sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.2.1.1 Tình hình vốn và tài sản của công ty
Về vốn: Ban giám đốc Phòng quản lý giao thông Phòng hành chính quản trị Phòng vật tư thiết bị Phòng tổ chức lao động Ban thanh tra Đội trưởng đội SXVL Đội trưởng đội SCCT Hạt trưởng hạt 1 Hạt trưởng hạt 4 Hạt trưởng hạt 5 Hạt trưởng hạt 6 Hạt trưởng hạt 7 Phòng tài chính kế toán
Trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2006 tổng nguồn vốn của công ty liên tục biến động, đến cuối năm 2003, nguồn vốn đạt trên 37,94 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 14,776 tỷ đồng, chiếm trên 38,95% tổng nguồn vốn. Năm 2004, tổng nguồn vốn giảm xuống còn hơn 27,09 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu trên 9,34 tỷ đồng ( chiếm trên 34,5% tổng nguồn vốn ). Sang năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 11tỷ đồng chiếm trên 45% tổng nguồn vốn. Trong vòng 3 năm kể từ năm 2003 đên năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu liên tục biến đổi nhưng nhìn chung, vốn chủ sở hữu năm 2005 giảm so với năm 2003 là trên 3 tỷ đồng.
Sự biến động tổng nguồn vốn, cũng như vốn chủ sở hữu trong những năm gần đây chủ yếu là sự biến động của các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Năm 2004, các khoản nợ ngắn hạn giảm xuống từ 20,48 tỷ xuống còn 15,67 tỷ so với năm 2003, các khoản nợ dài hạn giảm xuống 27%. Năm 2005 các khoản nợ ngắn hạn tiếp tục giảm xuống 32,09% các khoản nợ dài hạn cũng giảm 33,38%. Nguyên nhân do năm 2004 công ty thu hồi được các khoản nợ tồn đọng từ các công trình chưa thanh toán và trả các khoản nợ đến hạn, do đó khối lượng cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn giảm xuống nhanh chóng. Các khoản nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là nợ vay ngân hàng, đến năm 2005 các khoản khách hàng nợ công ty được thu hồi nhiều hơn. Do năm 2005, công ty xúc tiến nhiều hoạt động đầu tư lớn, tiến hành mua thiết bị, đổi mới máy móc cho sản xuất kinh doanh. Công ty nhận được nhiều công trình với vốn lớn và thời gian thu hồi chậm. Quan sát cơ cấu nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty qua các năm có thể thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với nợ dài hạn, do đó chi phí trả lãi của công ty tăng, dẫn đến chi phí vốn của công ty sẽ cao. Điều này có thể gây bất lợi cho công ty như sau:
Một số tài sản được đầu tư từ nguồn vay ngắn hạn, điều đó dẫn đến việc công ty phải chịu sức ép phải trả các khoản tiền đến hạn trong khoảng thời gian ngắn, trong khi những khoản đó thường được tính toán để trả trong những khoản thời gian dài hơn nếu được đầu tư từ nguồn dài hạn.
Phần chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn là rất cần thiết để trang trải những khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên với đặc thù cơ bản của ngành là chu kỳ sản xuất kinh doanh tương đối dài, thời gian thu hồi vốn khá lâu. Đây là điểm bất lợi chung của công ty 232 và các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.
Chỉ tiêu nợ phải trả từ năm 2003 đến năm 2005 số nợ phải trả giảm dần do công ty hoàn thành các công trình, thu hồi vốn và thanh toán dần các khản phải trả, do đó nợ phải trả giảm xuống đáng kể. Nợ phải trả năm 2003 là 23,16 tỷ đồng đến năm 2004 là 17,746 tỷ đồng, đến năm 2005 là 13,45 tỷ, điều này cho thấy, ngoài nỗ lực gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, công ty cũng rất tích cực thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ rất đúng hạn và kịp thời, khiến cho khối lượng nợ của công ty giảm xuống đáng kể, giảm rủi ro tài chính. Các khoản nợ này chủ yếu được thanh toán cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Về tài sản:
Sự biến động của tổng tài sản hoàn toàn phù hợp với sự biến động của tổng nguồn vốn. Tổng tài sản giảm qua các năm, do công ty trích hao mòn lớn, và các tài sản cũ cũng được thanh lý để chuẩn bị cho đợt đầu tư mới về tài sản cố đinh. Năm 2004, tổng tài sản giảm 28,6% so với năm 2003, đến năm 2005 tổng tài sản tiếp tục giảm 10,11% so với năm 2004. Các khoản mục đầu tư trong 3 năm chủ yếu đầu tư vào tài sản lưu động, phần vốn đầu tư vào tài sản cố định ít hơn nhiều, đồng thời đầu tư vào tài sản cố định lại giảm dần qua các năm (năm 2004 giảm mạnh với tỷ lệ là 34,06% so với năm 2003). Nguyên nhân là do công ty ít đầu tư tài sản cố định mới. Các tài sản cố định cũ được trích khấu hao cao, và một số tài sản bị thanh lý mà chưa được đầu tư mới do đó tài sản cố định của công ty giảm mạnh.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng việc tăng đầu tư tài sản cố định là rất cần thiết. So với tổng tài sản của công ty tỷ trọng tài sản cố
định của thuộc loại khá cao. Công ty vẫn chủ yếu áp dụng hình thức đầu tư mới tài sản cố định chứ chưa áp dụng hình thức thuê tài sản – một hình thức có tác động 2 mặt. Hình thức này có ưu điểm là có những máy móc chỉ sử dụng vào những thời điểm nhất định của công trình, không dùng thường xuyên, không tốn các chi phí bảo quản. Hơn nữa khi áp dụng hình thức thuê tàI sản công ty có thể được sử dụng các loại máy móc hiện đại. Tuy nhiên, thì một điểm bất lợi đối với công ty là, tại địa bàn hoạt động của công ty chưa có các công ty cho thuê tàI chính nên việc thuê máy móc từ khác nơi khác về lại tốn công vận chuyển, do đó công ty thường tự đầu tư mới các máy móc cho mình. Các máy móc được đầu tư thường có giá trị lớn so với khối lượng vốn hiện có của công ty, tuy nhiên nhìn vào danh mục tài sản ta thấy cũng hợp lý.
Vốn bằng tiền có xu hướng giảm mạnh năm 2004 từ 2,023 tỷ năm 2003 xuống còn 333 triệu, sang năm 2005 lại tăng mạnh lên 3,397 tỷ. Trong khi đó các khoản phải liên tục giảm từ 20,66 tỷ xuống19,27 tỷ năm 2004, và giảm mạnh xuống còn11,42 tỷ năm 2005. Các khoản phải thu đặc biệt giảm mạnh vào năm 2004 giảm 77,82% so với năm 2003 do năm sang năm 2004 công ty thu hồi được lượng tiền từ các công trình đã nghiệm thu năm 2003 chưa thu được tiền. Đến năm 2005 các khoản phải thu có giảm xuống do công ty đã có những biện pháp thu hồi vốn như: công ty tìm cách rút ngắn thời gian bên A thanh toán tiền. Xét về khả năng chiếm dụng vốn, các khoản phải thu tăng nhưng công ty vẫn là đơn vị đi chiếm dụng vốn.