Đối với châu Phi.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 37 - 38)

Châu Phi gồm 54 quốc gia, với tổng diện tích hơn 30 triệu km2 và hơn 800 triệu dân, nguồn tài nguyên đa dạng, dồi dào, nhất là dầu mỏ và các kim loại quý (vàng), đang trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới. Do từng là thuộc địa, giành độc lập chưa lâu nên so với các lục địa khác châu Phi chậm phát triển hơn, nhưng châu lục này cũng là một thị trường tiềm năng với sức tiêu thụ mạnh. Lục địa đen hấp dẫn đến nỗi cụm từ "cuộc đua tới châu Phi" không còn xa lạ bởi nhiều cường quốc có chính sách đặc biệt hướng tới châu lục này. Đối với nước Anh tiếp tục thông qua khối thịnh vượng chung để xâm nhập châu Phi, còn Pháp với mối liên hệ về văn hóa, ngôn ngữ mở rộng ảnh hưởng ở các nước châu Phi như Algiêria, Sênêgan, Tuynisia,... Đối với Mỹ, châu Phi luôn nằm trong chiến lược đầu tư vì Mỹ nhập tới 20% dầu thô từ các nước nam sa mạc Sahara.

Trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ tới Ghana, Tổng thống Obama đã khẳng định "châu Phi không nằm ngoài các vấn đề thế giới" và châu Phi là một phần không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu. Trong nhiều năm qua, các cuộc xung đột và tình trạng bất ổn ở Sudan và Sômalia đã tác động mạnh đến các nỗ lực ngoại giao của Mỹ ở châu Phi. Hiện nay, chính quyền Ôbanma dường như muốn trực tiếp tập trung nỗ lực hơn vào châu Phi. Theo các nhà phân tích, chuyến thăm của ông Ôbama tới Ghana là một "động thái sáng suốt" để tăng cường mối quan hệ và ảnh hưởng của Mỹ với các đồng minh Tây Phi và thiết lập một liên minh mới để khai thác các nguồn lợi tài nguyên ở châu Phi. Bộ Năng lượng Mỹ từng cam kết đến năm 2020, mỗi năm Mỹ sẽ nhập khẩu hơn 770 triệu thùng dầu của châu Phi. Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ cho rằng, vào năm 2015, lượng dầu nhập khẩu của châu Phi sẽ chiếm 25% tổng khối lượng dầu nhập

khẩu của Mỹ. Hiện trao đổi thương mại giữa Mỹ và các nước nam sa mạc Sahara vẫn nhỏ mặc dù Mỹ đã áp dụng liệu pháp miễn thuế đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của khu vực này. Các nước nam Sahara chỉ chiếm hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ năm 2008. Nhập khẩu của Mỹ từ khu vực này tăng 28% năm 2008, đạt 86 tỷ USD, trong đó dầu mỏ chiếm 80% (71,2 tỷ USD). Mỹ cũng nhập khẩu khoảng ba tỷ USD bạch kim, 1,6 tỷ USD kim cương và 1,3 tỷ USD sắt thép từ châu Phi. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tới khu vực này trị giá 18,6 tỷ USD, chủ yếu là ô-tô, ngũ cốc, hạt lấy dầu, các sản phẩm hóa dầu và than, máy bay. QH Mỹ đã thông qua một số luật nhằm thúc đẩy thương mại với lục địa đen.

Những chính sách có phần tích cực của Mỹ đối với lục địa đen này một phần vì Mỹ đã nhìn thấy được nguồn lợi từ châu lục này có lợi cho nền kinh tế Mỹ, mặt khác các cường quốc khác cũng đang chạy đua với Mỹ đến châu Phi Trung Quốc chấp nhận xóa nợ cho châu Phi. Nga, Nhật Bản cũng đã có những động thái với khu vực này, việc vươn tầm ảnh hưởng của Mỹ tới châu Phi càng chứng minh cho tham vong muốn lãnh đạo thế giới của Mỹ.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w