I. Tổng quan về NHTM
1. Tổng quan về NHNo&PTNT Thăng long
1.3. Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2005
Những mặt đã đạt được:
Chi nhánh Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước hạng 1, là một trong những chi nhánh lớn nhất của hệ thống NHNo&PTNT VN có trụ sở tại Hà Nội với 20 chi nhánh trực thuộc tại địa bàn thủ đô, và quản lý gần 10.000 tỷ đồng nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn. Thăng Long là chi nhánh đi đầu trong việc phát triển dịch vụ, trong đó hướng tới sự thịnh vượng an toàn của khách hàng là phương châm hoạt động hàng đầu của chi nhánh
Thăng Long... bởi điều quan trọng xuất phát từ quan điểm suy nghĩ khách hàng là thượng đế thực sự, khách hàng vừa là bạn hàng, vừa là ân nhân của ngân hàng... không có khách hàng thì không thể tồn tại một ngân hàng...
Từ suy nghĩ đúng đắn đến hành động đúng. Thời gian qua, hoạt động của chi nhánh NHNN Thăng Long đã đem lại kết quả đáng khích lệ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế thủ đô nói chung, hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Đối tượng khách hàng đầu tư vốn của chi nhánh Thăng Long là tất cả khách hàng hoạt động kinh doanh trong các thành phần kinh tế, cơ cấu khách hàng cũng đã dần dần thay đổi qua hàng năm. Kinh tế hộ sản xuất và các doanh nghiệp (DN) tư nhân chỉ chiếm 5% trong tổng dư nợ năm 2000, nhưng đã chiếm tới 40% trong tổng dư nợ năm 2003, trong đó rất nhiều DN trẻ. Đặc biệt việc ưu đãi trong hoạt động tín dụng không phân biệt thành phần kinh tế, tất cả các quy định về đối tượng ưu đãi của NHNo&PTNT VN đều áp dụng chung cho tất cả khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín trong hoạt động tín dụng, thanh toán. Đây là một quan điểm kinh doanh mới của hệ thống NH NN và PTNT VN.
Thời gian tới, Chi nhánh Thăng Long sẽ tập trung vào một số hoạt động lớn là: làm đầu mối thu hút nguồn vốn các dự án của các tổ chức tiền tệ trên thế giới đầu tư cho DN trẻ Hà Nội đối tượng đầu tư là các dự án có hiệu quả kinh tế và xã hội, chú ý các dự án trọng điểm góp phần tháo gỡ những điểm nóng về kinh tế xã hội tại địa bàn thủ đô, nằm trong lộ trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô, ưu tiên cho những dự án sáng tạo, hiệu quả và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động (tháng 10/2004 chi nhánh đã tiếp cận, thu hút được 300 tỷ đồng nguồn vốn của EU đầu tư vào DN VN, Chi nhánh Thăng Long sẽ dành riêng cho Hà Nội).
Không ngừng mở rộng dịch vụ NH, làm tổ công tác phục vụ khách hàng, thực hiện ngày càng nhiều hoạt động cho vay tại nhà khách hàng, huy động vốn tại nhà đối với những khoản tiền lớn từ 200 triệu trở lên, tiếp tục mở rộng mạng lới phục vụ người dân và DN thủ đô theo chiến lược kinh doanh của
NHNo VN phương châm hoạt động của Chi nhánh Thăng Long trong quan hệ đối với khách hàng là "dễ đến khó đi" tạo ra mối quan hệ mật thiết giúp đỡ bạn hàng. Về mạng lưới, những nơi tập trung dân cư đông đúc, những đường phố lớn, những khu chúng cư, đô thị đều có Chi nhánh Thăng Long. Tại trụ sở 04 Phạm Ngọc Thạch sẽ hình thành một "siêu thị dịch vụ Ngân hàng" với đầy đủ các dịch vụ về tài chính - ngân hàng trên thế giới, như dịch vụ cho thuê két sắt giữ hộ tài sản, giấy tờ có giá; dịch vụ đại lý chứng khoán, đại lý mua bán nợ, đại lý cho thuê tài chính, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ trung gian môi giới tư vấn bất động sản, dịch vụ thẻ...
Chi nhánh đã triển khai tốt các nội dung đề án cơ cấu lại ngân hàng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Mạng lưới hoạt động tiếp tục được củng cố và tăng cường; tiếp tục thực hiện khoán tài chính cho các chi nhánh trực thuộc; phân quyền phán quyết cho vay đối với các chức danh Phó giám đốc chi nhánh Thăng Long, Giám đốc các chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch trực thuộc.
Tích cực cơ cấu lại nợ xấu, lành mạnh hoá tài chính. Năm 2005 đã trích rủi 9,1 tỷ đồng và xử lý rủi ro được 23 tỷ đồng.
Thực hiện và vận dụng đa dạng các hình thức huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, đặc biệt là Ngân hàng đã thực hiện huy động nguồn vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu đã tạo ra một thị trường thu hút vốn rộng lớn. Việc tiếp thị, thu hút nguồn từ các bộ, nghành, các doanh nghiệp lớn được quan tâm.
Những mặt còn hạn chế.
Nguồn vốn đã có sự giảm sút, đặc biệt là Tiền gửi của tổ chức tín dụng và tiền vay.
Tỷ trọng thu ngoài tín dụng trên tổng thu nhập ròng còn thấp, nguồn thu chủ yếu vẫn từ tín dụng nên rủi ro cao.
Chất lượng cán bộ chưa đảm bảo cho yêu cầu hội nhập (cả trình độ và kinh nghiệm thực tế, phong cách làm việc, giao dịch chưa theo kịp xu thế mới).
Cùng với cả nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam và NHNo&PTNT