Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai, lại là một trong hai cường quốc đứng đầu trật tự thế giới Ianta trong gần nửa thế kỷ, di sản mà Mỹ để lại đó là một tiềm lực quân sự khủng lồ, sức mạnh quân sự của Mỹ có thể: “thống trị ở mọi tầng bậc – đất liền, vùng biển, bầu trời, không gian…” [5, tr. 246]
Tiếp tục thực hiện chiến lược toàn cầu trong thế kỷ mới, quân sự được xem là công cụ quan trọng để cho Mỹ thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới và duy trì vai trò lãnh đạo không tranh cãi của Mỹ đã có từ thế kỷ trước. Việc đầu tư ngân sách cho quốc phòng luôn là vấn đề ưu tiên của chính phủ Mỹ:
“… nếu như các nước Châu Âu bắt đầu cắt giảm chi phí cho quân sự kể từ sau khi bức tường Beclin sụp đổ, Trung Quốc thì kiểm soát chặt chẽ hơn chi phí cho quốc phòng, còn ngân sách cho quân sự của Nga thì liên tiếp bị thất bại, ngược lại đối với Mỹ vẫn tiếp tục tăng lên, từ 260 tỷ USD giữa thập kỷ 90 thế kỷ trước, đến 329 tỷ USD vào năm 2002, năm 2006 Mỹ chi 528 tỷ USD chiếm 46% chi phí quân sự của toàn thế giới, con số này được chính phủ tiếp tục tăng lên vào năm 2011 tới mức 548,9 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2010” [8, tr.140]. Với mức đầu tư khủng lồ từ ngân sách quốc gia đó đã khiến cho Mỹ là quốc gia có nền quân sự mạnh nhất thế giới, nếu tất cả các quốc gia trên thế giới tập trung sức mạnh quân sự của mình vào thì cũng không thể là mối đe dọa đối với Mỹ được:
“ sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ không chỉ lớn gấp hai lần tiềm lực quân sự của chín nước đối thủ hùng mạnh, Nga, Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên, Iraq, Libia, Syria, Sudan, Cuba, mà không đâu tập trung sức mạnh quân sự hùng hậu như hải quân như Hoa Kỳ, sở hữu cụm chiến thuật hạt nhân gồm ba tàu chiến, trong đó tàu sân bay “Enterprise” dài 300m, cao 70m, tiềm lực của cụm chiến thuật hải quân như vậy còn lớn hơn của tất cả các lực lượng vũ trang của tất cả các nước đang phát triển gộp lại” [8, tr. 139 – 140].
Trên thực tế sức mạnh quân sự của Mỹ được xây dựng trên tất cả các phương diện, rất hùng hậu và được trang bị phương tiện chiến đấu đầy đủ và hiện đại nhất, thuận tiện cho tác chiến.
Trước hết là lực lượng bộ binh, đây là lực lượng chiếm quân số đông nhất trong quân đội Mỹ:
“hiện nay lực lượng bộ binh Mỹ có 1,2 triệu sĩ quan và binh lính, trong số này có 502,200 quân chính quy được phiên chế thành 2 sư đoàn tăng, 2 sư đoàn kỹ thuật cơ giới, 1 sư đoàn lính dù, 1 sư đoàn phản ứng nhanh và 2 sư đoàn thiết giáp hạng nhe, ngoài ra còn có 11 lữ đoàn độc lập và 14 bộ phận đảm bảo tác chiến. Hiện nay Mỹ có 34 lữ đoàn chủ lực có khả năng tự tác chiến và chủ động chiến đấu trực tiếp với đối thủ” [20]. Với một cơ cấu hùng hậu như vậy lực lượng bộ binh Mỹ có thể hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào do bộ tổng chỉ huy giao phó. Cùng với những biến động về chính trị, xã hội mang tính toàn cầu trong 10 năm qua, vai trò của bộ binh Mỹ lại càng trở nên quan trọng hơn, mọi yêu cầu về việc cải tổ lại bộ binh và các nghiên cứu, sáng chế ra các phương tiện chiến đấu cho lực lượng này được bộ quốc phòng Hoa Kỳ quan tâm hơn bao giờ hết, kinh nghiệm từ chiến trường Apganitxtan đòi hỏi một lực lượng bộ binh tinh gọn và cơ động, có khả năng tác chiến trên quy mô rộng, đặc biệt là độ tuổi của các quân nhân được rút xuống, không quá tuổi 35. Trang phục cho quân đội cũng được cải tiến, làm từ chất liệu vải đặc biệt, rất nhẹ và bền, có thể thích ứng với 4 vùng khí hậu khác nhau, giày không thấm nước, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao hay lạnh. Những điều này cho thấy tính ưu việt của bộ binh Mỹ mà không một nước nào có thể sánh được với Mỹ.
Về sức mạnh hải quân: vốn dĩ hải quân Mỹ ra đời từ khi lập quốc nhằm mục đích phục vụ cho thương mại, hơn nữa hải quân Mỹ có điều kiện phát triển do nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã là yếu tố đắc địa cho hải quân Mỹ vươn lên thống trị 3 trong tổng số 4 đại dương của nhân
loài (Thái Bình Dương, Đai Tây Dương, Ấn Độ Dương). Tuy nhiên hải quân Mỹ vẫn gặp những mối đe dọa từ bên ngoài, vì vậy chính phủ Mỹ nhận thấy cần phải có một chiến lược hải quân mới để cùng thực hiện tham vọng chiến lược toàn cầu trong thời đại mới, theo đó Mỹ cho rằng hiện nay mối quan ngại của Mỹ đó là sự đe dọa từ mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia, nguy cơ các quốc gia phát triển vũ khí hạt nhân như Triều Tiên, Iran và sự chạy đua đầy tham vọng của Trung Quốc, do đó ngày từ đầu thế kỷ XXI, khi vạch ra chiến lược hải quân mới, Mỹ luôn tập trung vào xác định 3 múi nhọn chính đó là: phải xác định được kẻ thù nguy hiểm nhất, phải xác định được khu vực địa lý cụ thể để gây tầm ảnh hưởng và phải tập trung sử dụng vũ khí phù hợp với địa hình đó, trong đó Mỹ đã xác định Trung Quốc là kẻ thù đang
chạy đua ngang sức, còn Triều Tiên Và Iran tuy không phải là kẻ chạy đua ngang sức nhưng lại là những nước sở hữu hạt nhân nên được xem là là kẻ thù quan trọng, lực lượng hồi giáo cực đoan và lực lượng khủng bố xuyên quốc gia cũng được xem là kẻ thủ nguy hiểm. Với ba loại kẻ thù này Mỹ đều xây dựng những kế hoạch tấn công cụ thể, phù hợp với điều kiện địa hình cụ thể và với những loại vũ khí có ưu thế nhất, điển hình là với Trung Quốc được xem là kẻ thù chạy đua ngang sức với Mỹ về hải quân và quyền lợi về biển, nên Mỹ đã xác định:
“về địa lý chiến trường Trung Quốc bao gồm những vùng biển quan trọng, các nơi cần tập trung chú ý là biển Đông Trung Hoa, biển Nam Trung Hoa cùng dãy đảo giữa những biển đó (với Đài Loan là trung tâm). Về vũ khí có vai trò răn đe hạt nhân từ các tên lửa hành trình phóng từ các bệ tàu ngầm và tàu nổi, nhằm vào các căn cứ quân sự và các cơ sở chính trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, đặc điểm chính của cách răn đe hạt nhân này hơi khác với Liên Xô. Cụ thể nó ngăn Trung Quốc đến các đường biển giao thông và thương mại quan trọng, nhất là nhập khẩu qua biển nam Trung Hoa và xuất
khẩu hàng hóa qua biển nam và đông Trung Hoa, nhiệm vụ này sẽ do hàng không mẫu hạm tấn công và tàu nổi của Mỹ thực hiện. Ngoài ra chiến lược này là quan trọng để lực lượng Mỹ có thể không cho Trung Quốc ngăn cản Hoa Kỳ sử dụng các biển đó…” [12, tr.46].
Qua chiến lược hải quân mới của Mỹ đã cho thấy tham vọng làm bá chủ về biển và tiếp tục thực hiện mục tiêu kìm hãm Trung Quốc xã hội chủ nghĩa của Mỹ không hề bị từ bỏ, ngược lại với sự vươn lên của Trung Quốc đã trở thành trọng tâm chống phá và tranh giành ảnh hưởng trên biển đối với Mỹ, đặc biệt là khu vực biển Đông Nam Á. Để thực hiện tham vọng bá chủ đó Mỹ không ngừng tăng cương sức mạnh hải quân cho mình, ngày nay Mỹ có tới 313 tàu chiến, trong đó có 11 tàu sân bay, Nếu so sánh tiềm lực hải quân của Hoa Kỳ với các nước khác, Hoa Kỳ luôn dẫn đầu về số lượng hạm đội, tàu sân bay: Mỹ 11 tàu sân bay, Anh có 1, Nga có 1, Pháp có 1, Brazin có 1, Tây Ban Nha có 2, Ấn Độ có 1, Thái Lan có 1 và Italia có 1.
Mỹ cầm đầu liên minh hải quân lên đến 1000 tàu, mục đích của liên minh này là để bảo vệ nền kinh tế lưu thông toàn cầu, cứu trợ thiên tai, nhân đạo, nhưng đối với Mỹ nhiệm vụ quan trọng nhất mà hải quân Mỹ phải thực hiện là phải đảm bảo luồng thương mại tự do đến Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ đến các nước khác trong thời kỳ tự do thương mại hóa toàn cầu.
Không chỉ chiếm lĩnh trên mặt biển, mà ngay ở trên đất liền Mỹ cũng gây ảnh hưởng và thanh thế với các nước đồng minh, đặc biệt là các quốc gia láng giềng của Nga và Trung Quốc. Sự kiện 11 – 9 – 2001 đã đánh dấu cho chiến dịch chống khủng bố do Mỹ cầm đầu, nhưng cũng từ đây mà các căn cứ quân sự của Mỹ không ngừng tăng lên, không gian địa lý có sự chiếm đóng của quân đội Mỹ càng được mở rộng:
“Mỹ xây dựng thêm 14 căn cứ quân sự ở vùng Perique, đưa ra kế hoạch xây dựng và củng cố 20 căn cứ quân sự ở Iraq và hàng chục căn cứ quân sự ở Trung Á. Mỹ đàm phán với các nước Mônacô, Algieria, cộng hào
Mali, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrguzstan, Italia, Ghana, Brazin, Autralia, Balan, Cộng hòa Czech, Pháp để xây dựng căn cứ quân sự, mục đích cuối cùng là thiết lập chuỗi căn cứ quân sự dọc theo hành lang Đông – Tây giữa Côlômbia, Maghreb, Cận Đông, Trung Á cho đến Philippin mà Mỹ gọi là “trục bất ổn định” đồng thời Mỹ dễ dàng và tiếp cận thường xuyên với các nguồn tài nguyên ở đây” [18, tr. 39 – 40]. Việc Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự ở Apghanistan, Pakistan, và ba nước cộng hòa Liên Xô trước đây là để nhằm vào Nga, còn các căn cư ở Manas, Kyrguzstan, cách biên giới Trung Quốc 250 dặm cùng với các căn cứ quân sự phía đông như Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Đài Loan đã tạo thành một vòng khép kín đối với Trung Quốc, là dấu hiệu răn đe cho sự vươn lên của Trung Quốc trong thời đại ngày nay. Cùng với các căn cứ quân sự đó, Mỹ cúng rải lực lượng quân đội trên nhiều vùng lãnh thổ và ở các khu vực khác nhau như:
Bảng 2.1: Quân số của Mỹ ở nước ngoài. [dẫn theo: 4tr. 117] Các nước ở đó Mỹ có trên 200 quân Số lượng
Đức 60.035 Nhật Bản 41.257 Hàn Quốc 35.663 Italia 11.677 Anh 11.379 Bôsnia – Hêzgovina 8.170 Ai Cập 5.846 Panama 5.400 Hungari 4.220
Tây Ban Nha 3.575
Thổ Nhĩ Kỳ 2.864 Ai Len 1.960 Arập Xêút 1.722 Bỉ 1.679 Kuwait 1.640 Croatia 866 Barhein 748 Diego Garcia 705
Hà Lan 703 Macedonia 518 Hy Lạp 498 Honduras 427 Úc 333 Haiti 239 Tổng số 259.871 Trên bộ 218.957 Trên biển 40.914
Từ tiềm lực quân sự đó đã khiến Mỹ luôn tự cho mình quyên lãnh đạo Thế giới, không có quốc gia nào ngoài Mỹ (trừ Hội đồng bảo an LHQ) tự cho mình các đặc quyền cấm vận và trừng phạt đối với các quốc gia sản xuất vũ khí hạt nhân, trong đó có Ấn Độ, Pakistan. Mỹ đã dựng lên bức màn đe dọa CHDCND Triều Tiên, Iran vì đây là các quốc gia sở hữu sức mạnh hạt nhân, trong khi đó Mỹ lại là quốc gia có trữ lượng hạt nhân lớn nhất và cũng là quốc gia duy nhất trong lịch sử đã từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh, gây ra thảm họa cho nhân dân Nhật Bản. Quyền lực và tham vọng của Mỹ còn thể hiện ở chỗ Mỹ là người khởi sướng soạn thảo hiệp định sử dụng vũ khí hạt nhân đối với bảy quốc gia: Nga, Trung Quốc, Iraq, Triều Tiên, Iran, Libia, và Syri, trong đó Mỹ cam đoan rằng Washington có trách nhiệm không sử dụng vũ khí hạt nhân chống các quốc gia không có vũ khí hạt nhân nếu quốc gia đó không chống lại nước Mỹ hoặc không liên kết với các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác. Mỹ là đạo diễn của các chiến dịch chống khủng bố, can thiệp vào các quốc gia khác với chiêu bài nhân quyền.
Trong thời gian gần đây, Mỹ cùng với quân đội các nước đồng minh tiến hành các cuộc tập trận trên biển và trên bộ, một mặt để phô trương thanh thế quân sự của Mỹ với các đối thủ, nhưng mặt khác cũng cho thấy tham vọng về chiến lược toàn cầu của Mỹ chưa hề muốn từ bỏ. Đồng thời những hành động đó còn cho thấy ngoài việc sử dụng sức mạnh mềm để gây ảnh
hưởng của mình với thế giới, Mỹ cũng sẵn sàng sử dụng sức mạnh cứng để đạt được mục tiêu chiến lược toàn cầu của mình.