Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan:

Một phần của tài liệu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. (Trang 70 - 77)

II. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam

1. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Mỹ

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan:

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan: Loan:

Đầu năm 1985, những biến động của hệ thống tài chính đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thành lập ngay một hệ thống Bảo hiểm tiền gửi ở Đài Loan. Ngày 09/01/1985, Tổng thống Đài Loan công bố sắc lệnh ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi. Ngày 27/09/1985, Chính phủ quyết định thành lập Công ty Bảo hiểm tiền gửi Trung ương (CDIC) do Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương

cấp vốn. Vốn điều lệ ban đầu của CDIC là 2 tỷ Đài tệ (NT$), tăng vốn lên 5 tỷ vào tháng 7/1992, 10 tỷ vào tháng 11/1995.

Ban đầu, CDIC thực hiện cơ chế tự nguyện tham gia. Nhưng sau năm 1995, một loạt sự kiện rút tiền hàng loạt ở các tổ chức tài chính gây nên tinh trạng bất ổn, có nguy cơ mất lòng tin của người gửi tiền đối với hệ thống tài chính. Chế độ bảo hiểm tự nguyện tỏ ra chưa phù hợp. CDIC trình sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi theo cơ chế bảo hiểm bắt buộc, được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1988, công bố thi hành bởi sắc lệnh Tổng thống ngày 20/01/1999, có hiệu lực từ 01/02/1999.

2.2.Bài học về xây dựng một số nội dung chủ yếu

2.2.1. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm

Khi xây dựng hệ thống này, CDIC chủ yếu tham khảo kinh nghiệm của Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ, Canada và Hungary.

Mục đích của hệ thống cảnh báo sớm:

+Phát hiện và có biện pháp ứng phó với những dấu hiệu cảnh báo hoặc các vấn đề trong giai đoạn mới phát sinh.

+Quyết định thứ tự ưu tiên, phạm vi và tần suất kiểm tra.

+ Tính điểm số tổng hợp cho hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro. + Là công cụ quản lý nội bộ cho các tổ chức tín dụng.

+ Thực hiện các biện pháp can thiệp sớm.

+ Công cụ để giảm thiểu rủi ro cho Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi.

Xác định trọng số của các chỉ số và yếu tố:

Xác định trọng số bằng phương pháp phân tích thông qua mô hình CAMELSO với 7 chỉ số:

C: Mức đủ vốn, 4 chỉ số

A: Chât lượng tài sản, 4 chỉ số M: Quản lý, 5 chỉ số

E: Thu nhập, 3 chỉ số L: Thanh khoản, 1 chỉ số

S: Tính bền vững trước biến động của thi trường, 1 chỉ số O: yếu tố khác, 2 chỉ số

Xác định điểm cho các chỉ số:

+ Chỉ số tài chính: tính toán giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, sau đó tổng hợp lại và ấn định điểm.

+ Chỉ số phi tài chính: đánh giá theo phương pháp Likert, sau đó ấn định điểm.

Đánh giá các yếu tố quản lý:

Căn cứ vào kết quả đánh giá của cơ quan đánh giá được thực hiện bởi cán bộ kiểm tra trên cơ sở kiểm tra tại chỗ với 6 nội dung:

+ Hệ thống phân quyền

+ Hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý hoạt động + Hệ thống kiểm toán nội bộ

+ Hệ thống tuân thủ

+ Sự ổn định và chức năng của tổ chức + Hệ thống quản lý rủi ro

Từng nội dung được đánh giá theo 5 bậc: Xuất sắc, tốt, khá, dưới tiêu chuẩn, không đáp ứng yêu cầu.

2.2.2. Xây dựng hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro

Năm 1994, CDIC xúc tiến nghiên cứu mô hình của Mỹ. Mô hình này được đưa ra bàn luận kỹ với các chuyên gia, học giả và đại diện của các ngân hàng, gửi bảng câu hỏi trao đổi với các tổ chức thành viên, tổ chức hội thảo và liên hệ với các tổ chức thành viên. Công việc này diễn ra trong vòng gần 2 năm. Năm 1996, công trình được đưa ra công bố, năm 1998 đề xuất mức phí với Bộ Tài chính, trên cơ sở xác định các mức phí không quá chênh lệch, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính thực hiện thuận lợi. Tháng 1/1999, sau 8 năm nghiên cứu (1991-1999), Chính phủ Đài Loan chính thức phê chuẩn Đề

án tính và thu phí theo mức độ rủi ro của các ngân hàng.

 Một số điểm chính về chế độ thu phí theo mức độ rủi ro:

+ Những chỉ số rủi ro: Trong chế độ phí theo mức độ rủi ro, tỷ lệ phí của từng tổ chức sẽ được ấn định theo mức độ rủi ro của họ. Mức độ rủi ro sẽ được xác định căn cứ vào 2 chỉ số rủi ro là: tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức được bảo hiểm và điểm số kiểm tra tổng hợp (CSEDRS: Composite Score of the Examination Data Rating System) được tính toán bằng hệ thống cảnh báo tài chính sớm (FEWS: Financial Early-Warning System).

+ Mức độ rủi ro: Cả 2 chỉ số Tỷ lệ an toàn vốn và Điểm số kiểm tra tổng hợp được chia thành 3 mức rủi ro:

- Các mức độ về tỷ lệ an toàn vốn: vốn mạnh, đủ vốn, thiếu vốn - Các mức độ về điểm số kiểm tra tổng hợp: mức A, mức B, mức C Mức A gồm: Tổ chức tài chính lành mạnh và có rất ít yếu kém được các cơ quan kiểm tra xếp hạng A hoặc B

Mức B gồm: Các tổ chức có yếu kém có thể gây rủi ro và tác động lớn đến CDIC được các cơ quan kiểm tra xếp hạng C

Mức C gồm: các tổ chức có khả năng gây thiệt hại lớn cho CDIC (trừ khi có biện pháp điều chỉnh hiệu quả) được các cơ quan kiểm tra xếp hạng D hoặc E

+ Mức phí: 3 tỷ lệ phí được xác định căn cứ vào nhóm rủi ro của tổ chức được bảo hiểm. 3 mức hiện nay là: 0,05%; 0,055%; 0,06%.

+ Những mốc ngày để tính chỉ số rủi ro:Những mốc ngày để tính chỉ số an toàn vốn là 31/3 và 30/9. Những mốc này được xác định 1 quý trước ngày chuẩn để tính phí Bảo hiểm tiền gửi: 30/6 và 31/12.

bảo hiểm về tỷ lệ phí của họ bằng một thư mật. Tổ chức được bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật thông tin này. Nếu 1 tổ chức được bảo hiểm vi phạm quy tắc này bằng cách thông báo công khai điểm số kiểm tra tổng hợp hoặc tỷ lệ phí của họ, CDIC được luật pháp cho phép nâng tỷ lệ phí của họ thêm 0,005%.

+ Yêu cầu xem xét lại: Tổ chức được bảo hiểm có khiếu nại về tỷ lệ phí của họ bằng văn bản yêu cầu CDIC xem xét lại. Tuy nhiên, nếu vào ngày cuối cùng của hạn nộp phí (31/7&31/1) mà việc xem xét chưa xong thì tổ chức được bảo hiểm có trách nhiệm nộp đúng hạn mức quy định ban đầu

+ Một số ngoại lệ:

Tỷ lệ phí của những tổ chức chưa có được những số liệu kiểm tra do sắp xếp lại tổ chức sẽ được tính trên cơ sở điểm số kiểm tra tổng hợp gần nhất trước khi sắp xếp lại

Tổ chức được bảo hiểm mới thành lập, do vậy chưa có đủ số liệu để kiểm tra, sẽ nộp phí vào kỳ tiếp theo

Tổ chức được bảo hiểm sẽ phải trả mức phí cao nhất nếu họ đang bị đặt trong tình trạng phải có trợ giúp, bị giám sát hoặc bảo tồn bởi các cơ quan có thẩm quyền cử đến theo tinh thần của Luật ngân hàng hoặc Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Những năm gần đây, Chính phủ Đài Loan đẩy mạnh việc tự do hóa và hội nhập quốc tế đối với khu vực tài chính, dẫn đến có sự khác biệt về mức độ rủi ro giữa các tổ chức tài chính. Mức phí đồng hạng trong thời gian đầu không đủ khả năng phản ánh những mức độ rủi ro khác nhau này, do vậy gây ra những bất lợi không công bằng cho những tổ chức hoạt động lành mạnh. Do những tổ chức tài chính hoạt động với mức rủi ro cao không phải trả mức phí cao hơn, họ có xu hướng đẩy cao hơn nữa mức độ rủi ro trong kinh doanh và đầu tư của mình, dẫn đến rủi ro về đạo đức. Xu hướng này có thể tránh được nếu áp dụng chế độ phí theo mức độ rủi ro. Chính vì vậy CDIC tiền hành khảo sát kinh nghiệm của những nước tiên tiền và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xác định mức phí. Sau khi nhận được sự nhất trí rộng rãi của các tổ chức tài chính, các cơ quan chính phủ và cơ quan khoa học, CDIC dự thảo trình Bộ Tài chính: “Kiến nghị một số chế độ phí theo mức độ rủi ro”. Ngày 1/7/1999, Bộ tài chính phê chuẩn kiến nghị và kể từ ngày đó, việc thực hiện chế độ phí theo mức độ rủi ro chính thức có hiệu lực.

Một phần của tài liệu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w