Thực trạng hoạt động xử lý ngân hàng

Một phần của tài liệu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. (Trang 57 - 61)

2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam

3.6.Thực trạng hoạt động xử lý ngân hàng

3.6.1.Khái quát

Hình thức đổ vỡ ngân hàng trong chính sách Bảo hiểm tiền gửi được xác định là khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động, tổ chức dó bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị giải thể bắt buộc hoặc bị phá sản phải chi trả tiền bảo hiểm.

Các hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng :

(i) Hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng đối với tổ chức tham gia bị phá sản:Theo quy định về bảo hiểm tiền gửi, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản với số tiền mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đã chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền và được quyền tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bị phá sản. Tiền thu hồi từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bị phá sản được Bảo hiểm tiền gửi Việt nam chuyển vào quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, làm cho quỹ liên tục phát triển. Hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng do bị phá sản dựa vào trình tự xử lý của Luật phá sản. Chi trả tiền bảo hiểm khi tổ chức đó bị phá sản, thu hồi tiền đã chi trả bảo hiểm theo trật tự của Luật.

(ii) Hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng đối với tổ chức bị giải thể bắt buộc: Hình thức này được quy định trong Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi (8/2005). Thời gian qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ngân hàng Nhà nước, UBND Tỉnh, Thành phố), vẫn yêu cầu tổ chức Bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm vì thế đã làm nảy sinh nhiều vướng mắc về vấn đề pháp lý, kết quả thanh lý tại các hội đồng thanh lý không mang lại hiệu quả.

3.6.2. Thực trạng

Sau gần 7 năm thực hiện chính sách Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam cho thấy việc vận hành cơ chế xử lý đổ vỡ ngân hàng luôn là vấn đề phức tạp, khó khăn đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. Nguyên nhân là do có sự thấp kém về địa vị pháp lý của chính sách Bảo hiểm tiền gửi, việc vận dụng hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng không tuân theo cơ chế đã được thiết kế trong chính sách Bảo hiểm tiền gửi theo hình thức xử lý đổ vỡ ngân hàng đối với tổ chức bị phá sản.

Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã xử lý chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho 33 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; 1440 người gửi tiền, 1997 sổ tiền gửi, tổng số tiền bảo hiểm phải trả là 216,7 tỷ VND tại 10 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên số tiền thu hồi được trong thanh lý tài sản tổ chức bị giải thể bắt buộc đạt tỷ lệ rất thấp với số đã chi trả bảo hiểm, tổng số tiền thu được là 2724 tỷ VND, chỉ đạt xấp xỉ 16,3% tổng số đã chi trả bảo hiểm.

3.6.3. Tồn tại

 Các biện pháp xử lý đổ vỡ ngân hàng chưa đa dạng, chỉ dừng lại ở một biện pháp là chi trả tiền bảo hiểm. Chính sách xử lý đổ vỡ ngân hàng còn hạn chế, chưa lựa chọn được biện pháp có tính hiệu quả, khả thi nhất trong điều kiện hệ thống Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam có thể thực hiện phù hợp, nhưng không thể thực hiện do không có chính sách đồng bộ về nó.

 Trong công cụ xử lý đổ vỡ ngân hàng, chỉ quy định hình thức chi trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, không quy định cho hình thức giải thể bắt buộc nhưng vẫn được thực hiện đến 24/08/2005. Cơ quan có thẩm quyền (Bộ, ngành, ủy ban nhân dân) lại yêu cầu

áp dụng hình thức giải thể bắt buộc (trước 08/2005), áp dụng hình thức như vậy trong khi thực trạng đã bị phá sản là chưa phù hợp với quy định của Chính phủ.

 Có nhiều khó khăn nảy sinh khi áp dụng hai hình thức xử lý trên: không quy định rõ giới hạn như thế nào thì áp dụng hình thức giải thể bắt buộc, giới hạn nào thì đề nghị tòa án tuyên bố phá sản; tính tuân thủ các quy định trong xử lý tài sản không cao, vướng mắc do căn cứ pháp lý thấp hơn trong việc cùng giải quyết một tranh chấp về quyền lợi và tài sản của tổ chức, của công dân.

3.7.Khách hàng và các dịch vụ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam

Khách hàng của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là các ngân hàng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các quỹ tín dụng nhân dân trung ương và cơ sở... (xem phụ lục). Vì bảo hiểm tiền gửi Việt nam là một tổ chức phi lợi nhuận nên không phân đoạn thị trường bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, thủ tục giải quyết và nhận tiền bảo hiểm vẫn còn phức tạp, gây khó khăn cho người gửi tiền, gây lãng phí, thậm chí suy giảm lòng tin của người gửi tiền vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hiện tại một số tổ chức như: Tiết kiệm bưu điện, Ngân hàng chính sách xã hội, các Công ty bảo hiểm nhân thọ, Công ty nhận ủy thác đầu tư chứng khoán đều có hoạt động huy động vốn từ các cá nhân tự nguyện nhưng đều chưa tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Trường hợp những tổ chức trên không còn đủ điều kiện để hoạt động thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền sẽ không có những biện pháp thỏa đáng. Do đó cơ quan nhà nước cần có sự nghiên cứu, xem xét và quyết định thỏa đáng về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi của mỗi tổ chức trên.

Hiện nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam hầu như mới chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm tiền gửi là chính.

Một phần của tài liệu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. (Trang 57 - 61)