Sự ảnh hưởng và tính phổ biến của văn hóa Mỹ đối với Thế giới trong thời đại toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 38 - 42)

giới trong thời đại toàn cầu hóa.

Ngày nay nhân loài đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, “làm phẳng thế giới và trao quyền đến từng cá nhân” [6, tr.50], với quá trình đó thì không có một quốc gia nào tồn tại một cách độc lập bếquan tỏa cảng, tự đặt riêng mình ra bên cạnh xu thế và con đường phát triển chung của nhân loài. Dựa vào những lợi thế như vốn, khoa học kỹ thuật, thông tin, nhân tài, quản lý, có thể nói các nước phát triển chính là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đặc biệt là Mỹ đang là những chủ thể định ra luật chơi, sự phát triển vượt bậc về khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông như ngày

nay đã rút ngắn lại khoảng cách cả về không gian và thời gian đối với các quốc gia trên toàn cầu, điều này càng làm cho văn hóa Mỹ càng dễ dàng xâm nhập và lấn át các nền văn hóa truyền thống khác trên thế giới:

Ngày nay không ai có thể dễ dàng phủ nhận văn hóa Mỹ khi mà tất cả mọi tầng lớp dân cư của mọi quốc gia đều có thể tiếp xúc hàng ngày với sản phẩm của nền văn hóa đó và bản thân nó hiện diện trong đời sống mỗi người. Văn hóa Mỹ đã ảnh hưởng đến tư duy và đời sống của mỗi con người một cách mạnh mẽ và từng ngày, khi mà các nước trên thế giới mở cửa, hợp tác giao lưu và phát triển kinh tế” [6, tr.53].

Có thể thấy rằng, nhờ hệ thống thông tin âm nhạc, vô tuyến, phim ảnh và internet cũng như sự xâm nhập của các công ty xuyên quốc gia của Mỹ vào các nước khác trên thế giới, từ Trung Quốc đến Pháp và ngay cả Trung Đông, đã khiến cho chính phủ các nước này lo ngại về nguy cơ văn hóa Mỹ sẽ làm hủy hoại nền văn hóa truyền thống của họ.

Tiêu biểu như trong lĩnh vực công nghiệp phim ảnh, không có một xưởng phim nào trên thế giới có thể vượt qua được Hollywood của Mỹ, các sản phẩm của phim Mỹ tràn ngập trên thị trường thế giới. Còn trong lĩnh vực âm nhạc, Mỹ là quê hương của các dòng nhạc hiện đại như nhạc Pop, Rap, Hip – Hop và nhạc Roc, cùng với cách ăn mặc tự do đến phóng khoáng đã thu hút được sự đam mê của nhiều thế hệ trẻ trên thế giới, làm biến dạng các dòng nhạc truyền thống của các quốc gia khác:

Ở Ấn Độ hay Pakistan và Bănglađét thì “ Kavvali” được coi là thánh nhạc truyền thống, loại nhạc này phải được chơi theo nhịp điệu trống và tay, để ca ngợi chúa trời, thánh tiên tri Môhamét, Ali và các thầy tế khác, nhưng trong hình thức “cải biến” mới trong giới trẻ thì “ Kavvali” biến thành những giai điệu ấn tượng với tiết tấu giật cục tạo nên nhờ nhạc cụ điện tử, những gì trước đây tạo nên sự xúc động thần thánh thì giờ đây tạo nên những cơn cực khoái của đêm nhạc Pop và sàn nhảy. Cũng tương tự như vậy những

bài hát trong phim Ấn Độ trước kia luôn có nội dung trữ tình sâu sắc thì giờ đây chỉ thể hiện độc nhất tình cảm ướt át vô nghĩa của những bài hát Mỹ thành thị” [6, Tr. 59]. Những biểu hiện này cho thấy văn hóa Mỹ hiện đại đang dần chiếm lĩnh lấy toàn thế giới, một phần nó thể hiện xu thế của thời đại với tính năng động của kinh tế thị trường phù hợp với tâm lý của giới trẻ hiện nay, nhưng mặt khác sự phổ quát đó cũng cho thấy sức mạnh mềm của Mỹ đối với thế giới thật sự lớn mạnh.

Cũng như trong lĩnh vực âm nhạc và giải trí, trong lĩnh vực khoa học và giáo dục của Mỹ hiện nay cũng chưa có quốc gia nào vượt qua được nền giáo dục chất lượng cao như Mỹ, một hệ thống giáo dục được xây dựng mang tính hiện đại và được đầu tư mạnh mẽ, nhất là trong các ngành giáo dục bậc cao của Mỹ được ví như là ngành công nghiệp hạng nhất của Mỹ, theo thống kê trong bảng xếp hạng các trường đại học nổi tiếng nhất trên thế giới thì Mỹ đã có 8 trường trong Top 10 trường trên toàn thế giới, trong bài viết: phụ trương giáo dục bậc cao đăng trên nhật báo Times có tổng kết trong Top 50 trường hàng đầu của thế giới thì Mỹ đã có 38 trường, chiếm 68% số trường đại học hàng đầu thế giới và như vậy Mỹ đã hoàn toàn thống trị nền giáo dục bậc cao của toàn nhân loại: “Với dân số chiếm 5% dân số thế giới, nhưng Mỹ đầu tư cho giáo dục tới 2,6 % GDP trong khi Châu Âu chỉ là 1,2% GDP còn Nhật Bản chỉ đầu tư 1,1% GDP của nước này cho giáo dục”

[8,tr.113], từ việc đầu tư khổng lồ đó đã khiến Mỹ xây dựng được hệ thống, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục hiện đại nhất thế giới, do đó chất lượng giáo dục của Mỹ cũng luôn là thước đo chuẩn chung của toàn cầu, trong khi mỗi năm ở Trung Quốc đào tạo được 600.000 kỹ sư, Ở Ấn Độ là 350.000 kỹ sư (năm 2004) thì ở Mỹ chỉ đào tạo được 70.000 kỹ sư, như vậy Mỹ đào tạo ít hơn Trung Quốc 8,5 lần và ít hơn Ân Độ 5 lần, nhưng số lượng kỹ sư này của Mỹ khi ra trường lại đáp ứng được những yêu cầu trong các môi trường

làm việc nước ngoài, họ đã được trang bị đầy đủ các yếu tố để đáp ứng công việc, ngược lại Ấn Độ và Trung Quốc thì lượng kỹ sư ra trường đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó thì lại rất thấp.

Không giống với các quốc gia khác trên thế giới, Mỹ tập trung đầu tư cho ngành giáo dục bậc cao hơn, hàng năm Mỹ đào tạo được 1000 tiễn sỹ khoa học máy tính, trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ con số ấy chỉ chiếm 35 đến 50 người một năm. Chính những lý do đó mà ngày nay Mỹ là điểm đến hấp dẫn nhất của các học sinh, sinh viên trên thế giới, chiếm 30% tổng số lưu học sinh trên toàn thế giới.

Có thể nói, quá trình toàn cầu hóa do Mỹ khởi xướng đã tạo cơ hội cho Mỹ xây dựng nên những tiêu chuẩn theo kiểu Mỹ và áp đặt cho bộ phận còn lại của thế giới, tính phổ biến của văn hóa Mỹ đến toàn nhân loại ngày nay càng thể hiện rõ tham vọng là người lãnh đạo thế giới trong thế kỷ mới này của Mỹ.

Tiểu kết: Trong bối cảnh biến động của thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã làm cho trật tự thế giới hai cực bị tan rã, trong đó có phần vai trò của Mỹ, nhưng không vì thế mà Mỹ ngủ quyên ngay trên chiến thắng đó, tham vọng thống lĩnh toàn bộ thế giới trong thời đại mới luôn là động lực cho chính quyền Mỹ, dưới thời tồng thống nào dù có đưa ra học thuyết nào đi chăng nữa thì cũng đều nhằm mục tiêu cuối cùng của chiến lược toàn cầu. Vươn lên lãnh đạo thế giới từ thế kỷ XX đã đem lại cho Mỹ một nền tảng cơ sở vật chất đồ sộ, do đó trong thế kỷ XXI Mỹ vẫn tiếp tục vượt xa các đối thủ của mình và duy trì ngôi vị bá chủ thế giới. Sự trỗi dậy của các cường quốc hiện nay được xem là những mục tiêu của Mỹ cần phải kiềm chế, từ trong chính sách ngoại giao, cho đến các tham vọng về kinh tế, chính trị, quân sự và tham vọng mở rộng khu vực ảnh hưởng của Mỹ ra các châu lục khác luôn là mục tiêu chiến luộc của Mỹ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w