Kiến nghị đến tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam

Một phần của tài liệu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. (Trang 93 - 100)

II. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam

3.2.Kiến nghị đến tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam

1. Giải pháp vĩ mô:

3.2.Kiến nghị đến tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam

3.2.1. Phối kết hợp với các cơ quan, ban nghành sớm cho ra đời Luật Bảo hiểm tiền gửi. Cần xem xét nghiên cứu cả các Luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan như Luật các tổ chức tín dụng, Luật điều chỉnh ngân hàng…để tránh gây không đồng bộ, mâu thuẫn giữa các luật và phải phù hợp với thông lệ quốc tế vì nền kinh tế Việt nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.

3.2.2. Với đặc thù của mình, hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam luôn gắn với công chúng (theo nghĩa rộng). “Có được tình cảm của công

chúng là có tất cả”- đó câu nói nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Abraham Lincon. Em xin đề xuất kiến nghị với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam nên chú trọng hơn nữa vào hoạt động PR (Public Relationship- Quan hệ công chúng) để có thể tuyên truyền hoạt động, làm cho những người gửi tiền được bảo hiểm (đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ, lẻ, ít có thông tin) nhận thức đúng đắn, đồng thời củng cố lòng tin của họ vào hệ thống ngân hàng, tránh nguy cơ rút tiền ồ ạt khi có sự cố ở một ngân hàng.

PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ cho quyền lợi của cả tổ chức và công chúng. Như vậy nội dung chính của PR là cung cấp kiến thức cho công chúng, trong đó bao hàm mục đích thay đổi nhận thức của họ (Theo Phá vỡ bí ẩn PR- Frank Jefkins).

Mô hình hoạch định PR đơn giản bao gồm 6 vấn đề như sau: Xác định tình hình, Đánh giá mục tiêu, Xác định nhóm công chúng, Lựa chọn phương tiện truyền thông, Hoạch định ngân sách, Đánh giá kết quả.

Hoạt động PR của Bảo hiểm tiền gửi cũng đang được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, công tác PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cần có những bước cải tiền như sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc xây dựng hoạt động PR của Bảo hiểm tiền gửi

Để công tắc PR hiệu quả hơn, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cần phải dựa vào việc nghiên cứu các nguyên lý của hoạt động PR, tham khảo kinh nghiệm của một số nước và dựa vào điều kiện kinh tế, đặc điểm dân cư, đặc thù địa lý của Việt nam…để đưa ra những quyết sách phù hợp.

Thứ hai: Xác định mục tiêu PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam

Mục tiêu PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam nên được xây dựng theo hướng: mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Trên cơ sở mục tiêu đó, kế hoạch PR được thiết lập cụ thể cho từng thời kỳ để đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ: trong giai đoạn hiện nay mục tiêu PR trước mắt của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là nâng cao nhận thức của công chúng nhằm hướng tới việc xây dựng luật về Bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình cụ thể của Việt nam.

Thứ ba: Thực trạng PR của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam

Hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam luôn gắn liền với quyền lợi của công chúng nói chung, người gửi tiền nói riêng nhưng người dân chưa biết nhiều về chính sách Bảo hiểm tiền gửi. Việc tuyên truyền để dân hiểu về Bảo hiểm tiền gửi sẽ góp phần tác động đến việc thay đổi nhận thức của người dân đối với hệ thống ngân hàng và là cơ sở để thay đổi hành động. Chính điều đó sẽ tác động tích cực đến hoạt động tài chính ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động PR của

Bảo hiểm tiền gửi Việt nam còn thể hiện một số hạn chế như sau:

+ Chủ yếu tuyên truyền theo sự vụ, sự việc cụ thể, chưa có mục tiêu cụ thể cho việc PR trong từng giai đoạn.

+ Chưa xây dựng chiến lược PR.

+ Cách thức và nội dung PR còn hạn chế, chưa gắn kết với việc phân loại, phân nhóm công chúng.

+ Chưa xây dựng chương trình hành động của PR để quản trị khủng hoảng.

+ Chưa có kết quả đánh giá định lượng và định tính đối với các chương trình PR;…

Thứ tư: Đổi mới hoạt động PR của Bảo hiểm tiền gửi nên tập trung

vào giải quyết một số vấn đề sau:

Thực hiện tốt hơn các bước trong mô hình hoạch định PR được đề cập ở phần trên như: nên đưa ra được kế hoạch trước mắt và dài hạn cho hoạt động PR; hoạt động PR nên được thực hiện theo chiến dịch truyền thông (có thể đặt trọng tâm tuyên truyền vào một vài thời điểm cụ thể trong năm gắn với nhiệm vụ trọng tâm của Bảo hiểm tiền gửi trong từng thời kỳ, tránh tình trạng tràn lan); nên mở rộng hơn nữa các phương tiền truyền thông như đường dây điện thoại miễn phí, xây dựng nội dung đào tạo đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng và học sinh, sinh viên…; nội dung, hình thức của hoạt động PR nên dựa trên cơ sở sự phân nhóm đối tượng; nên có kế hoạch ngân sách để thực hiện PR tốt nhất trong phạm vi ngân sách được phê duyệt; nên có sự đánh giá kết quả theo từng thời kỳ, giai đoạn…

Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là một tổ chức mới, nên công tác PR cần được chú trọng hơn. Không chỉ riêng với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, công tác nâng cao nhận thức công chúng là một trong những công tác trọng tâm của tất cả các hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Chính vì vậy, Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) đang xây dựng hướng dẫn chung cho tất cả các quốc gia

về vấn đề nâng cao nhận thức công cúng đối với hệ thống bảo hiểm tiền gửi. 3.2.3. Lựa chọn mô hình tổ chức cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là mô hình tổng công ty giảm thiểu rủi ro

Gần như 100% các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đều hoạt động dưới hình thức tổng công ty, chỉ duy nhất ở Việt nam chưa xác định rõ mô hình của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam theo thông lệ quốc tế. Quy định thiếu rõ ràng này bao trùm và thể hiện trên tất cả các văn bản hiện hành về hoạt động bảo hiểm tiền gửi- Đây là nhận xét của luật sư Joseph Chertkow, chuyên gia cao cấp của công ty Aries Group tại cuộc hội thảo mới đây về “Luật bảo hiểm tiền gửi” do Bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng phát triển Châu á ADB phối hợp tổ chức.

Dẫu chưa được xác định một cách rõ ràng, song trong dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi phiên bản I do Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đề xuất với sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế đã thể hiện khá rõ mô hình của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam so với các tiền thân của nó là Nghị định 89 và Nghị định 109. Dự thảo khẳng định địa vị pháp lý của tổ chức là tổng công ty thuộc Chính phủ với các nhiệm vụ và quyền hạn được mở rộng và tăng cường để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức giảm thiểu rủi ro trong hệ thống an toàn tài chính quốc gia. Tổng công ty là mô hình gần như 100% các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đều lựa chọn và đó cũng là xu hướng hình thành của các tổ chức tài chính hiện nay. Theo các nhà quan sát quốc tế, nếu được tổ chức dưới hình thức tổng công ty, tính minh bạch, quyền tự quyết cũng như hiệu quả điều hành trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ được nâng lên. Báo cáo của ngân hàng Thế giới (WB) về bảo hiểm tiền gửi “Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi xử lý ngân hàng bị đổ vỡ” (năm 2006) cho biết, nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm và số liệu của 1700 ngân hàng ở 57 quốc gia cho thấy, ở những nước mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có quyền can thiệp và chấm dứt bảo hiểm tiền gửi thì các ngân hàng ổn định hơn

và nguy cơ mất khả năng thanh toán thấp hơn. Tăng cường năng lực giám sát và thẩm quyền của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có thể tác động tích cực đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Tóm lại sự độc lập về mặt pháp lý và vật lý của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi là yếu tố quan trọng để có mạng lưới an toàn tài chính hiệu quả.

Nói tới tư cách tổng công ty là nói tới doanh nghiệp, tuy nhiên tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt nam không phải là doanh nghiệp kinh doanh thông thường, hoạt động không vì lợi nhuận mà thực hiện các mục tiêu chính sách công của Chính phủ. Luật quy định rõ Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là một tổ chức giảm thiểu rủi ro, hoạt động trên nguyên tắc chi phí thấp nhất, chia sẻ thiệt hại công bằng và thực hiện các chức năng đặc thù về bảo hiểm tiền gửi. “Tổ chức giảm thiểu rủi ro” cũng chính là xu hướng tất yếu của quá trình tái cấu trúc Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đang được tiền hành trong thực tế. Theo TS. Bùi Khắc Sơn- Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, việc lựa chọn mô hình giảm thiểu rủi ro không chỉ giúp Bảo hiểm tiền gửi Việt nam có thể bảo vệ tốt nhất người gửi tiền, thực hiện các nghiệp vụ giám sát đảm bảo ổn định hệ thống tài chính ngân hàng mà còn tạo điều kiện để tổ chức này chủ động tham gia vào quá trình tái thiết hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia. Với việc lựa chọn mô hình này, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam mong muốn đóng góp một cách tích cực và chủ động hơn vào sự phát triển ổn định của thị trường tài chính. Chính bản thân sự xuất hiện và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã là hiện thân của nguyên tắc kinh tế thị trường. Nếu như trước đây, các rủi ro liên quan đến sự đổ vỡ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thường được xử lý bằng tiền ngân sách, tiền thuế của dân thì bây giờ được lấy từ sự đóng góp của các tổ chức này. Hơn nữa, chính sự vận hành và phát triển của hệ thống tài chính và hệ thống giám sát tài chính cũng đòi hỏi Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phải hoạt động tích cực hơn. Mô hình giảm thiểu rủi ro cũng là mô hình mà hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế khuyến nghị với lý do

nơi nào có tổ chức Bảo hiểm tiền gửi theo mô hình giảm thiểu rủi ro thì vai trò của bảo hiểm tiền gửi sẽ tích cực hơn. Mặt khác, trên thực tế mặc dù chưa có Luật Bảo hiểm tiền gửi nhưng Nghị định 89 và 109 đã bước đầu cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt nam hoạt động với những chức năng cơ bản theo mô hình quản lý rủi ro. Bản thân Bảo hiểm tiền gửi Việt nam cũng thấy mình có đủ nguồn lực và quyết tâm theo đuổi mô hình này. Ông Joseph Chertkow cho rằng, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro đồng nghĩa hệ thống ấy phải quản lý rủi ro một cách toàn diện, bao gồm cả các biện pháp can thiệp và giám sát trực tiếp đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và xử lý các tổ chức bị đổ vỡ. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cần có vai trò lớn hơn đối với hệ thống tài chính nhằm tăng cường tính ổn định của hệ thống này.

Về vấn đề sở hữu trong tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, hiện dự thảo Luật chưa đề cập cụ thể tổng công ty sẽ thuộc 100% vốn Nhà nước hay vốn Nhà nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhất định (như Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan), hoặc các ngân hàng thương mại đóng góp (Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ). Tuy nhiên dự thảo khẳng định việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng.

Nước ta đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới kéo theo sự phat triển mạnh mẽ của thị trường tài chính- ngân hàng, nhưng cũng làm gia tăng rủi ro. Chính vì vậy, lành mạnh hóa thị trường tài chính- ngân hàng Việt nam theo hướng bền vững, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư là mục tiêu hàng đầu của chính phủ. Để đáp ứng yêu cầu này, tiền tới mô hình giảm thiểu rủi ro được coi là xu hướng tất yếu đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.

3.2.4.Xây dựng hệ thống thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiến nghị với tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan xây dựng một hệ thống trao đổi thông tin nhanh

chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các ngân hàng, đồng thời đảm bảo bảo mật cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam sẽ phối hợp với các ngân hàng xây dựng một mạng an toàn tài chính quốc gia với mục đích là: trao đổi thông tin nhanh, chính xác, quản lý được hoạt động của các ngân hàng.

3.2.5. Đa dạng hóa các dịch vụ. Không chỉ dừng lại ở dịch vụ bảo hiểm tiền gửi mà nên mở rộng sang các dịch vụ khác như: tư vấn, đầu tư…

Một phần của tài liệu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. (Trang 93 - 100)