Giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. (Trang 52 - 57)

2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam

3.5. Giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gử

3.5.1.Khái quát

tín dụng và tổ chức không phải tổ chức tín dụng nhưng có thực hiện một số hoạt động ngân hàng đã được chấp thuận bảo hiểm tiền gửi và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi.

Cũng trong thời gian này, Bảo hiểm tiền gửi Việt nam tiếp nhận xử lý và chấm dứt bảo hiểm tiền gửi, thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi của 95 tổ chức tham gia, trong đó có 62 tổ chức bị thu hồi do việc sáp nhập giữa các tổ chức này với các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi khác hoạt động tốt hơn, thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi và chi trả tiền bảo hiểm tại 33 tổ chức tham gia bị giải thể bắt buộc.

3.5.2. Tình hình thực hiện công cụ giám sát rủi ro trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Khi xem xét năng lực tài chính và uy tín của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi chú ý trước tiên là tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ở Việt nam đạt rất thấp so với khu vực và thế giới. Theo khảo sát đầu năm 2005, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức có thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng lớn chỉ đạt khoảng 5%, trong khi thông lệ quốc tế là 8%.

Khoảng cách về điểm xuất phát, năng lực cạnh tranh, nguy cơ tụt hậu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt nam là rõ ràng, càng hội nhập sâu càng bộc lộ rõ sự tụt hậu và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro.

Như vậy, nhiệm vụ giám sát là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đòi hỏi Bảo hiểm tiền gửi Việt nam phải có chính sách công cụ cụ thể, phù hợp. Đối với công cụ giám sát các tổ chức tham gia trong chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Việc sử dụng công cụ này thời gian qua để giám sát và phối hợp với các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước

nhằm có tiếng nói chung khi đưa ra biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời tới tổ chức tham gia có vi phạm, tuy đã đi vào hoạt động, thu được kết quả nhưng còn nhiều vấn đề phải bàn để có thể phối hợp tốt.

Chủ động vận hành công cụ giám sát, phối hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam với các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước như: thanh tra Ngân hàng Nhà nước, vụ quản lý các tổ chức tín dụng hợp tác,…nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Cùng với giám sát một cách đầy đủ, từng bước thực hiện phân loại, xếp loại, cho điểm để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của từng tổ chức nhằm thực hiện lộ trình áp dụng phí bảo hiểm điều chỉnh theo mức độ rủi ro.

Bảng 2.2. Tình hình kiểm tra qua các năm

Năm Tên loại hình tổ chức Số cuộc kiểm tra Ghi chú

2001 NHTMNN+QTDNDCS 151 2002 NHTMCP+QTDNDCS 362 2003 NHTMCP+CN.NHNN, NHLD+QTDNDCS 588 2004 NHLD+NHTMCP+QTDT W+QTDNDCS 209 2005 NHTMNN+CN NHNNg 60 Tổng 1370

Nguồn: BHTGVN(2004), Báo cáo tình hình giám sát tổ chức tham gia BHTG các năm từ 2000 đến 30/10/2005.

Qua các cuộc kiểm tra đã phát hiện, xử lý: Có trên 2155 lượt tổ chức tham gia vi phạm quy định của Nhà nước về Bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong dó xử lý vi phạm trên 150 lượt, cảnh báo tới

các tổ chức tham gia tính và nộp sai phí. Gửi trên 2000 thông báo vi pham tới các tổ chức tham gia, trong đó xử phạt 22 tổ chức vi phạm nộp phí chậm đến 90 ngày.

Ngoài ra, từ kết quả xếp loại tổ chức tín dụng của thanh tra Ngân hàng Nhà nước thông báo Bảo hiểm tiền gửi Việt nam chia các tổ chức tham gia này theo chất lượng hoạt động hằng năm.

Bảng2.3. Chất lượng hoạt động của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi: STT Chất lượng hoạt động 2001 2002 2003 2004 2005 1 Rất tốt+tốt 30% 35% 35% 35% 37% 2 Tương đối tốt 25 25 25 30 33 3 Yếu 25 20 25 23 25 4 Nhiều rủi ro 20 20 15 12 7

Nguồn: BHTGVN(2004), Báo cáo tình hình giám sát kiểm tra tổ chức tham gia BHTG các năm từ 2000 đến 10/2005

3.5.3. Tồn tại

 Chưa xây dựng được các chỉ tiêu đồng bộ cho hoạt động giám sát.  Chưa vận dụng, khai thác triệt để Công nghệ tin học trong hoạt động giám sát hệ thống Bảo hiểm tiền gửi.

 Chưa vận dụng mô hình giám sát tiên tiền theo thông lệ quốc tế cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi như mô hình CAMELS hiện Ngân hàng thương mại Nhà nước đang áp dụng để có thể chia sẻ thông tin dễ dàng.

 Cơ chế cung cấp, trao đổi, khai thác thông tin theo chức năng như quy định phải được tiếp nhận một cách dễ dàng, có độ tin cậy trong tình trạng hiện nay là gặp nhiều khó khăn.

chưa phổ cập kịp thời, có lúc còn bưng bít, chậm trễ.

 Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán chưa được tổ chức Bảo hiểm tiền gửi thực hiện một cách đầy đủ.

Nhận thức được những hạn chế này, năm 2006, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã có bước tiền trong vấn đề này. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã xây dựng và ban hành Quy chế thông tin báo cáo áp dụng đối với tổ chức tham gia, quy trình giám sát từ xa thí điểm đối với tổ chức tham gia theo mô hình và chuẩn mực quốc tế; hoàn thành khảo sát về quản lý rủi ro đối với các Ngân hàng thương mại làm cơ sở cho việc nghiên cứu, triển khai các chương trình giám sát, đánh giá rủi ro của các tổ chức tham gia; triển khai thí điểm thành công việc kết nối sáu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các ngân hàng thương mại với Bảo hiểm tiền gửi Việt nam để thuận lợi cho việc khai thác báo cáo điện tử.

Công tác kiểm tra tại chỗ đã thể hiện được vai trò tích cực của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. Kết thúc kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo hiểm tiền gửi tại hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Như vậy, trong 2 năm (2005-2006), Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đã thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Kết quả kiểm tra đã phát hiện những vi phạm của tổ chức tham gia như việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, niêm yết Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cũng như việc chấp hành các quy định về gửi báo cáo cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, qua đó kiến nghị các tổ chức tham gia chỉnh sửa các tồn tại vi phạm nhằm từng bước chấn chỉnh hoạt động này theo đúng các quy định của pháp luật về kiểm tra an toàn hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức tham gia theo các thông lệ quốc tế về hoạt động bảo hiểm tiền gửi và định hướng tổ chức giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu chính sách Bảo hiểm tiền gửi của một số nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w