thích hợp
Việc theo dõi nợ vay của Chi nhánh hiện nay hoàn toàn do các cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Cán bộ phụ trách cho vay dự án nào sẽ tiến hành theo dõi và phân loại nợ vay đối với dự án đó. Điều này cho phép Chi nhánh nắm đợc thông tin một cách đầy đủ và toàn diện hơn do cán bộ cho vay quản lý dự án từ đầu đến cuối nên nắm vững tình hình của chủ đầu t và việc thực hiện dự án. Định kỳ, Chi nhánh sẽ tiến hành rà soát phân loại nợ vay trên cơ sở thu lãi, thu gốc và báo cáo của cán bộ tín dụng phụ trách dự án. Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay, đánh giá kịp thời và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra, Chi nhánh nên có bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ tập hợp thông tin từ các cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét tình hình thực tế để tiến hành phân loại nợ vay, từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp. Trên thực tế, những dấu hiệu cho thấy một khoản d nợ có thể xảy ra rủi ro là:
- Doanh nghiệp chậm trễ trong việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình với Chi nhánh.
- Doanh nghiệp có biểu hiện trốn tránh khi cán bộ tín dụng xuống kiểm tra đơn vị.
- Hoàn trả lãi vay và nợ gốc chậm hoặc không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Khi phát sinh những biểu hiện trên, cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà đề xuất với lãnh đạo Chi nhánh hoặc trình cấp trên phơng hớng giải quyết.
- Đối với những dự án gặp khó khăn tạm thời do những biến động của tình hình thị trờng ngoài khả năng tính toán thì nên xem xét miễn giảm lãi vay đồng thời phối hợp với chủ dự án để nhanh chóng tìm phơng hớng khắc phục. Trong một số trờng hợp không nên ngừng giải ngân đối với các dự án thuộc diện này mà nên đẩy nhanh giải ngân vì tăng vốn đầu t trong giai đoạn này có thể giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Nếu không có khoản gia tăng đầu t kịp thời này, doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán và rủi ro của Chi nhánh càng lớn hơn.
- Đối với những khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan (đợc qui định cụ thể trong Qui chế cho vay) thì phối hợp với chủ đầu t hoàn thiện hồ sơ trình Quỹ trung ơng và Chính phủ xem xét khả năng gia hạn nợ hoặc khoanh nợ. Chú ý rằng những khoản nợ này sau khi đợc gia hạn hoặc khoanh nợ vẫn cần theo dõi thờng xuyên để hạn chế các rủi ro tiếp theo và thu hồi vốn kịp thời cho Chi nhánh khi có khả năng.
- Đối với những khoản nợ khó đòi mà chủ đầu t mất khả năng thanh toán do các nguyên nhân khách quan thì phối hợp với chủ đầu t lập hồ sơ trình Chính phủ xem xét xoá nợ. Trong trờng hợp này cũng cần theo sát đơn vị để thu hồi phần nào vốn vay từ tiền bồi thờng của cơ quan bảo hiểm. Bên cạnh đó, đồng thời tiến hành các thủ tục bù đắp rủi ro từ Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh.
- Đối với những khoản nợ khó đòi (sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp giãn nợ, khoanh nợ) do nguyên nhân chủ quan của chủ đầu t trớc hết cần báo cáo kịp thời với cơ quan chủ quản và cơ quan ra quyết định đầu t. Trong thời gian đó chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục cho việc phát mại tài sản hình thành bằng vốn vay hoặc tài sản thế chấp để thu hồi vốn cho Chi nhánh.