Những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 52 - 56)

sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác sử dụng vốn của công ty 232 cũng chứa đựng nhiều bất cập.

 Về tài sản cố định :

Trong tổng vốn, tỷ trọng vốn cố định nhỏ hơn nhiều so với vốn lưu động. Năm 2003 cao nhất đạt gần 38% tổng vốn, từ năm 2004 có xu hướng giảm xuống. Hơn nữa công ty 232 cũng là một doanh nghiệp vừa kinh doanh, vừa sản xuất. Ngoài việc xây dựng các công trình đường bộ, công ty còn sản xuất vật liệu phụ trợ như đá hộc. Do đó thường có những chiến lược sử dụng tài sản cố định khác nhau.

Đối với những công trình tu bổ đường, không cần yêu cầu kỹ thuật cao, công ty thường sử dụng đội ngũ nhân công thuê ngoài, gía rẻ, sử dụng nhiều lao động chân tay, tránh việc vận chuyển máy móc phức tạp. Với các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, công ty vẫn phải đầu tư máy móc thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để thi công công trình theo đúng yêu cầu, và tiến độ. Bên cạnh việc đầu tư, công ty cũng cần thuê thêm các máy móc cho hoạt động của mình. Hình thức đi thuê vừa đảm bảo đầy đủ máy móc cho công trình, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu trong khi nguồn vốn cho đầu tư tài sản cố định đang hạn chế, do đó công ty cần xem xét để giảm bớt chi phí.

Khi xem xét tỷ suất sinh lời vốn cố định, tỷ suất này biến đổi không ổn định vì vậy rất khó trong việc đưa ra một kế hoạch dài hạn.

 Tài sản lưu động:

Tiền mặt tại quỹ biến động bất thường, nhưng trong 2 năm 2003 và 2005 ở con số khá cao, năm 2003 là 2,023 tỷ còn năm 2005 là 3,397 tỷ gây lãng phí về vốn, tiền mặt tồn đọng nhiều cho thấy công ty chưa có chiến lược sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên trong năm 2004, lượng tiền mặt tại quỹ lại tụt xuống ở mức rất thấp, chỉ còn trên 300 triệu, tiền mặt ở mức thấp thế sẽ gây khó khăn về khả năng thanh toán tức thời của công ty.

Trong công tác quản lý hàng tồn kho, công ty cũng gặp phải một số vướng mắc nhất định, năm 2003 lượng hàng tồn kho của công ty là 1,011 tỷ đến năm 2004 đã tăng lên là 1,082 tỷ và sang năm 2005 lại tăng mạnh hơn là 1,339 tỷ. Tình trạng hàng tồn kho cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Công ty nên có kế hoạch xem xét việc dữ trữ hàng hoá, phân tích nhu cầu của công ty nói riêng và nhu cầu của thị trường nói chung để dự trữ lượng hàng sao cho hợp lý tránh gây ứ đọng vốn quá nhiều ở lượng hàng tồn kho. Việc xác định một tỷ lệ dự trữ hợp lý không đơn giản, nhưng công ty cũng cần xem xét để đưa ra một tỷ lệ dự trữ hợp lý nhất, tránh tình trạng lượng hàng hoá dự trữ tăng năm sau cao hơn năm trước. Hơn nữa trong quá trình dự trữ cũng cần xem xét, hàng hoá nào cần dự trữ nhiều, hàng hoá nào dự trữ ít. Ví dụ như xăng dầu là mặt hàng đang có xu hướng tăng giá mạnh, công ty nên dự trữ nhiều hơn, tránh việc tăng chi phí đột biến, nếu giá xăng dầu tăng đột biến.

Một vấn đề cần được lưu ý là việc xem xét lượng vốn lưu động định mức đã chính xác chưa? Phương pháp mà công ty áp dụng có còn phù hợp với quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng không? Do đó công ty cần có những biện pháp mới, tiên tiến hơn.

Bên cạnh đó cũng cần xem xét thêm về nguồn tài trợ cho tài sản lưu động vì chủ yếu tài sản lưu động được đầu tư bằng các khoản nợ ngắn hạn. Các

khoản nợ ngắn hạn dẫn đến chi phí vốn cao, dễ gây tình trạng mất khả năng thanh toán. Về nguyên tắc, cơ cấu vốn hợp lý là cơ cấu vốn mà tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn trung hạn. Tuy nhiên với cơ cấu vốn hiện nay của công ty là chưa hợp lý. Công ty cần huy động thêm các nguồn vốn trung và dài hạn cho nhu cầu tài sản lưu động.

Với những hạn chế trên của công ty cũng có nhiều nguyên nhân được nhắc tới, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

 Nguyên nhân khách quan:

Tài sản cố định chưa phát huy được năng lực vì vẫn còn chắp vá và lạc hậu, hơn nữa trong 3 năm gần đây, tài sản cố định của công ty bị giảm đáng kể, do đó thiếu máy móc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần nhanh chóng bù đắp những thiếu hụt này bằng những biện pháp thích hợp.

Nguyên nhân nữa là do công ty xác định lượng dự trữ hàng hoá không hợp lý, do đó lượng tiền dành cho dự trữ hàng hoá bị ứ đọng trong khi đó có những mặt hàng cần thiết cho sản xuất kinh doanh thì lại vẫn thiếu như xăng dầu, nhựa đường…

Bên cạnh đó, việc thẩm định dự án cũng rất quan trọng nhưng chưa đựơc chú trọng. Vì thẩm định dự án là liên quan đến khả năng thanh toán của khách hàng, vì vậy trong thời gian tới khi xem xét nhận thầu các công trình, công ty cũng cần xem xét khía cạnh này, tránh tình trạng công trình nghiệm thu nhưng không thu đựơc tiền khiến vốn bị ứ đọng.

Những nguyên nhân khác là tỷ lệ nợ cao dẫn đến chi phí trả lãi cao, những chi phí bảo quản cùng với chênh lệch giá hàng tồn kho cao… tất cả những điều này khiến cho lợi nhuận giảm dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 232 trong thời gian qua chưa cao vì rất nhiều nguyên nhân tác động, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tác động theo nhiều chiều tới quá trình sản xuất kinh

doanh của công ty, làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn của công ty, do đó yêu cầu đặt ra với công ty là cần có những biện pháp thích hợp, kịp thời để khắc phục những khó khăn trên.

 Nguyên nhân chủ quan:

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan là nguyên nhân chủ quan, một nguyên nhân dễ dàng nhận thấy là hệ thống ngân hàng chưa phát triển. Tuyên Quang là một tỉnh nhỏ, kinh tế chưa được phát triển, do đó hệ thống ngân hàng vẫn còn chưa được mở rộng, việc thanh toán bằng tiền mặt là phổ biến và gần như là phương thức duy nhất đối với dân chúng, người dan rất ưa chuộng tiền mặt, nhưng không riêng gì dân chúng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt. Do đó, với các đối tác của mình, việc tìm hiểu khả năng tài chính của họ thông qua hệ thống ngân hàng là rất khó khăn, các hợp đồng của công ty, được thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, điều này cũng mang lại nhiều rủi ro cho công ty, như việc đối tác không có tài khoản tại ngân hàng không đảm bảo khả năng thanh toán, tiền nhận được có nguy cơ là tiền giả mà công ty không phát hiện được.

Một đặc điểm nữa là do đặc thù của ngành này, khi công trình đựơc thực hiện, công ty chỉ nhận được một khoản ứng trước nhỏ, khi nào công trình hoàn thành thì công ty mới được thanh toán tiền, do đó các khoản phải thu sẽ tăng lên.

Một nguyên nhân nữa là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp doanh nghiệp Nhà nước với nhau và giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Các công ty tư nhân đôi khi chiếm ưu thế hơn rất nhiều những công ty Nhà nước về tính linh hoạt, và họ thường chấp nhận thu lợi nhuận ít hơn, để có được nhiều hợp đồng hơn, hơn nữa các công ty này cũng rất năng động trong việc tìm đối tác và thị trường.

Có thể thấy bên cạnh hàng loạt những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì những nguyên nhân chủ quan cũng tăng thêm khả năng làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w