C Không mở rộng tín dụng, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo.
Chương II: Thực trạng hoạt động chấmđiểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp ở Ngân hàng Công thương Ba Đình
2.3/ Thực trạng chấmđiểm tín dụng và xếp hạng doanhnghiệp tại Ngân hàng Công thương Ba Đình
hàng Công thương Ba Đình
Trước năm 2005, cả hệ thống NHCT Việt Nam chưa tiến hành công tàc này, nhưng sang đến năm 2005, cùng với việc NHCT Việt Nam ban hành Sổ tay tín dụng thì phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đã được áp dụng từ đó đến nay. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu sơ lược về thực trạng công tác này tại đơn vị.
2.3.1/ Điều kiện để ứng dụng phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
NHCT Ba Đình tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp căn cứ vào nội dung hướng dẫn trong Sổ tay tín dụng do NHCT Việt Nam ban hành theo quyết định số 163/QĐ – HĐTD- NHCT ngày 29/09/2004.
* Điều kiện về thông tin: Để tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, nhất thiết phải thu thập thông tin. Thu thập thông tin mặc dù là bước đầu tiên của quá trình song lại đặc biệt quan trọng. Chất lượng thông tin thu thập được quyết định đến kết quả của, đến tính chính xác của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. NHCT Ba Đình rất tích cực thu thập thông tin về khách hàng, và các thông tin đó là:
- Hồ sơ vay vốn của khách hàng
Khách hàng đến NHCTBĐ vay vốn thường phải nộp các giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất. Thường là: Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì vẫn còn một số doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ. Như chúng ta đã tìm hiểu ở Chương I, các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp luôn có quan hệ mật thiết với nhau, giải thích và làm rõ cho nhau, việc thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động chấm điểm sau này. Bởi lẽ, các số liệu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới là dòng tiền thực sự đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp trong kỳ nó thể hiện một cách chính xác các nhu cầu tài chính, nguổntả nợ, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng như các chính sách tín dụng thương mại mà DN đang được hưởng và đang áp dụng cho bạn hàng. BCLCTT giải thích cho các số liệu trên bảng cân đối kế toán và là cơ sở để đối chiếu với các báo cáo kết quả kinh doanh, xác định chênh lệch giữa thu và thực thu, chi và thực chi, lợi nhuận kế toán và lợi nhuận bằng tiền. Không có báo cáo này, cán bộ tín dụng sẽ mất nhiều thời gian để xác minh lại tính trung thực của báo cáo, sử dụng thêm nhiều nghiệp vụ khác bên ngoài để kiểm tra tính logíc, chính xác của số liệu kế toán mới có thể nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp. Việc thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ làm cho công việc chấm điểm khó khăn hơn bỡi lẽ, cán bộ tín dụng sẽ không thể chấm điểm một số chỉ tiêu của doanh nghiệp như: xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động. Khi đó buộc cán bộ tín dụng phải chấm điểm 0 cho các chỉ tiêu này. Điều này sẽ không phản ánh chính xác thực trạng của doanh nghiệp nên ảnh hưởng tới chất lượng của công tác chấm điểm tín dụng.
Mặt khác, thông tin báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp chưa đầy đủ cho chấm điểm tín dụng. Cụ thể: theo chuẩn mực kế toán số 16 qui định rõ trong báo cáo KQKD có trình bày chỉ tiêu “ chi phí lãi vay”. Nhưng đây là qui định mới của kế toán Việt Nam nên hệ thống các báo cáo tài chính trước năm 2004 không trình bày chỉ tiêu chi phí lãi vay này, đến 2004 một số doanh nghiệp vẫn chưa cập nhật. Điều này đã gây nhiều khó
khăn cho cán bộ chấm điểm khi chấm chỉ số thanh toán lãi vay ( lợi nhuận trước thuế+ chi phí lãi vay/ chi phí trả lãi vay). Do đó cán bộ tín dụng của NH phải tốn nhiều thời gian để có được thông tin này, bằng cách: yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bổ sung số liệu chi phí lãi vay, hoặc thậm chí đến tận doanh nghiệp để thu thập thông tin này. Thêm vào đó, hầu hết các số liệu kế toán của doanh nghiệp đều chưa qua kiểm toán nên mất nhiều thời gian để xem xét hơn và làm giảm độ tin cậy của kết quả xếp hạng doanh nghiệp. - Thông tin lưu trữ tại ngân hàng
NHCTBĐ lưu trữ thông tin về khách hàng tại các Phòng ban sau: +Phòng tín dụng ( mà theo chương trình hiện đại hoá gọi là phòng khách hàng số 1, phòng khách hàng số 2, phòng khách hàng cá nhân) lưu trữ đầy đủ thông tin về tình hình dư nợ, cho vay, thu nợ của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, tiến trình thực hiện phương án kinh doanh…
+Phòng kế toán: với nhiệm vụ thu lãi, gốc và giải ngân cho khách hàng vay vốn căn cứ theo khế ước, thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh… cho khách hàng mà phòng kế toán lưu trữ nguồn thông tin rất phong phú về khách hàng trong cả quan hệ tín dụng và phi tín dụng. Có thể nói nguồn thông tin tại phòng kế toán đã cung cấp đắc lực cho cán bộ tín dụng trong công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp.
+Phòng tổng hợp tiếp thị: tổng hợp số liệu của NHCTBĐ trên các mặt huy động vốn, sử dụng vốn, doanh thu, chi phí, và lợi nhuận
Có thể thấy, thông tin lưu trữ tại NHCTBĐ khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên còn tản mạn và không tập trung, thiếu một hệ thống đồng bộ lưu trữ tất cả các thông tin về khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến thời gian thu thập thông tin của cán bộ tín dụng, từ đó làm chậm tiến độ đưa quyết định cho vay của ngân hàng. Mà hiện nay, thời gian trong cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên quan trọng, khi mà nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, và ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với những thử thách cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khác. Do đó vấn đề lưu trữ thông tin cần được quan tâm hơn nữa để ngân hàng có thể phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng
Việc phỏng vấn, tiếp xúc khách hàng, thăm quan nhà xưởng, kho hàng của doanh nghiệp cũng giúp cho cán bộ tín dụng tìm hiểu tính thực tiễn của DN. Tuy nhiên công tác này tại chi nhánh NHCTBĐ cũng như nhiều chi nhánh khác trong hệ thống chưa được tiến hành thường xuyên, thường manh tính định ký, và có báo trước cho khách hàng nên có thể xảy ra tình trạng dàn dựng chuẩn bị, làm sai lệch thông tin và những đánh giá của ngân hàng. - Các nguồn thông tin khác:
Bên cạnh các nguồn thông tin trên, các cán bộ tín dụng tại NHCT Ba Đình còn thu thập thông tin trên báo chí, phương tiện truyền thanh và truyền hình, cán bộ đồng nghiệp. Tuy nhiên chỉ có một số bộ phận cán bộ là tích cực thu thập thông tin từ nguồn này, còn chủ yếu là chưa khai thác tốt nguồn thông tin này để nâng cao độ chính xác của kết quả chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp. NHCTBĐ đã tham gia cung cấp thông tin cho CIC và có thể truy cập vào mạng CIC để khai thác nhưng việc đó chưa được tiến hành tại ngân hàng, hoặc còn rất ít. Đây là một hạn chế của ngân hàng trong việc để phí một nguồn thông tin có độ tin cậy cao.
Như vậy, thông tin mà NHCTBĐ thu thập được không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng cung cấp mà đã có tính đa dạng phong phú hơn song vẫn chưa nhiều, chưa tập trung mà chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính ( mà hầu như không được kiểm toán) nên độ tin cậy chưa cao, đảm bảo được 2 trong 3 yếu tố yêu cầu của thông tin. Do đó khi có ít thông tin thì cán bộ tín dụng khó kiểm chứng để xác minh tính chính xác của từng nguồn thông tin, gây nên tình trạng mất nhiều công sức và thời gian.
* Điều kiện về cơ sở vật chất:Mặc dù hiện nay, cơ sở vật chất của chi nhánh NHCT Ba Đình là khá khang trang hiện đại song đối với công tác này, chi nhánh chưa có phầm mềm tin học chấm điểm tự động. Can bộ tín dụng vẫn chấm điểm dưới hình thức thủ công.
* Điều kiện về nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ tín dụng tại NHCT Ba Đình với ưu điểm là đông đảo, có các cán bộ có thâm niên cao, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nhưng đồng thời có bộ phận trẻ năng động,sáng tạo. tuy
nhiên do phương pháp chấm điểm tín dụng mới được áp dụng trong toàn hệ thống nên việc chấm điểm tín dụng còn nhiều bỡ ngỡ và hạn chế.