C Không mở rộng tín dụng, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo.
Chương II: Thực trạng hoạt động chấmđiểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp ở Ngân hàng Công thương Ba Đình
2.2/ Tình hình hoạt động trong thời gian gần đây
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005.
Trong năm 2005 tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều bất ổn, làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tuy vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt
mắc tăng trưởng cao 8,4%. Song bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khănm hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm tái phát trên phạm vi rộng, sức ép tăng giá bán nhiều loại vật tư, hàng hoá trong nước đặc biệt là những mặt hàng quan trọng như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thép, than, xăng dầu… đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Một số ngành hiệu quả sản xuất kinh doanh có dấu hiệu giảm sút, xuất hiện tình trạng khó khăn về tài chính, ngành giao thông còn xảy ra tình trạng nợ đọng các dự án, các ngành như sản xuất vật liệu xây dựng, gạch ốp lát còn nợ đọng vì không tiêu thụ được hàng tồn kho…Tất cả đều ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của NHCTBĐ trong năm 2005. Đến tháng 9 năm 2005 tình hình tín dụng của Chi nhánh đã xuất hiện nhiều nợ xấu có tỷ lệ cao, số phải trích rủi ro lớn, có nguy cơ kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên với sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh, được sự chỉ sát sao của Ban lãnh đạo NHCTVN nên chỉ trong quí IV năm 2005 tình hình kinh doanh ủa Chi nhánh đã có chuyển biến rõ rệt, nợ gia hạn và nợ xấu giảm, tỷ lệ cho vay có TSĐB tăng cao nên kết thúc năm 2005 kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu kế hoạch, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận vượt 6,7%, thu nhập của người lao động được cải thiện. Chi nhánh được xếp loại tiên tiến trong hệ thống NHCTVN. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những hoạt động chính của Chi nhánh trong năm 2005 vừa qua.
2.2.1/ Hoạt động huy động vốn
Đến 31/12/2005 tổng nguồnvốn huy động đạt 4164 tỷ, tăng 14,43% so với cuối năm 2004 trong đó huy động vốn VND 3469 tỷ, tăng 16,25%, huy động ngoại tệ qui đổi NVD 695 tỷ, tăng 6,1%.
Về cơ cấu vốn: huy động từ tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác là 2050 tỷ, so với năm 2004 tăng 244 tỷ hay 13,5%; huy động tiền gửi dân cư là 2114 tỷ tăng 281 tỷ, hay 15, 33% so với năm 2004.
Nhìn chung trong mấy năm gần đây, tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh đều đạt mức trên 14%. Đó là sự cố gắng của toàn Chi nhánh trong
việc triển khai các hoạt động huy động vốn, từ việc hoàn thiện các chính sách tiép thị khách hàng có nguồntiền gửi lớn, các dự án có nhận vốn của các Tổ chức quốc tế đến công tác vận động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi, với nhiều hình thức phong phú đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoạt trong khu vực tiền gửi dân cư.
2.2.2/ Hoạt động tín dụng
2.2.2.1/ Dư nợ cho vay: Đến 31/12/2005 tổng dư nợ cho vay đạt 2816 tỷ so với dư nợ cuối năm 2004 tăng 922 tỷ hay 48,7%, trong đó dư nợ VND 1950 tỷ, tăng 641 tỷ hay 48,96%, dư nợ ngoại tệ qui đổi VND 866 ty, tăng 281 tỷ hay 48,03%.
Mức dư nợ tăng cao hơn so với đầu năm 2005 chủ yếu do Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh về vay vốn tại Chi nhánh như Công ty cổ phần VILEXIM vay 25 tỷ, VINAFOOD 665 tỷ… đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của các DN vay vốn. Những Dn yếu kém đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn và gia hạn nợ, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Do vậ tình hình dư nợ của Chi nhánh đến cuối năm đã có nhiều chuyển biến tốt.
2.2.2.2/ Chất lượng tín dụng:
a/ Dư nợ xấu: tình hình nợ đọng trong ngành xây dựng cơ bản đã tác động lớn đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh, một số doanh nghiệp xây dựng trong ngành GTVT, xây dựng công nghiệp, y tế không được thanh toán vốn kịp thời, do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến phải gia hạn nợ hoặc phải chuyển sang nợ xấu, nợ xấu gia tăng lớn vào những thán cuối quí III/2005.
Với sự chỉ đạo sát sao và bám sát từng khoản thu của doanh nghiệp để thu nợ, nợ xấu đến 21/12/2005 chỉ còn 77.361 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,75% trên tổng dư nợ, xử lý rủi ro 53.865 triệu đồng.
B/ Nợ gia hạn và nợ quá hạn: một số mặt hàng phân bón, sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm, nợ đọng vốn trong đầu tư XDCB kéo dài, nên đã phát sinh gia hạn nợ và nợ quá hạn cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỷ đồng, số tiền phải trích dự phòng rủi ro lêm trên 112 tỷ đồng.
Trước tình hình trên, Chi nhánh đã tiến hành phân tích từng khoản nợ xấu, đưa ra các biện pháp cụ thể trong từng đơn vị đẻ khắc phục, đồng thời phân công rõ trách nhiệm thu nợ cho từng cán bộ, nên trong quí IV năm 2005 chất lượng tín dụng đã có chuyển biến rõ rệt. Đến 31/12/2005 sau khi xử lý rủi ro, nợ gia hạn và nợ quá hạn chỉ còn 65 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 19,6 tỷ đồng.
2.2.3/ Tình hình thu nợ tồn đọng và thu nợ đã được xử lý rủi ro
Đây là các khoản nợ phát sinh từ năm 2001 nhiều đơn vị vay vốn đã không còn tồn tại, những đơn vị còn đang hoạt động hầu hết vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất kinh doanh yếu kém và chưa chuyển đổi được sang hình thức sở hữu mới không có tiền trả nợ, nợ đọng có tài sản đảm bảo cơ quan thi hành án không thực hiẹne xử lý được… nên việc thu nợ rất hạn chế, chỉ thu được 103 triệu đồng, bằng 3,3% kế hoạch được giao.
2.2.4/ Hoạt động tài trợ thương mại
2.2.4.1/ Thanh toán quốc tế : Tổng giá trị thanh toán hàng xuất nhập khẩu 1061 món đạt 159,009,733 USD, tăng 20,8% so với năm 2004, trong đó thanh toán hàng nhập món 1890 món, đạt 153,001,137 USD tăng 325 so với năm 2004.
2.2.4.2/ Nghiệp vụ bảo lãnh: năm 2005 phát hành 1374 món, với trị giá 308 tỷ đồng. Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng, so với cuối năm 2004 giảm 74 tỷ đồng, nguyên nhân do Chính phủ hạn chế và giảm dần mức tín dụng với một số doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải và xây dựng.
2.2.4.3/ Kinh doanh ngoại tệ: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 493.370.638 USD, tăng 220.116.762 USD bằng 180,555 so với năm trước, chênh lệch mua bán đạt 1.357 triệu đồng.
2.2.5/ Các hoạt động dịch vụ và các công tác khác
2.2.5.1/ Hoạt động kế toán thanh toán: Với khối lượng khách hàng giao dịch ngày càng lớn, để phục vụ khách hàng được thuận lời, nhanh chónh, Chi nhánh đã thiết lập thêm 7 cửa giao dịch, nâng số cửa giao dịch lên 12 cửa, đồng thời bố tríđủ cán bộ đáp ứng được yêu cầu thanh toán theo chương
trình hiện đại hoá, với khối lượng thanh toán trên 36.916 tỷ VNĐ và 212,90 triệu USD, bao gồm 227.435 món trong đó có 136.515 món thanh toán không dùng tiền mặt 28.810 tỷ VNĐ.
2.2.5.2/ Phát triển dịch vụ thẻ điện tử: Đến ngày 31/12/2005 Chi nhánh đã phát hành đợpc 3.142 thẻ ATM và 25 thẻ VISA/MASTER card, lắp được 11 máy thanh toán the riêng trong năm 2005 pháp hành được 1438 thẻ, đạt 119,8% so với kế hoạch được giao, trong đó có 1413 thẻ ATM.
2.2.5.3/ Công tác quản lý kho quĩ : Doanh số thu chi tiền mặt cả nam đạt 11.050 tỷ đồng và 226.050.113 USD. Phát hiện và thu giữ 245 tờ tiền giả tổng mệnh giá 21 triệu đồng, trả lại tiền thừa cho khách hàng: 460 món với 477,5 triệu đồng, trong đó VNĐ có món cao nhất lên tới 50 triệu đồng, ngoại tệ có món cao nhất là 1000 USD. Kho quĩ trong năm 2005 được đảm bảo an toàn tài sản tuyệt đối.
2.2.5.4/ Công tác kiểm tra kiểm soát : Thực hiện nghiêm túc các qui chế, qui trình nghiệp vụ của NHNN và NHCTVN nên nhìn chung không có sai sót lớn, kịp thời chỉnh sửa những sai sót trong các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, tiết kiệm… sau kiểm tra của các đoàn thanh tra NHNN, kiểm tra của NHCTVN.
2.2.5.5/ Công tác tổ chức, phát triển mạng lưới: Tuy mới được thành lập từ 01/06/2005, lại hoạt động trên địa bàn đang đô thị hoá, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn Phòng giao dịch Tây Hồ đã đi vào nề nếp, có những kết quả khả quan: vốn huy động được 26.219 triệu đồng, dư nợ cho vay 36.080 triệu đồng, các hoạt độnh dịch vụ về chuyển tiền, thanh toán mua bán ngoại tệ cũng có kết quả khả quan. Ngoài ra Chi nhánh đang đề nghị NHCTVN cho thiết kế Điểm giao dịch mẫu sớm đi vào hoạt động tại Quỹ tiết kiệm 26 số 80 Quán Thánh. Mặt khác cuối năm 2005 đã thành lập Tổ thẻ tách từ Phòng THTT, hoạt động trưc thuộc Ban giám đốc chi nhánh, tiến tới thành lập đề án đề nghị NHCTVN trong năm 2006 duyệt cho thành lập Phòng thẻ và dịch vụ thanh toán điện tử.
2.2.5.6/ Hoạt động đoàn thể: bên cạnh công tác chuyên môn, chi nhánh NHCTBĐ còn tổ chức các hoạt động Đoàn thể rất sôi nổi đạt kết quả cao
như hoạt động của Công Đoàn, Đoàn thanh niên. Các hoạt động này đều được cấp trên đánh giá cao, và đã tặng thưởng nhiều danh hiệu suất sắc.
2.2.6/ Kết quả tài chính
Với sự cố gắng phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHCT Ba Đình, đã mức lợi nhuận 90.681 triệu đồng, vượt 5.681 triệu đồng so với kế hoạch được giao, trích lập dự phòng rủi ro 32.899 triệu đồng đủ chỉ tiêu kế hoạch được giao, thu nhập người lao động được tăng lên rõ rệt, tạo đà phấn khởi để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2006.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu khái quát về các hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình, để thấy rõ được tình hình mọi mặt của NH. Sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại chi nhánh- chủ đề chính của chuyên đề này!