Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và Tiết kiệm bậc thang

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT.doc (Trang 40 - 42)

I. Tổng quan về NHTM

2. Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Thăng Long

2.2.3. Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và Tiết kiệm bậc thang

Với ý thức coi trọng huy động vốn từ trong dân, nhiều năm qua Ngân hàng NN & NTHT Thăng Long đã không chỉ quan tâm đến việc hình thành một mạng lưới rộng khắp mà còn rất chú ý đến quyền lợi của người gửi tiền tiết kiệm. Bên cạnh việc thường xuyên có chính sách lãi suất phù hợp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thì việc tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài thông qua hoạt động nghiệp vụ cũng góp phần không nhỏ. Nhờ đó, số lượng tiền gửi ở đây luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng

Bảng 7: Nguồn tiền gửi trung và dài hạn từ dân cư

(Đơn vị: trđ) Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 04/03 05/04 +/- % +/- % Tổng nguồn T&D hạn 2,096,177 2,640,914 2,134,889 544,737 26.0 -506,025 -19.2 TK CKH DC 562,959 454,256 421,398 -108,703 -19.3 -32,858 -7.2 Tỷ trọng 26.9% 17.2% 19.7% TK bậc thang 0 186,840 435,868 186,840 249,028 133.3 Tỷ trọng - 7.1% 20.4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003,2004,2005)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn tiền gửi trong dân cư chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn huy động. Nếu cộng cả tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm bậc thang thì chiếm tỷ trọng rất lớn. Cụ thể, năm 2003, nguồn tiền gửi trung

và dài hạn của dân cư là 562,959 trđ, chiếm tỷ trọng 26.9%. Năm 2004, nguồn này là 641,096 trđ, chiếm tỷ trọng 24.3%. Sang đến năm 2005 có sự tăng trưởng mạnh mẽ của Tiết kiệm bậc thang làm cho nguồn huy động T&D hạn từ dân cư tăng lên tới 857,257 trđ, chiếm tỷ trọng 40.1% trong tổng nguồn vốn T&D hạn của ngân hàng. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong công tác huy động vốn của chi nhánh.

Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư

Nguồn tiền gửi này có sự giảm sút qua các năm. Lần lượt là năm 2004 giảm 108.703 trđ, tốc độ giảm 19.3% so với năm 2003 trong khi tổng nguồn T&D hạn tăng 26%; năm 2005 giảm 32,858 trđ, tốc độ giảm 7.2%.

Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt do sự cạch tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, do tỉ lệ lạm phát cao nên người dân đầu tư nguồn tiền dài hạn của mình vào các lĩnh vực khác sinh lợi cao hơn, mặt khác do ngân hàng triển khai hình thức huy động Tiết kiệm bậc thang rộng lớn, có lợi cho người gửi tiền. Tuy có sự sụt giảm như vậy nhưng đây không phải là điều đáng lo ngại, bởi người dân chỉ chuyển từ hình thức tiết kiệm này sang hình thức tiết kiệm khác. Và trong ảnh hưởng chung thì tổng nguồn tiền gửi của dân cư vào ngân hàng vẫn tăng lên.

Tiết kiệm bậc thang

Đây là hình thức tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi theo thời gian gửi. Khách hàng gửi càng dài thì lãi suất được hưởng càng cao. NHNo&PTNT Việt Nam quy định thời gian cho mỗi bậc lãi suất là3 tháng, trong bậc khách hàng được hưởng lãi suất như sau:

Bậc 1: Từ khi gửi đến dưới 3 tháng, hưởng lãi suất không kỳ hạn. Bậc 2: Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, hưởng lãi suất kỳ hạn 3 tháng. Bậc 3: Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng, hưởng lãi suất kỳ hạn 6 tháng Bậc 4: Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng, hưởng lãi suất kỳ hạn 9 tháng Bậc 5: Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, hưởng lãi suất kỳ hạn 12 tháng Bậc 6: Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất tối đa bằng 110% lãi suất có kỳ hạn 12 tháng tại thời điểm rút vốn.

Chính hình thức huy động mới có lợi cho người gửi tiền, ngân hàng đã thu hút một lượng không nhỏ dân cư gửi tiền. Cụ thể, ngay năm 2004, khi ngân hàng mới bắt đầu triển khai huy động theo hình thức này đã thu hút được 186,840 trđ. Sang đến năm 205, nguồn này đã là 435,868 trđ, tăng 249,028 trđ, tốc độ tăng 133.3% so với năm 2004. Kết quả này cho thấy sự linh hoạt của chi nhánh trong việc áp dụng các hình thức huy động mới, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong sản phẩm của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT.doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w