Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 232 1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 41 - 45)

sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 232 1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Tình hình doanh thu các năm như sau: năm 2003, doanh thu thuần đạt 28,722 tỷ, năm 2004 đạt 28,12 tỷ, năm 2005 chỉ đạt ở mức 19,62 tỷ. Có thể thấy, doanh thu thuần qua các năm có chiều hướng giảm sút năm 2004 so với năm 2003 doanh thu chỉ giảm 2,1% nhưng sang năm 2005, doanh thu giảm mạnh giảm trên 30% so với năm 2004 về con số tuyệt đối là 8,5 tỷ, một con số rất lớn. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo, lợi nhuận sau thuế năm 2004 giảm 9,5% so với năm 2003, từ con số này có thể đưa ra nhận xét, tuy mức doanh thu chỉ giảm 2,1% nhưng lợi nhuận sau thế lại giảm mạnh hơn gấp 4 lần. Lợi nhuận sau thuế năm 2005 giảm 66,7% so với năm 2004, lợi nhuận năm 2005 cũng giảm xuống với tỷ lệ lớn hơn mức giảm của doanh thu. Có thể thấy việc doanh thu giảm là do năm vừa rồi công ty nhận được ít công trình hơn, và các công trình dang dở đang thực hiện chưa hoàn tất, khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm mạnh trong hai năm vừa rồi. Việc công ty tiến hành đấu thầu với giá mời thầu rẻ hơn để thu được nhiều công trình hơn, do đó, tốc độ giảm của lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, cùng với việc bị bù lỗ ở một số công trình, 2 nguyên nhân này làm cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.

 Xem xét chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn:

Chỉ tiêu này cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn qua các năm bị giảm liên tục.

 tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

Năm 2003 một đồng vốn tạo ra 0,025 đồng lợi nhuận, năm 2004 một đồng vốn tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận, sang năm 2005 một đồng vốn chỉ tạo ra 0,0085 đồng lợi nhuận. Số lợi nhuận tạo ra trên một đồng vốn hầu như giảm qua các năm, đến năm 2005 giảm mạnh. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình hoạt động của công ty có dấu hiệu đi xuống. Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm hợp đồng, những dự án mới, giải quyết dứt điểm những nợ đọng từ các công trình đã nghiệm thu. Bên cạnh đó cần nghiên cứu đưa ra các

giải pháp tìm cách giảm chi phí, tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có với giá cả hợp lý nhằm đem lại kết quả kinh doanh cao cho công ty.

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Năm 2003 một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được 0,0498 đồng lợi nhuận. Năm 2004 một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đã kiếm được nhiều hơn là 0,0715 đồng lợi nhuận, nhưng sang năm 2005 tỷ lệ này giảm mạnh, mặc dù vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng lên so với năm 2004, nhưng một đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 0,0204 đồng lợi nhuận, giảm trên 70% so với năm 2004. nguyên nhân của sự sụt giảm này là do, lợi nhuận thui được năm vừa rồi giảm mạnh so với năm trước, tỷ lệ giảm lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng lên của vốn chủ sở hữu, do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh.

 Vòng quay của vốn:

Năm 2003, số vốn được luân chuyên 0,848 lần, năm 2004 số vốn của doanh nghiệp luân chuyển được 0,934 lần, năm 2005 số vốn luân chuyển được 0,763 lần. Trong 3 năm số lần luân chuyển của vốn có hiệu quả nhất là năm 2004, đạt tỷ lệ khá cao, trong năm này, số lần luân chuyển vốn tăng lên 10% so với năm 2003, nhưng năm 2005 lại giảm 18% so với năm 2004. số liệu này cho thấy, doanh thu giảm cũng là do số vòng quay của vốn giảm.

Từ những phân tích tổng quát trên có thể thấy:

Việc sử dụng tổng vốn của công ty còn chưa đạt hiệu quả cao. Doanh thu qua các năm đều giảm xuống, không ổn định. Công ty cũng đã có những nỗ lực trong việc đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn nhằm tạo ra cơ hội thu lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Tuy nhiên không được như mong muốn, mặc dù trong năm 2004, tốc độ vòng quay vốn có tăng lên, nhưng lợi nhuận lại giảm đi, do sự giảm mạnh của tổng vốn, năm 2005 đánh dấu sự tụt giảm của cả tốc độ quay vòng vốn và lợi nhuận mặc dù vốn chủ sở hữu có tăng lên, nhưng tổng vốn nhìn chung vẫn giảm đi, do đó hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả, bên cạnh đó

là việc các khoản nợ đến hạn trả phải thanh toán nhiều khiến cho tổng vốn của công ty sụt giảm.

Bảng hiệu quả sử dụng vốn của cụng ty 232 chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/ 2003(%) 2005/ 2004(%) DTT 28.722.387.054 28.120.451.753 19.619.938.326 -2,1 -30,23 LNST 724.978.069 656.049.207 218.698.537 -9,39 -66,77 ∑vốn BQ 33.871.289.305 30.099.700.015 25.722.344.259 -10,99 -17,02 VCSHBQ 14.552.160.099 9.180.554.940 10.172.318.415 -36,92 16,69

tỷ suất sinh lời

của DT 0.025 0.023 0.011 -8 -52,17

hiệu suất sử dụng

vốn 0,848 0,934 0,763 10,14 -18,31

Hàm lượng vốn

kd 1,179 1,071 1,311 -9,16 22,41

Tỷ suất lợi nhuận

trên vốn 0,021 0,022 0,008 4,76 63,64

Tỷ suất lợi nhuận

trên VCSH 0,0498 0,0715 0,0204 43,57 -71,47 Vòng quay của vốn 0,848 0,934 0,763 10,14 -18,31 Các khoản phải thu 20.660.196.588 19.274.031.418 11.418.260.398 -6,71 -40,76 Kỳ thu tiền BQ 256,89 241,58 209,52 -5,96 -13,27 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Kết quả kinh doanh mà vốn cố định đem lại được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau như doanh thu, lợi nhuận từ mức hạ giá thành. Trong chuyên đề này chỉ xem xét đến mối liên quan giữa vốn cố định tạo ra lợi nhuận và doanh thu.

 Cơ cấu vốn cố định:

Công ty 232 là một doanh nghiệp Nhà nước nhỏ, nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty có thể thấy, tài sản cố định hữu hình của công ty chiếm đa số tổng tài sản cố định. Năm 2003, tài sản cố định hữu hình chiếm 100% tổng tài sản cố định. Năm 2004, tỷ lệ này cũng là 100%, sang năm 2005, tài sản cố

định hữu hình chiếm trên 99% tổng tài sản cố định. Tài sản cố định đa phần là máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, nhà xưởng, văn phòng…

 Nguồn vốn cố định:

Tỷ suất tài trợ từ năm 2003 đến năm 2005 là gần 0,389. Năm 2004 là 0,345, năm 2005 là 0,452, từ các con số này có thể thấy tỷ lệ này khá cao, vì vậy các tài sản cố định của công ty cũng không quá lệ thuộc vào phần nợ phải trả, do đó cũng giảm bớt rủi ro cho công ty. Từ đó cũng thuận lợi hơn cho công ty khi vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Trong quan hệ với khách hàng cũng khiến khách hàng an tâm hơn. Tuy nhiên, số tài sản cố định của công ty cũng đang thiếu rất nhiều, thời gian tới công ty nên xem xét đầu tư thêm tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi hơn. Mặc dù vậy, với tỷ suất tài trợ như trên, có thể nhận xét công ty có một cơ cấu vốn khá hợp lý và cân bằng. Việc sử dụng nợ ngắn hạn cũng là đòn bẩy tài chính quan trọng mà công có thể áp dụng trong thời gian tới.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định biến đổi không ổn định qua các năm, nguyên nhân là do doanh thu giảm, bên cạnh đó doanh nghiệp tiến hành thanh lý bớt tài sản cố định cũ mà chưa đầu tư mới, chính vì lẽ đó, hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm.

Tỷ suất sinh lời vốn cố định cũng giảm, mức tỷ suất này giảm qua các năm, có thể thấy, công ty cần có những biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w