Số dư tiền gửi trung bình hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”. (Trang 38 - 41)

- Khai thác than, VLXD( cát đá…) dầu khí

9 Số dư tiền gửi trung bình hàng

trung bình hàng tháng tại NH > 100 tỷ VND 60- 100 tỷ 30- 60 tỷ 10- 30 tỷ < 10 tỷ 10 Số lượng NH khác mà DN đang quan hệ Không có NH nào khác 1 2-3 4-5 > 5

1.5.5.4/ Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh

Khi xem xét đến hoạt động SXKD của DN ta không thể bỏ qua không xét đến môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. Giữa Dn và môi trường kinh doanh bên ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ là điều kiện tốt thúcđẩy doanh nghiệp phát triển, nhưng ngược lại môi trường kinh doanh khó khăn sẽ cản trở, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì thế trong hệ thống chấm điểm tín dụng tiêu chí này thường được quan tâm với các tiêu chí sau:

* Triển vọng ngành:

Một ngành tăng trưởng và phát triển mạnh có thể đem lại cho các doanh nghiệp trong ngành những cơ hội thuận lợi. Những cơ hội này thể hiện ở tiềm năng mở rộng thị trường, khả năng cải tiến vị thế doanh nghiệp… Tuy nhiên triển vọng ngành lại có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh doanh nên khi chấm điểm chỉ tiêu này chúng ta cần quan tâm đến sự nhạy cảm của ngành với chu kỳ kinh tế.

DN có được biết đến về thương hiệu của mình hoặc thương hiệu của sản phẩm do mình sản xuất ra hay không là một chỉ tiêu phi tài chính quan trọng. Nếu thương hiệu của DN nổi tiếng trên toàn cầu, có nghĩa là sản phẩm của DN được nhiều người tiêu dùng và ưa chuộng, doanh số bán cao tỷ lệ với lợi nhuận cao nên khả năng hoàn trả món vay lớn. Ngược lại một DN chưa được biết đến trên thị trường thì sẽ có ít cơ sở để tin tưởng rằng DN thành công trong kinh doanh và trả nợ đầy đủ đúng hạn cho NH.

* Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Môi trường KD là tất cả các yếu tốt đa dạng xung quan hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và sức mạnh tài chính củand, trong đó có vị thế cạnh tranh của DN là một tác nhân quan trọng. DN có vị thế cạnh tranh cao tức là doanh nghiệp đó tạo được uy tín trên thị trường, sản phẩm của họ được ưa chuộng nên doanh số bán hàng và lợi nhuận sẽ cao, đem lại khả năng chắc chắn về việc đáp ứng nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Ngược lại, một DN không có vị thế cạnh tranh trên thương trường, tất yếu nó sẽ không có doanh số và lợi nhuận cao mà nó còn rất dễ bị tổn thất khi có những biến động trên thị trường, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng trả nợ cho ngân hàng của DN.

* Số lượng đối thủ cạnh tranh

Môi trường kinh doanh hấp dẫn là môi trường có ít đối thủ cạnh tranh, trong đó DN là người độc quyền hoặc chiếm ưu thế. Điều này rất thuận lợi cho DN phát triển và tăng lợi nhuận, tuy nhiên một môi trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh luôn tiểm ẩn những nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của DN.

* Ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách DNNN

Đây là một yếu tố có thể nói “rất Việt Nam”, do hiện nay vấn đề cổ phần hoá các DNNN ở nước ta đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. nêu DN trước đây thuộc thành phần sở hữu Nhà nước, 100% vốn do Nhà nước cấp sẽ luôn được ưu đãi từ phía Chính phủ như thuế, trợ cấp bù lỗ… nên các ngân hàg tập trung vốn cho laọi hình DN này. Vì các ngân hàng nghĩ rằng nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì đã có Chính phủ trả nợ thay họ. Nhưng nay đã

khác trong điều kiện kinh tế thị trường, DNNN phải cổ phần hoá nên những ưu đãi không còn nữa làm cho thu nhập của DN thay đổi có thể giảm hay Dn bị lỗ. Do đó ngân hàng khi xét cấp tín dụng cũng cần quan tâm đến yếu tố này như một yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của DN.

Dựa vào các chỉ tiêu trên ngân hàng xếp hạng DN vào 1 trong 5 hạng là:

Hạng 1: Dn ở hạng này có triển vọng ngành thuận lợi, thươnghiệu của Dn được biết đến trên toàn cầu, vị thế cạnh tranh cao và độc quyền trong ngành kinh doanh, không chịu ảnh hưởng của cải cách doanh nghiệp Nhà nước tới thu nhập.

Hạng 2: hạng này yêu cầu DN đạt triển vọng ngành ổn định, thương hiệu DN được cả nước biết đến trong cả nước, vị thế cạnh tranh đang phát triển, hoạt động trong ngành kinh doanh ít đối thủ cạnh tranh, it chịu ảnh hưởng của cải cách DNNN tới thu nhập.

Hạng 3: đối với các doanh nghiểp triển vọng ngành kém hoặc không phát triển, thương hiệu doanh nghiệp chỉ được biết đến trong phạm vị địa phương, vị thế cạnh tranh bình thường, có biểu hiện sụt giảm, hoạt động trong ngành kinh doanh hiện tại ít đối thủ cạnh tranh nhưng có xu hướng tăng lên, chịu ảnh hưởng nhiều từ cải cách DNNN tới thu nhập.

Hạng 4: dành cho các DN đang hoạt động trong ngành kinh doanh đã bão hoà, thương hiệu DN ít được biết đến, vị thế cạnh tranh thấp, có biểu hiện sụt giảm, áp lực cạnh tranh cao, chịu nhiều ảnh hưởng từ cải cách DNNN tới thu nhập theo xu hướng bất lợi.

Hạng 5: dành cho các DN đang hoạt động trong ngành kinh doanh suy thoái, thương hiệu không được biết đến, vị thế cạnh tranh thấp, áp lực cạnh tranh cao hơn hạng 4, chịu nhiều ảnh hưởng của cải cách DNNN tới thu nhập theo chiều hướng bất lợi, thậm chí có thể bị thua lỗ. DN xếp hạng này thường không được ngân hàng cấp tín dụng mới Ta có thể tham khảo bảng tổng hợp sau:

Bảng 1.15: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”. (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w