công ty làm ăn có lợi nhuận cao và giữ lại làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu, bên cạnh đó một phần là do Nhà nước cấp.
Có thể thấy qua phần vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá cao, cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao. Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn khá cao là điều kiện đảm bảo cho công ty vay vốn ngân hàng cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp có thể thấy, tỷ lệ nợ ngắn hạn khá cao, cao hơn rất nhiều so với nợ dài hạn, trong các khoản nợ dài hạn thì chủ yếu là vay dài hạn. Với tỷ lệ nợ ngắn hạn rất cao trong khoản mục nợ phải trả, công ty luôn trong tình trạng phải thanh toán các khoản nợ này, tuy nhiên ưu thế đạt được là chi phí trả cho nợ ngắn hạn thấp hơn nợ dài hạn. Với đặc điểm lĩnh vực hoạt động của công ty thì điều này là hợp lý.