Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT.doc (Trang 38 - 40)

I. Tổng quan về NHTM

2. Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Thăng Long

2.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế

Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một khoảng thời gian xác định, hay do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh mà các tổ chức kinh tế có thu nhập tạm thời nhàn rỗi. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu nhập cho người gửi tiền, Ngân hàng đã đưa ra hình thức gửi tiền có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn

được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn. Thời gian khách hàng gửi tiền vào càng dài thì lãi suất được hưởng sẽ càng cao.

Bảng 6: Cơ cấu TG CKH TCKT trong tổng nguồn T&D hạn

(Đơn vị : trđ) Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 04/03 05/04 +/- % +/- % TG CKH TCKT 10,457 291,738 175,452 281,281 2689.9 -116,286 -39.9 Tổng nguồn T&D hạn 2,096,177 2,640,914 2,134,889 544,737 26.0 -506,025 -19.2 Tỷ trọng 0.5% 11.1% 8.21% 51.63% 23%

(Nguồn : Báo cáo tình hình huy động vốn qua các năm)

Xét về mặt tỷ trọng nguồn tiền gửi CKH của tổ chức kinh tế đã có sự chuyển biến rõ rệt qua các năm. Đặc biệt là từ năm 2003 sang đến năm 2004, nguồn này đã có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2003, nguồn tiền gửi này chỉ đạt 10,457 trđ, chiếm tỷ trọng 0.5% , nhưng đến năm 2004, chỉ tiêu này là 291,738 trđ, chiếm tỷ trọng 11.1% trong tổng nguồn. Sang đến năm 2005, đứng trước sự cạch tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong huy động vốn nên tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế có sự giảm sút. Ngân hàng huy động được 175,452 trđ, chiếm tỷ trọng 8.21% trong tổng nguồn T&D hạn. Ta có thể thấy được sự tương quan cụ thể giữa các năm qua các chỉ tiêu về mức tăng giảm và tốc độ tăng giảm:

+ Năm 2004, nguồn tiền gửi này đã tăng 281,281 trđ, tốc độ tăng 2689,9% so với năm 2003. Và trong sự tăng lên của tổng nguồn vốn T&D hạn thì nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 51.63%. Có được kết quả này có thể thấy được thành công trong chiến lược quảng bá thương hiệu của ngân hàng, trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp đã gửi niềm tin vào ngân hàng để ngân hàng sử dụng số tiền đó mang lại thu nhập cho doanh nghiệp.

+ Sang đến năm 2005, tình hình lạm phát tăng cao ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Lượng tiền gửi này giảm đi 116,286 trđ, tốc độ giảm 39.9%. Trong sự sụt giảm của tổng nguồn T&D hạn thì

nguồn này chiếm 23%. Những số liệu trên đã chứng tỏ vai trò quan trọng của nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế đối với Ngân hàng. Bên cạnh tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn huy động được của ngân hàng thì nguồn tiền gửi này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn T&D hạn. Do đó, ngân hàng cần có chiến lược thu hút các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, thuận tiện cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT.doc (Trang 38 - 40)