Chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề toàn cầu – một thách thức cho sự phát triển của Mỹ.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 48 - 54)

cho sự phát triển của Mỹ.

Sự kiện 11 – 9 được xem như một sự bôi nhọ của lịch sử nước Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ ngày lập quốc người Mỹ bị tấn công ngay trên đất nước mình, nó trở thành mối quan ngại của Mỹ trong nhiều năm tới đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế và sự gia tăng của những thách thức không cân xứng. Ưu thế quân sự vượt trội của Mỹ, điều bảo đảm chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thông thường, không còn là yếu tố quyết định trong một cuộc chiến tranh không cân xứng. Tính chất không cân xứng của nó thể hiện

ở ba khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là Mỹ phải bảo vệ toàn bộ những điểm có thể trở thành mục tiêu của khủng bố trong khi đó, các tổ chức khủng bố chỉ cần nhằm vào một số điểm dễ bị tổn thương nhất để tấn công. Hai là trong khi Mỹ và các lợi ích của Mỹ là mục tiêu có thể nhìn thấy được thì hoạt động của các tổ chức khủng bố không dễ gì phát hiện. Ba là sự không cân xứng về chi phí và tổn thất. Tính chất không cân xứng của những mối đe dọa khủng bố thực chất đã làm cho sức mạnh của Mỹ không còn là cơ sở để đảm bảo an ninh cho nước Mỹ và an toàn cho công dân Mỹ.

Bàn về các vấn đề toàn cầu, đa số các học giả đều cho rằng vấn đề toàn cầu là: những vấn đề xuất hiện do có sự phát triển khách quan của xã hội, tạo ra nguy cơ cho toàn thể nhân loại và đòi hỏi hợp nhất nỗ lực của toàn bộ cộng đồng thế giới để giải quyết.

Ngày nay các vấn đề nghèo đói, dịch bệnh, môi trường bị tàn phá và bạo lực cộng đồng - đang đe dọa nền văn minh của nhân loại và đáng chú ý hơn cả là những nguy cơ mang tính phi truyền thống đối với quan hệ quốc tế. Hiện tại các vấn đề này đang trở thành các chủ đề nổi trội trong nghiên cứu và hoạch định chính sách của các nước, nhất là Mỹ.

Chiến tranh lạnh kết thúc, an ninh của các quốc gia xuất hiện những vấn đề mới bên cạnh những vấn đề nằm trong sự quan tâm và tính toán trong thời kỳ trước, đó là: HIV/AIDS, buôn bán người qua biên giới, buôn bán ma túy, môi trường, hiểm họa thiên tai, đói nghèo, an ninh lương thực, an ninh con người… Những vấn đề này tác động đến an ninh của các quốc gia không kể giàu, nghèo và tác động đến hệ thống chính trị quốc tế và đòi hỏi phải có sự hợp tác của các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Cũng như các nước khác trên thế giới, mặc dù là nước đi đầu trong quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, nhưng những thách thức do các vấn đề toàn cầu hóa gây ra cũng tạo

nên những mối quan ngại đối với người dân Mỹ và các nhà hoạch định và triển khai chính sách trong chính phủ Mỹ.

Cuối thế kỷ 20 và đặc biệt là khi sang thế kỷ 21, nước Mỹ phải đối phó với những thay đổi phức tạp và khó dự đoán bởi sự cộng hưởng của các vấn đề toàn cầu như môi trường, nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, sự bất ổn định của nền kinh tế toàn cầu... vượt quá khả năng giải quyết của bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào, kể cả Mỹ. Hai ví dụ điển hình là khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và sự kiện 11/9. Vị trí cách biệt về địa lý của nước Mỹ không còn có khả năng ngăn cách tác động của những sự kiện ngoài biên giới nước Mỹ nữa. Trong một thế giới toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, cho dù mạnh đến đâu, người Mỹ cũng không thể đánh giá thấp những tác động của môi trường quốc tế đối với an ninh quốc gia Mỹ. Bởi vì theo thuyết chủ nghĩa tự do thì trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, mối đe dọa của một nước này cũng sẽ nhanh chóng trở thành điều quan ngại của người dân nước khác. Ngay khi triển khai chiến lược “ dính líu và mở rộng”, Tổng thống Bill Clintơn đã nhấn mạnh: về bản chất, không phải tất cả các nguy cơ an ninh đều cấp bách hoặc dính đến quân sự. Những vấn đề xuyên quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu, ma túy, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tăng dân số quá nhanh và dòng người tỵ nạn cũng gây ra những tác động về an ninh cho chính sách của Mỹ cả trước mắt lẫn lâu dài. Buôn bán ma túy bất hợp pháp đã gây tổn hại cho nước Mỹ mỗi năm khoảng 67 tỷ USD, hàng ngàn tỷ USD đã tiêu tốn cho các tội phạm xuyên quốc gia khác. Bên cạnh đó, hàng loạt vấn đề môi trường xuyên quốc gia đang nổi lên cũng gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến ổn định quốc tế và do đó sẽ trở thành những thách thức mới đối với chiến lược của Hoa kỳ”. Tổng Thống Clinton thừa nhận thế giới ngày nay: vẫn còn bị đe

dọa bởi những thù hận và những hiểm họa mới... Trật tự thế giới cũ không còn, thế giới trở nên kém ổn định hơn. Ông cũng chỉ ra rằng: những thách thức chúng ta gặp phải là đáng sợ trong một thế giới mà chúng ta phải cạnh tranh giành mọi cơ hội, đó là công việc không hề dễ dàng. Ví dụ, trực tiếp đối với Mỹ, căn bệnh HIV/AIDs đang là mối đe dọa không nhỏ. Đây là một trong năm căn bệnh hàng đầu dẫn đến tử vong của lứa tuổi 25-44. Bộ Y tế và Dịch vụ Con người (Department of Health and Human Service) đánh giá rằng ở nước Mỹ, hơn 400.000 người bị bệnh AIDS trong năm 2003 và khoảng 850.000-900.000 người bị nhiễm HIV. Các trường hợp bị AIDS ngày càng tăng trong các cộng đồng, trong đó người Mỹ gốc Phi chiếm khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm. Và kèm theo đó có khoảng 180.000- 200.000 người bị nhiễm HIV mà không hề nhận thức được và từ họ có thể gây lây nhiễm cho người khác trong cộng đồng. Ngoài ra, có khoảng nữa triệu người khác sống ở nước Mỹ sống với HIV mà không hề được chữa trị. Cùng với HIV/AIDS, vấn đề buôn bán ma túy cũng đang là mối hiểm họa tiềm tàng với sự ổn định của cộng đồng trên toàn nước Mỹ. Hiện tại, Mỹ rất quan ngại vì tỷ lệ thanh thiếu niên nghiện hút tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Tại Mỹ, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, số người nghiện hút ở độ tuổi từ 18 đến 25 chỉ chiếm 4% tổng số người nghiện, đến đầu thập kỷ 80 con số này tăng lên đến 6,4%. Và đến giai đoạn cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, số người nghiện là thanh thiếu niên của Mỹ đã đạt mức đáng ngại. Đến năm 2004, có 19,1 triệu thanh niên Mỹ trong đó 7,9% là số tuổi từ12, tiêu tốn đến 60 tỷ USD mỗi năm. Theo thống kê của Cơ quan kiểm soát Ma túy Quốc gia của Nhà trắng thì ma túy trái phép đã gây tổn hại cho Mỹ là 180,9 tỷ USD. Những mối hiểm họa có nguồn gốc từ các vấn đề toàn cầu này tác động trực tiếp đến sự bền vững của từng cá nhân và cộng đồng trong lòng xã hội Mỹ.

Tiểu kết: Hiện tại, trong khi nước Mỹ phải tập trung toàn lực đối phó với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, thì những vấn đề toàn cầu khác vẫn có nguy cơ đe dọa ổn định ở các khu vực, nơi mà Mỹ có những lợi ích thiết yếu. Sự đan xen giữa các vấn đề toàn cầu đang ngày càng lan rộng, càng cho thấy những thách thức mà nước Mỹ phải đối mặt rất phức tạp, đa dạng và phân tán. Lý do chính là vì Mỹ được coi là siêu cường duy nhất, nhưng Mỹ không thể chi phối toàn bộ công việc của thế giới và áp đặt ý chí của mình. Quyền lực trong kỷ nguyên toàn cầu hóa trở nên phân tán hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó các mối đe dọa ít nhất cũng nguy hiểm và có phần phức tạp như chúng ta đã gặp ở thời kỳ trước đây. Một trật tự thế giới mới đang hình thành trong đó Mỹ không thể dễ dàng áp đặt tất cả mọi ý muốn của mình đối với hệ thống quốc tế. Chính vì vậy, các chính quyền Mỹ sau Chiến tranh lạnh đều nhấn mạnh vai trò của các liên minh và đánh giá cao sự hỗ trợ của các đồng minh trong các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong thế kỷ XX Mỹ đã trở thành một đế chế toàn cầu đầu tiên trong lịch sử loài người, sự vươn lên của Mỹ không chỉ dừng lại ở phía cạnh kinh tế hay quân sự mà đó là sự phát triên một cách toàn diện cả về những sức mạnh cứng cũng như sức mạnh mềm. Chính vì vậy thế kỷ XX được gọi là

thế kỷ Mỹ, sức mạnh và quyền lực của Mỹ đã phủ bóng ở khắp nơi trên toàn cầu, nước Mỹ đã trở thành cường quốc duy nhất có quyền định đoạt thế giới, nước Mỹ cũng là những chủ nhân của những khái niệm mà chỉ có người Mỹ đồng nhất như thế nào là dân chủ, thế nào là công lý, tự do, thế nào là quyền con người và chủ nghĩa đa văn hóa, hay chủ nghĩa khủng bố…nói cách khác sức mạnh của Mỹ khiến cho Mỹ tự ban cho mình một siêu quyền lực mà ở đó Mỹ là người người kể chuyện cho toàn thế giới.

Bước sang thế kỷ XXI với sự trỗi dậy của các cường quốc năng động đã khiến cho Mỹ phải lo ngại, những dấu hiệu của sự suy thoái đã biểu hiện trong nền kinh tế Mỹ như sự mất giá của đồng đôla, tốc độ tăng trưởng kinh tế có lúc bị âm, nhưng với nền tảng vật chất đã tích tụ trong thế kỷ XX vẫn giúp Mỹ duy trì và đạt mức tăng trưởng lớn nhất thế giới, vị trí hàng đầu của vẫn chưa có cường quốc nào vợt qua, tổng sản lượng kinh tế của Mỹ lớn hơn gấp nhiều lần so với quốc gia đứng liền kề sau Mỹ, chính điều đó khẳng định rằng trong thế kỷ XXI, ngôi vị của Mỹ vẫn chưa chuyển sang cho bất cứ một

cường quốc nào. Những chính sách của Mỹ từ chiến lược ngoại giao cho đến những chính sách phát triển kinh tế, quân sự và việc mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên ngoài càng cho thấy tham vọng duy trì vị thế đứng đầu thế giới của Mỹ hơn bao giờ hết.

Trong bối canh thế giới ngày đang có những biến đổi rất năng động, sự vươn lên của các cường quốc đã làm cho trật tự thế giới mới được định hình đó là trật tự nhất siêu đa cường, trong đó Mỹ vẫn là một siêu cường quốc cho dù bên cạnh Mỹ còn có rất nhiều các cường quốc khác, chính vì vậy mọi nỗ lực của Mỹ trong thế kỷ XXI đều nhằm mục đích cuối cùng là duy trì ngôi vi siêu cường quốc trên thê giới.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w