Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT.doc (Trang 37 - 38)

I. Tổng quan về NHTM

2. Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Thăng Long

2.2.1. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng

TG CKH TCTD nhằm mục đích thanh toán trong dài hạn và tìm kiếm khả năng sinh lời giữa các tổ chức tín dụng, các ngân hàng khác có tài khoản tiền gửi tại NHNo Thăng Long.

Bảng 5: Sự biến động của TG CKH TCTD qua các tháng năm 2005.

(Đơn vị : trđ)

Chỉ tiêu Tháng 2 Tháng 4 Tháng 6 Tháng 8 Tháng 10 Tháng 12 TG CKH

TCTD 406,166 36,427 8,581 8,581 8,581 0

Các số liệu trên đã cho thấy những biến động lớn về tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng tại Chi nhánh qua các tháng của năm 2005. Tháng 2, lượng số dư tiền gửi lớn là 406,166 trđ do sự chuyển tiếp các nguồn tiền gửi chưa đáo hạn của năm 2004 chuyển sang. Do dó có thể nói những tháng đầu năm là thời điểm mà lượng tiền gửi trung hạn của các tổ chức tín dụng là lớn nhất. Lượng tiền gửi này sẽ giảm dần vào những tháng cuối năm khi mà những khoản tiền gửi trước đã đến ngày đáo hạn. Thông thường thì nguồn này sẽ được bổ sung bằng các khoản tiền gửi mới.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy một thực trạng bất cập là số dư nguồn tiền gửi này không hề có sự biến động vào các tháng 6, tháng 8 và tháng 10. Điều đó cho thấy sự khan hiếm các nguồn tiền gửi trung hạn vào các tháng cuối năm, khi mà nhu cầu cho vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng là rất lớn. Và khi các khoản tiền gửi này được các tổ chức tín dụng rút hết thì số dư tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng là bằng 0. Đứng trước thực trạng này, khi mà ngân hàng mất đi một lượng tiền gửi trung hạn lớn trong thời điểm nhu cầu về tiền vay rất cao vào các tháng cuối năm đã gây sức ép rất lớn cho ngân hàng trong việc huy động các nguồn khác để bù đắp.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT.doc (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w