Sự trở lại của nước Nga.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 46 - 48)

Mỹ luôn có ý định làm suy yếu hay cô lập đối với Nga, tất cả chủ trương của Mỹ đều nhằm vào hai mục đích:

thứ nhất là làm nước Nga tan rã bằng cách kích thích chủ nghĩa ly khai ở khu vực Cápcazơ và đưa quân đội Mỹ vào Trung Á…mục tiêu thứ hai là duy trì một mức độ căng thẳng nào đó giữa Mỹ và Nga để ngăn chặn sự xích lại giữa Châu Âu và Nga bằng cách duy trì chủ nghĩa đối kháng còn lại từ chiến tranh lạnh càng lâu càng tốt” [4, Tr.193]. Tuy nhiên những mục tiêu này của Mỹ đều không thành công, một mặt Mỹ đã đánh giá quá thấp đối với Nga nhưng mặt khác cũng thấy được sự khôn khéo của Nga dễ dàng đã vượt qua được những thủ đoạn của Mỹ, trong mục tiêu thứ nhất Mỹ thất bại bởi lẽ Mỹ không lường hết được tính cố kết cộng đồng quá vững chắc của cộng đồng các dân tộc Nga, nó đã có nền tảng vững chắc và luôn được bù đắp trong gần một thế kỷ vừa qua, sự thất bại trong mục tiêu thứ hai của Mỹ vì lẽ sự xa lầy của Mỹ ở Iraq và tính bất ổn trong chính sách của Mỹ với Trung Đông đã làm cho Nga có cơ hội vươn lên và thể hiện vai trò quốc tế của mình và tạo niềm tin hơn đối với Châu Âu.

Nga cũng có tiềm năng kinh tế rất lớn. Với 3% dân số thế giới nhưng Nga có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới đã được phát hiện. Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và đứng thứ 2 thế giới xuất khẩu dầu mỏ, sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hiện nay tổ hợp nhiên liệu - năng lượng Nga là một trong những tổ hợp quan trọng nhất và phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Nga, chiếm khoảng 1/4 GDP, 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Ngoài dầu mỏ, khí đốt và vàng, Nga có sản lượng khai thác kim cương đứng đầu thế giới. Sản lượng kim cương của Nga đạt 33,019 triệu cara, trị giá 1,676 tỷ USD.

GDP của Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng: GDP năm 2000 - 7,9%, 2001 - 5,1%; 2002- 4,3%, 2003 – 7,3%, 2004 – 6,8%; năm 2005 – 6,4%; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều tăng, trong đó một số ngành như khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất cao. 6 tháng đầu năm 2006, GDP của Nga tăng 6,3%, trong đó công nghiệp tăng 4,4%, nông nghiệp 1,3%. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ USD, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Năm 2005 GDP đạt 1.589 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 11.100 USD. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức và thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới, với GDP khoảng 2.300 tỷ USD, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng nhanh, tính đến 8-8-2006 đạt mức 265,6 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Đồng thời Nga cũng là đại lý vũ khí chỉ, đặc biệt là vũ khí hạng nặng chỉ đứng sau Mỹ.

Trong chính sách đối ngoại của mình, ở mỗi khu vực, Nga đã sử dụng các cách khác nhau để làm tiêu chuẩn đo lường vai trò và vị thế quốc tế của mình. Trong quan hệ với các nước châu Âu và châu Á, Nga đã tìm cách sử dụng năng lượng xuất khẩu của mình để đảm bảo cân bằng chính trị và nhất là để giải quyết các vấn đề với các quốc gia hậu Xô Viết và Trung Á. Mục tiêu trung tâm của Nga là tránh để các nước này liên kết với nhau tạo thành vòng vây thù địch quanh Nga, như việc này đã từng xảy ra trước đây tại Ba Lan, Ukraine và Georgia. Nga cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc trong giải quyết các vấn đề biên giới với Trung Quốc.

Có thể nói Nga đang vươn lên để trở thành một cường quốc: Bước vào kỷ nguyên mới cũng là thời kỳ Nga mở rộng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của mình. Với mức tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm đạt 8%, việc tham gia tích cực vào Khối BRICs và sự nhận thức về vai trò trở thành một cường quốc năng lượng trong những năm gần đây, Nga đang nỗ trở lại chi phối trật tự thế giới hiên đại. Cuộc chiến mà Nga tiến hành tại Georgia tháng 8-2008 đặt ra những lo ngại cho Mỹ và đồng minh về khả năng tiềm tàng có thể phá hoại môi trường an ninh toàn cầu của Nga.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w