Nguyên tắc cơ bản của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 26 - 28)

Nguyên tắc cơ bản nhất và cũng là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh đó là phải bảo toàn và phát triển vốn. Mục tiêu này gắn liền với tất cả các kế hoạch và chiến lược của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam những năm trước đây khi còn áp dụng cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp rất kém. Doanh nghiệp được Nhà nước cấp vốn, cấp kế hoạch sản xuất, và đầu ra cũng được Nhà nứơc lo, chính vì vậy việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là điều diễn ra thường xuyên, vốn không được sử dụng hiệu quả còn bị thất thoát. Nhà nước thường xuyên bù lỗ, cấp thêm vốn.

Chuyển sang cơ chế thị trường, doanh nghiệp được phép tự do kinh doanh, tự do hạch toán và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp mình, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy thế mạnh của mình, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thử thách. Chính vì thế mỗi doanh nghiệp phải tự đặt ra cho mình nguyên tắc: hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

Yêu cầu bảo toàn vốn chính là duy trì về giá trị của vốn, sức mua của nguồn vốn. Doanh nghiệp thường sử dụng cả hai nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và vốn huy động, nhưng kết quả được phản ánh vào nguồn vốn chủ sở hữu. Trong kinh doanh, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì phần vốn chủ sở hữu chính là phần gánh chi phí, chính vì lẽ đó nguồn vốn chủ sở hữu mới là nguồn

vốn phản ánh thực sự kết quả đạt được. Nguồn vốn chủ sở hữu mang sứ mệnh giúp doanh nghiệp có thể hình thành và tồn tại, khi mới khởi nghiệp, cũng là nguồn giúp doanh nghiệp tránh phá sản, là điểm tựa cho các quyết định đầu tư. Quy mô vốn chủ sở hữu cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng đầu tư, và tìm kiếm nguồn tài trợ. Nguồn vốn chủ sở hữu với tuỳ từng ngành nghề thì quy mô và tầm quan trọng cũng khác nhau, trong lĩnh vực kinh doanh tài chính, một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng thường có quy mô vốn chủ sở hữu rất lớn. Từ mức độ vốn chủ sở hữu này sẽ quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó, vì nó ảnh hưởng tới tỷ lệ được phép cho vay và huy động vốn của ngân hàng đó. Đây là nguyên do để thực hiện nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn.

Trong nền kinh tế thị trường, giá trị tài sản và nguồn vốn luôn luôn biến động, do vậy việc bảo toàn ở đây không có nghĩa là doanh nghiệp phải giữ nguyên giá trị về mặt tuyệt đối của tiền tệ. Mà quan trọng là doanh nghiệp cần quan tâm đến giá trị thực của các loại vốn này, hay chính là khả năng tái sản xuất của các yếu tố đầu vào. Vì vậy, nguyên tắc bảo toàn vốn đối với mỗi loại vốn cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng chu chuyển, khả năng tham gia vào quá trình sản xuất để có những cách bảo toàn khác nhau.

 Đối với vốn cố định: vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, quyết định tới yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vốn cố định có chu kỳ vận động dài hơn so với vốn lưu động, vì vậy việc thu hồi cũng chậm hơn. Hơn nữa nó luôn đối mặt với nguy cơ thất thoát và bị hao mòn vô hình. Bên cạnh đó nó không được dịch chuyển vào sản phẩm một lần như đối với vốn lưu động mà dịch chuyển từ từ. Do đó việc thu hồi cũng chậm hơn rất nhiều. Ngoài một phần nhỏ nằm trong quỹ khấu hao, thì phần còn lại đều tồn tại trong tài sản cố định. Trên lý thuyết thì vốn cố định phải được thu hồi toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu để mua sắm tài sản cố định, nhưng thực tế cho thấy việc thu hồi toàn

bộ là không thể có được do nguy cơ lạm phát và hao mòn vô hình. Vì vậy, bảo toàn vốn ở đây chính là thu hồi lượng gía trị thực của tài sản cố định.

 Đối với vốn lưu động: một đặc trưng của nó là dịch chuyển một lần vào trong sản phẩm, do đó khi sản phẩm được tiêu thụ thì sẽ thu hồi được vốn này. Trong quá trình dịch chuyển vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất, hình thái của nó luôn biến động, chuyển từ hình thái tiền tệ sang vật tư hàng hoá… những tài sản này dễ gặp rủi ro vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Bên cạnh đó, nếu như làm ăn thua lỗ, sản phẩm không thể tiêu thụ được hoặc doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, thì khả năng thất thoát rất có thể sảy ra. Cơ cấu vốn lưu động đối với mỗi ngành nghề kinh doanh là khác nhau, quy mô cũng khác nhau, để quản lý tốt doanh nghiệp cần dựa vào đặc điểm cơ cấu vốn của doanh nghiệp mình để có biện pháp hợp lý.

Bên cạnh đó có những nguyên tắc mà doanh nghiệp nên chú ý để quản lý và bảo toàn vốn tốt hơn:

- Vòng quay của vốn nên trùng với kỳ kế toán, vòng quay vốn lưu động nên trùng với chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo cho vốn lưu động được tái sản xuất giản đơn. - Xem xét bảo toàn vốn căn cứ trên chỉ số giá chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 232 (Trang 26 - 28)