II. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam
1. Giải pháp vĩ mô:
2.3. Điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi phù hợp ở Việt nam
nam
2.3.1.Cơ sở cho giải pháp
Điều chỉnh hạn mức chi trả công bằng, phù hợp nhằm đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam. Đây là giải pháp hoàn thiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi đối với người gửi
tiền.
Hạn mức chi trả luôn là vấn đề nhạy cảm đối với mỗi hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Nó được hình thành để đáp ứng mục tiêu giữa một bên là sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng, một bên là điều tiết hành vi của người gửi tiền nên nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Kinh nghiệm trong điều chỉnh hạn mức chi trả của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy hạn mức chi trả có xu hướng tăng cao hơn ở các nước áp dụng loại phí bảo hiểm điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Trong thời gian tới, Bảo hiểm tiền gửi sẽ áp dụng mức phí theo mức độ rủi ro nên cần điều chỉnh lại hạn mức chi trả.
Trước đây theo nghị định số 89/1999/NĐ- CP “số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 30 triệu VND”, tại nghị định số 109/2005/NĐ- CP quy định lại: “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thuộc đối tượng quy định tại điều 3 Nghị định này, tối đa là 50 triệu VND”. Việc hạn mức chi trả tăng từ 30 triệu lên 50 triệu VND đã làm tăng lòng tin của người gửi tiền vào chính sách của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nhận tiền gửi huy động được các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư.
2.3.2.Một số nhân tố ảnh hưởng đến hạn mức chi trả
+ Sự thay đổi của các chính sách liên quan: Như chính sách cho phép mở rộng đối tượng và phạm vi bảo hiểm không chỉ dừng lại ở các cá nhân mà mở rộng ra hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, và công ty hợp danh. Các đối tượng trên thường có số lượng tiền gửi lớn, vì thế hạn mức chi trả cũng phải tăng cho phù hợp.
rủi ro nghĩa là phí bảo hiểm tiền gửi sẽ tăng lên. Như vậy trách nhiệm tăng thì quyền lợi cũng phải tăng theo. Mặc dù trong lĩnh vực này, trách nhiệm và quyền lợi không phải của cùng một đối tượng. Nhưng trách nhiệm đóng phí của tổ chức huy động tiền gửi có tham gia bảo hiểm tiền gửi tăng lên thì họ cũng yêu cầu một hạn mức chi trả cho người gửi tiền tăng tương ứng, điều này giúp họ củng cố lòng tin của người gửi tiền vào tổ chức mình.
Ngoài ra con một số nhân tố có ảnh hưởng không lớn lắm tới hạn mức chi trả nhưng cũng cần xem xét trong những trường hợp đặc biệt: sự tăng GDP bình quân đầu người; lạm phát; sự biến động của tỷ giá (VND/USD)…
2.3.3.Nội dung giải pháp
Cần tiền hành các khảo sát để có kết quả so sánh, đánh giá đối với các chỉ tiêu có liên quan đến hạn mức chi trả, xác định các yếu tố là đặc thù của Việt nam: năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam còn hạn chế, hội nhập quốc tế là thách thức đối với hệ thống chính sách phải thích ứng trong đó có chính sách Bảo hiểm tiền gửi; đặc thù về quy mô vốn của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi…để đưa ra hạn mức phù hợp cho từng thời kỳ, phù hợp với biến động của hệ thống tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi cũng như biến động của cả nền kinh tế.
2.4.Hoàn thiện công cụ giám sát
2.4.1.Cơ sở của giải pháp
Công tác kiểm tra giám sát là công tác quan trọng, phải thường xyên tiền hành. Công tác này giúp phát hiện kịp thời những sai phạm, giúp Bảo hiểm tiền gửi Việt nam kịp thời nhắc nhở, hỗ trợ tránh để xẩy ra những rủi ro đáng tiếc.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt nam trong thời gian hoạt động của mình đã tiền hành công tác này nhưng vẫn còn một số vấn đề vướng mắc. Mục tiêu của công tác này là:
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đạt hiệu quả, chú trọng đến các chuẩn mực, thông lệ quốc tế nhằm tăng cường các biện pháp cảnh báo sớm để phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi: hoàn thiện môi trường pháp lý của hoạt động giám sát trong hệ thống Bảo hiểm tiền gửi đảm bảo tính tuân thủ; nâng cao vị thế pháp lý của hoạt động giám sát cho tương quan với hệ thống giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính…; xây dựng môi trường pháp lý minh bạch, lành mạnh, duy trì tính kỷ cương của thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi.
(ii) Hoàn thiện xây dựng mô hình giám sát theo mô hình CAMELS. (iii) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về cung cấp trao đổi thông tin để các thông tin dù được tiếp nhận ở cơ quan nào đều bao hàm những nội dung chủ yếu có thể chia sẻ để phục vụ cho hoạt động quản lý, giám sát của mỗi hệ thống đạt hiệu quả.
2.4.2.Giải pháp thực hiện
+ Xây dựng cơ chế vận hành hoạt động giám sát sao cho có thể tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin và các sản phẩm của hoạt động giám sát giữa các cơ quan của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ, năng lực mọi mặt của hoạt động giám sát cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi. Nguồn đầu tư cho dự án hiện đại hóa:
Tài trợ toàn bộ hoặc một phần của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam (nếu có).
Tài trợ toàn bộ hoặc một phần của Chính phủ (nếu có).
Tài trợ toàn bộ hoặc một phần của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI).
Xin tài trợ toàn bộ hoặc một phần của các tổ chức tài chính quốc tế (ADB, WB, IMF).
+ Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ giám sát của cả hệ thống Bảo hiểm tiền gửi và cán bộ quản lý hoạt động giám sát đủ sức đương đầu với những thách thức, đặc biệt là thách thức về công nghệ thông tin trong hội nhập quốc tế.
+ Sử dụng cơ chế giám sát rủi ro đối với từng nhóm tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam.
+ Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro theo các tính chất và thông lệ quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi:
- vận dụng mô hình giám sát rủi ro tiên tiến của Thế giới;
- áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong xây dựng và vận hành hoạt động giám sát kiểm tra đối với tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam;
- tăng cường thực hiện biện pháp giám sát từ xa một cách thường xuyên và hiệu quả;
- tăng cường các biện pháp kiểm tra tại chỗ để đánh giá và đưa ra kết quả xếp loại về chất lượng hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là các tổ chức có vấn đề, có nguy cơ lây lan sang cả hệ thống;
- kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc thực hiện quy định về bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong hoạt động ngân hàng đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
2.5.Đa dạng hóa biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng
(i). Xử lý đổ vỡ ngân hàng bằng biện pháp hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi gặp khó khăn về khả năng thanh toán nợ đến hạn để giúp tổ chức có đủ nguồn chi trả trong đó có chi trả tiền gửi được bảo hiểm nhằm thoát khỏi tình trạng đổ vỡ ngân hàng, khôi phục hoạt động bình thường. Tăng cường thêm biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng đối với tổ chức tham gia gặp khó khăn trong thanh toán nợ đến hạn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những ngân hàng gặp rủi ro không phải chỉ do bị phá sản mà nhiều khi còn do cạnh tranh không lành mạnh, hoặc quyết định sai lầm của
Ban lãnh đạo. Những rủi ro này cần được hỗ trợ để không xảy ra những sự đổ vỡ đáng tiếc.
(ii). Xử lý đổ vỡ ngân hàng bằng biện pháp chi trả tiền bảo hiểm.
Khi xử lý tổ chức tham gia bị đổ vỡ, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phải thông báo công khai trên các phương tiền thông tin đại chúng. Đây là việc làm đảm bảo sự minh bạch và mang tính tích cực để tránh bưng bít thông tin, tránh kẻ xấu lợi dụng để trục lợi.
Hạn mức chi trả và xử lý đổ vỡ ngân hàng luôn có mối quan hệ mật thiết, nếu có chính sách đúng đắn và quá trình xử lý hợp lý thì dù quy mô của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có lớn cũng không ảnh hưởng đến việc xử lý đổ vỡ ngân hàng và ngược lại sẽ gây hậu quả vô cùng to lớn, nhiều khi không lường hết được.
Trong chi trả tiền bảo hiểm, nên quy định thời gian bắt đầu chi trả bảo hiểm sớm nhất kể từ khi tiếp nhận xử lý để vừa bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, vừa duy trì lòng tin của người gửi tiền.Đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện cho người gửi tiền nhận tiền bảo hiểm.
(iii). Biện pháp mua lại cổ phàn chi phối tổ chức tham gia bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, hay can thiệp thông qua giàn xếp để thực hiện sáp nhập với tổ chức có quy mô lớn, hoạt động mạnh hơn nhằm duy trì sự toàn vẹn của tiền gửi được bảo hiểm.
Biện pháp này có nhiều lợi thế đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế là những vụ sáp nhập, thôn tính, mua lại một phần hay toàn bộ để nhanh chóng chiếm giữ thị phần hoạt động. Mặt khác các nhà đầu tư khi tham gia dự án cần có tư vấn về lĩnh vực đầu tư. Trong đó, Bảo hiểm tiền gửi là một trong những kênh quan trọng để giúp các nhà đầu tư.
(iv). Chia sẻ rủi ro giữa các chủ nợ trong xử lý đổ vỡ hoạt động ngân hàng.
pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng.
Về trật tự và ưu tiên trong thanh toán đối với các chủ nợ khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ cũng cần xử lý công bằng để tránh xảy ra tranh chấp, khiếu nại trong giải quyết phân chia lợi ích giữa các chủ nợ.
Tóm lại qua nghiên cứu em xin đưa ra 2 nhóm giải pháp cho thực trạng của Bảo hiểm tiền gửi như trên. Đó là nhóm giải pháp vĩ mô: hoàn thiện cơ sở luật pháp để nâng cao địa vị pháp lý cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi; và nhóm giải pháp vi mô (bao gồm các giải pháp còn lại). Các giải pháp này không mới nhưng theo em vẫn thực sự có ý nghĩa cho đến thời điểm này.
3.Kiến nghị