Tiền và các khoản tương đương tiền/ Vốn CSH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”. (Trang 31 - 34)

- Khai thác than, VLXD( cát đá…) dầu khí

5 Tiền và các khoản tương đương tiền/ Vốn CSH

đương tiền/ Vốn CSH

>2 >1.5 >1 >0.5 Gần bằng 0

1.5.5.2/ Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý Đây là một trong những tiêu chí mà ngân hàng rất khó đánh giá doanh nghiệp song năng lực quản lý lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ cho sức mạnh tín dụng của khách vay. Khi có những tình huống bất ngờ xảy đến, đó là lúc mà khả năng của nhà quản lý được xem xét dưới góc độ đưa ra những đối sách thích hợp nhằm duy trì hoạt động của DN. Việc đánh giá kinh nghiệm của ban quản lý DN, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án tài chính có ảnh hưởng đến sức mạnh tín dụng trong dài hạn của DN như thế nào cũng là cần thiết. Trên cơ sở đã tìm hiểu kỹ các thông tin trên, cán bộ chấm điểm tín dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan về chất lượng quản lý của DN, hỗ trợ cho họ ra những quyết định tài trợ. Việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm quản lý của DN thường được dựa vào một số tiêu chí sau:

* Đánh giá về ban quản lý doanh nghiệp

BQL doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi DN. Người lãnh đạo có tiếng nói quan trọng, là người đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại hay suy vong của DN. Do đó khi đánh

giá về BQL DN, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá về kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành DN đo, đánh giá kinh nghiệm, những thành công và cả những thất bại của họ.

* Đánh giá về môi trường kiểm soát nội bộ

Đi đôi với công tác lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, thì việc kiểm tra, kiếm soát nội bộ thường xuyên là rất cần thiết. Bởi các chính sách điều hành cua ban lãnh đạo có tốt đến đâu, nhưng không được thường xuyên theo dõi sát sao để hướng dẫn, giám sát việc triển khai, thi hành thì sẽ đạt hiệu quả không cao, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng đi ngược lại chủ trương mong muốn của BLĐ. Mặt khác, kiểm tra, kiểm soát nội bộ là cơ hội tốt để trao đổi kinh nghiệm, thông tin 2 chiều, kiểm nghiệm tính thực tiễn của các chính sách đã đề ra, trên cơ sở đó điều chỉnh cho phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành quản lý. Vì thế, một doanh nghiệp mà môi trường kiểm soát nội bộ được xây dựng, ghi chép và kiểm tra thường xuyên sẽ đạt điểm tín dụng cao hơn so với các DN có hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ.

* Đánh giá về tính khả thi của dự án kinh doanh và dự toán tài chính

Hiện nay, các dự án của DN cần phải thoả mãn rất nhiều các yêu cầu, đó chính là hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. Hiệu quả tài chính chúng ta đã biết, đó là phải có lợi nhuận, còn hiệu quả xã hội đó là phải có tác động tích cực đến cho con người, như không được làm ô nhiễm môi trường… thêm vào đó, các dự án phải chiến thắng được trong cạnh tranh. Do đó, các ngân hàng cần phải xem xét tính khả thi của dự án mà DN chuẩn bị triển khai.

Như vậy, trên cơ sở các tiêu chí cơ bản đã nêu, khả năng quản lý và kinh nghiệm của doanh nghiệp được phân chia thành 5 hạng để chấm điểm là:

Hạng 1: DN ở hạng này phải được lãnh đạo bởi một tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc có ít nhất 20 năm kinh nghiệm trong ngành và lĩnh vực kinh doanh cảu phương án xin cấp tín dụng, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động điều hành. Ngoài ra, ban lãnh đạo phải có những thành tựu cụ thể trong ngành và lĩnh vực kinh doanh

trong vốn vay. Đặc biệt dự án kinh doanh phải rõ ràng cụ thể với các dự toàn tài chính cẩn trọng và có cơ sở. Mức xếp hạng này được dành cho DN có môi trường kiểm soát nội bộ thường xuyên liên tục.

Hạng 2: DN xếp hạng 2 là những DN có TGĐ hoặc Phó TGĐ có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án xin cấp tín dụng, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong hoạt động điều hành. Ngoài ra, BLĐ phải thể hiện là có tiềm năng thành công trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của dự án vay vốn. Đặc biệt dự án kinh doanh và các dự toán tài chính tương đối cụ thể rõ ràng. Mức xếp hạng này được dành cho các DN đã thiết lập môi trường kiểm soát nội bộ một cách chính thống.

Hạng 3: dành cho các DN có TGĐ hoặc Phó TGĐ có hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, và hơn 2 năm trong lĩnh vực quản lý DN. Những thành tựu của BLĐ là rất ít, thậm chí không có. Dự án kinh doanh và cá dự toán tài chính không rõ ràng như hạng 2. Môi trường kiểm soát nội bộ có tồn tại nhưng không chính thống và chưa xây dựng qui chế bằng văn bản cụ thể.

Hạng 4: dành cho các DN có TGĐ mà khả năng quản lý chưa được xác định rõ ràng ( chỉ có hơn 1 năm kinh nghiệm trong quản lý dự án và điều hành). Ngoài ra, trong quá khứ ban điều hành DN đã có những thất bại trong trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của dự án xin cấp tín dụng. Chỉ có một trong hai: phương án SXKD hoặc dự toán tài chính. Môi trường kiểm soát nội bộ cũng biểu hiện nhiều hạn chế. Với mức xếp hạng này ngân hàng sẽ không thể cấp tín dụng cho DN đối với những khoản vay mới hoặc tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ nếu đã cho vay.

Hạng 5: dành cho DN được lãnh đạo bởi một TGĐ không có kinh nghiệm. BLĐ đã gặp phải những thất bại không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh của dự án xin vay mà cả trong công tác quản lý nói chung. Không có cả phương án kinh doanh lẫn dự toàn tài chính. DN xếp hạng này sẽ không được ngân hàng cấp tín dụng.

Để hiểu rõ hơn chúng ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 1.13: Chấm điểm đối với năng lực và kinh nghiệm quản lý của DN

Stt Điểm chuẩn 20 16 12 8 4

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”. (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w