Những tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI 1 Tham vọng về kinh tế.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 25 - 28)

2.3.1 Tham vọng về kinh tế.

Nếu như trong thập niên 80 của thế kỷ XX sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản đã đưa đến mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 9% trong suốt 23 năm liên tục, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Những con số tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản trong những năm 1960 – 1969 tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Nhật Bản là 13,6% tăng gấp 6 lần so với Mỹ, tăng 5 lần so với Anh, 3 lần so với Pháp và 2 lần so với Đức, năm 1973 tổng giá trị quốc dân của Nhật Bản đạt 402 tỉ USD đã khiến, người ta lo ngại rằng Nhật Bản sẽ đi đến thay thế vị trí đứng đầu của Mỹ về kinh tế và là chủ nhân của thế giới trong tương lai. Nhưng trên thực tế không xẩy ra điều đó, vì từ năm 1973 đến nay kinh tế Nhật Bản đi vào phát triển

theo chiều sâu và liên tục vấp vào những cuộc khủng hoảng chu kỳ 1973, 1980, 1998, 2008 do đó Nhật Bản không thể thực hiện được cú cán đích cuối cùng trong cuộc chạy đua giành ngôi vị bá chủ nền kinh tế thế giới, vị trí đó của Mỹ vẫn chưa có quốc gia nào đủ khả năng tranh giành.

Bước sang thế kỷ XXI sự trỗi đạy của những người khủng lô cũng khiến người ta nghi ngờ về vị trí và quyền lực kinh tế của Mỹ trong thế kỷ mới, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Brazin, Nga, Ấn Độ đang chiếm 33% GDP của toàn thế giới: “hiện giờ thì những người khủng lồ đang hành động và với kích cỡ to lớn mà tự nhiên phú cho, họ sẽ in đậm những dấu chân trên bản đồ…” [5, tr.37] .

Vậy sức mạnh kinh tế của Mỹ có còn được duy trì trong thê kỷ mới hay không? Sự vươn lên của các quốc gia đang phát triển có thực sự thay thế được vị thế đứng đầu của Mỹ trong nền kinh tế thế giới hay không? Khảo sát xu thế phát triển kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI chúng ta thấy nền kinh tế thế giới đang vận động với biên độ ngày càng nhanh, các chu kỳ kinh tế được rút ngắn lại, khoảng cách giữa tăng trưởng và suy thoái trở nên mong manh hơn. “Trong khoảng thời gian từ 2001 – 2010 giá trị tổng sản phẩm quốc gia (GDP) toàn thế giới theo giá trị thực ước tính đạt 463.675.35 tỉ USD, gấp 1,6 lần so với giai đoạn 1990 – 2000, tốc độ tăng trưởng chung bình ước tính đạt 3,2%” [dẫn theo 19]. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008, 2009 tác động không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, lần đầu tiên trong vòng 20 năm (1990 – 2010) tốc độ tăng trưởng kinh tế lại âm, nhịp độ phát triển kinh tế thế giới có sự biến động mạnh, năm 2007 tốc độ kinh tế thế giới đạt 5,2% thì đến năm 2008 giảm xuống 2% , năm 2009 âm 1,3%.

Cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới, kinh tế Mỹ với vị trí đầu tàu nền kinh tế thế giới cũng có những biểu hiện suy thoái tương đối, sự

đóng góp của kinh tế Mỹ đối với kinh tế thế giới cũng giảm dần theo thời gian:

tỷ trọng của nền kinh tế Hòa Kỳ đối với kinh tế thế giới càng giảm, tỷ trọng này năm 2008 là 23.79% - mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, giảm 8% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Hoa Kỳ giảm từ 3,42%/năm (từ 1991-2000) xuống 1,61%/năm (từ 2001- 2010) trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới tăng từ 3,07%/năm (1991-2000) lên 3,2%/năm (2001-2010)”.[dẫn theo.19], tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là nước có tỷ trọng GDP luôn ở mức đứng đầu, đạt 14441.42 tỷ USD năm 2008 (trước khi rơi xuống đáy suy thoái vào năm 2009), chiếm 23.79% tổng GDP của thế giới, gấp 2.94 lần GDP của Nhật Bản (nước đứng thứ 2) và 3.33 lần GDP của Trung Quốc (nước đứng thứ 3), năm 2010 GDP của Hoa Kỳ 14.700 tỷ trong khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc mới chỉ có 5878,6 tỷ USD. Năm 2008 tổng giá trị tín dụng ngân hàng của toàn thế giới là 61,1 nghìn tỷ USD (bằng 101% tổng GDP), tăng 221% so với năm 1990, trong đó tín dụng Ngân hàng tại Mỹ đạt 12.5 tỷ USD (chiếm 20.4%), Mỹ cũng là quốc gia có số công ty có số vốn tư bản hóa lớn nhất thế giới, trong tổng số 50 công ty có số vốn tư bản hóa lớn nhất thế giới Mỹ đã chiếm 24 công ty chiếm 50%, Anh đứng thứ hai 6 công ty chiếm 10%, Trung Quốc đứng thứ ba với 5 công ty chiếm 10%, Thụy Sỹ đứng thứ tư với 4 công ty, Bồ Đào Nha và Nhật Bản mỗi nước có 2 công ty, Nga và Italia mỗi nước có 1 công ty, điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư tư bản ra nước ngoài của Mỹ chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm hơn 40 % tổng giá trị nhập khẩu của nước này.

Sự suy thoái của Mỹ về lĩnh vực kinh tế chỉ ở mức tương đối, so với mức tăng trưởng của các cường quốc khác Mỹ đã vượt xa về chỉ số giá trị thực, những tham vọng trong việc thống trị nền kinh tế thế giới vẫn là mối quan tâm của chính quyền Hoa Kỳ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm

2008 Mỹ ra sức thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết khủng hoảng, đặc biệt tại hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G20 tại Oasinhton và Luôn đôn Mỹ đã đạt được đồng thuận của các nước đồng minh và các nước đang phát triển (BRICs) trong việc duy trì các tổ chức tài chính như WB, IMF, để thông qua đó Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong hệ thống kinh tế toàn cầu, sư chi phối của Mỹ trong các tổ chức tài chính quốc tế này cũng chính là sự chi phối nền kinh tế thế giới đi theo con đường có lợi nhất cho Mỹ. Nguy cơ suy thoái tương đối về nền kinh tế được Mỹ hóa giải bằng các biện pháp khẩn cấp, như việc chấp nhận cắt giảm lãi xuất đồng đôla để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế, việc làm này sẽ giảm áp lực cho các ngân hàng Mỹ trong việc cho vay vốn, nhưng nó lại kích thích người dân và các doanh nghiệp Mỹ vay được nhiều tiền hơn cho viêc đầu tư phát triển kinh tế ra bên ngoài và mua sắm, tiêu thụ sản phẩm trong nước, sự cắt giảm lãi xuất đồng đôla của Mỹ cũng được sự ủng hộ của thị trường châu Âu vì đồng Euro cũng giảm 4% so với trước. Chính quyền Hoa Kỳ liên tiếp bơm vào thị trường Mỹ những gói kích cầu lớn 47,25 tỷ USD năm 2007, 168 tỷ USD năm 2008 thông qua đó mà cứu vãn tình hình trong nước và tiếp tục chi phối nền kinh tế thế giới, Mỹ cũng rót 24 tỷ USD vào thị trường châu Âu để làm giảm đi áp lực đối với Mỹ.

Như vậy những biểu hiện của nền kinh tế Mỹ cho thấy trên thế giới thời điểm đầu thế kỷ XXI xuất hiện nhiều cường quốc về kinh tế nhưng hầu hết các quốc gia đó chưa lớn mạnh và phát triển toàn diện như Mỹ, sự suy thoái của Mỹ chỉ ở mức tương đối, đóng góp của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới luôn ở mức cao nhất, sự chi phối của Mỹ trong nền kinh tế thế giới hiện nay là không thể phủ nhận, sức ảnh hưởng của kinh tế Mỹ có thể thúc đẩy hay cũng có thể làm trao đảo nền kinh tế thế giới hiện nay.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 25 - 28)