Sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 42 - 46)

Từ sau Đại hộ Đảng lần thứ XI của ĐCS Trung Quốc (1978) là mốc đánh dấu cho công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc với sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình đã nhanh chóng vực dậy “người khủng lồ đang ngủ gật” này, kết quả sau 30 năm tiến hành cải cách Trung Quốc luôn đạt mức tăng

trưởng kinh tế hơn 9% mỗi năm và kéo dài trong một thời gian dài 30 năm. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế này Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất và ổn định trong lịch sử loài người. Trung Quốc đã đưa 400 triệu người thoát khỏi đói nghèo – một thành công trong chương trình xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, thu nhập của người dân đã tăng lên gấp bảy lần Trung Quốc là sự mơ ước của các nước trong thế giới thứ ba thực hiện dứt bỏ không khoan nhượng với đói nghèo, “nhà kinh tế học Jeffrey đã khẳng định: “Trung Quốc là câu chuyện phát triển thành công nhất trong lịch sử Thế giới”” [dẫn theo: 8, tr.120].Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc tăng lên đến mức chóng mặt: nếu năm 1978 Trung Quốc chỉ sản xuất được 200 máy điều hòa thì năm 2005 con số này là 48 triệu máy điều hòa. Ngày nay tốc độ xuất khẩu của Trung Quốc trong một ngày còn lớn hơn tổng sản lượng xuất khẩu năm 1978.

Điều mà Mỹ lo ngại về Trung Quốc ở chỗ, ngày nay Trung Quốc được coi là “công xưởng của Thế giới”, dẫn đầu về các lĩnh vực sản xuất như than, thép, xi măng, là quốc gia sản xuất ra 2/3 số máy photocoppy, lò Viba, đầu máy DVD, và giày dép toàn thế giới, Trung Quốc đã thống trị tuyệt đối trong lĩnh vực sản xuất giá rẻ và các sản phẩm của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường thế giới nhất là với các nước đang phát triển và chậm phát triển, ngay cả thị trường Mỹ sản phẩm của Trung Quốc cũng chiếm được một thị phần lớn, một ví dụ chứng minh cho điều này, tập đoàn Wal – Mart (Mỹ) nhập khẩu lượng hàng hóa từ Trung Quốc lên tới trị giá 18 tỷ USD và Trung Quốc trở thành nhà phân phối độc quyền cho Wal – Mart. Không chỉ có vậy, ngày nay Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất Thế Giới: “ dự trữ tính theo tỷ giá ngoại tệ của nước này là 1,5000 tỷ USD, nhiều hơn 50% so với quốc gia đứng thứ hai là Nhật Bản và lớn gấp ba lần tổng dự trữ của liên minh Châu Âu gộp lại” [18, Tr. 124].

Ngoài ra Trung Quốc đang có những động thái vươn lên chiếm lĩnh vùng ảnh hưởng cả trên biển và trên đất liền, chính phủ Trung Quốc đưa ra kế hoạch “vươn ra biển lớn”, “mượn biển để phát triển kinh tế” đặc biệt là khu vực biển nam Trung Hoa với bản đồ “hình lười bò” tranh giành chủ quyền biển đảo với các nước Đông Nam Á và đương đầu với quyền lợi của Mỹ ở Châu Á. Ngày nay Trung Quốc đang thực hiện tham vọng lãnh đạo Thế giới thứ ba thông qua các hình thức thuê đất và phát triển kinh tế ở các nước Châu Phi và Châu Mỹ, chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp quốc doanh, ngân hàng, các công ty dầu mỏ thuê đất ở bên ngoài để phát triển kinh tế, năm 1996 Thiên Tân đầu tư 50.000 USD vào Cu Ba để thuê đất trồng lúa, năm 1998 Trung Quốc mua thêm 1.050 hecta đất ở Mêxicô, năm 2004 chính quyền thành phố Trùng Khánh đã ký với chính phủ Lào hiệp định hợp tác “khu vực tổng hợp Trung – Lào” với diện tích 5.000 hecta đất để trồng rừng, thông qua các hình thức này Trung Quốc đã đưa một lượng lao động lớn trong nước ra nước ngoài, giải quyết tình trạng thất nghiệp căng thẳng trong nước, hơn thế nữa Trung Quốc đã mở ra được một thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, các mặt hàng đó dần thay thế cho hàng hóa của Mỹ.

Ấn Độ cũng giống như Trung Quốc, với diện tích rộng thứ 4 trên thế giới và dân số hơn 1 tỷ người đồng nghĩa với việc Ấn Độ cựa mình một cái đất nước này sẽ phủ một chiếc bóng dài trên khắp toàn cầu, theo sự tính toán của BRICs: “đến năm 2015 kinh tế Ấn Độ sẽ tương ứng với quy mô của Italya và đến năm 2020 nó sẽ kịp với vương quốc Anh, đến năm 2040 Ấn Độ sẽ kiêu hãnh đặt mình ở vi trí nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Đến năm 2050 thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ sẽ tăng 20 lần so với mức hiện tại” [5, tr. 178]. Trong khi các nước phát triển phải đối mặt với nguy cơ dân số già đi, hay Trung Quốc do chính sách kế hoạch mỗi gia đình chỉ được

sinh một con, khiến các quốc gia này không thể sở hữu một lực lượng lao động trẻ và năng động, còn Ấn Độ thì ngược lại, nguồn lao động trẻ đang là tài sản có giá trị của nước này.

Hiện nay kinh tế tư nhân của Ấn Độ có tốc độ phát triển hơn bất cứ quốc gia nào ở Châu Á, đó là biểu hiện của sự phát triển kinh tế của Ấn Độ, các sản phẩm của Ấn Độ cũng có sức cạnh tranh và lấn át các mặt hàng của Mỹ ngay trên sân nhà:

“tăng trưởng đạt mức mười lăm, hai mươi rồi đến hai mươi lăm phần trăm qua mỗi năm. Sức mạnh của kinh tế tư nhân vượt những tập đoàn chuyên nhận thuê ngoài như Infosys, một mối kết giao chính yếu trong rất nhiều mối kết giao tại Hoa Kỳ với Ấn Độ, tập đoàn Tata là một Cônglômêrát trải rộng bao la, sản xuất ra mọi thứ từ xe hơi đến thép, tới phần mềm và hệ thống tư vấn. Năm 2006, doanh thu của tập đoàn này tăng từ 17,8 tỷ USD lên tới 22 tỷ USD, mức tăng 23%. Reliance Industries còn năng động hơn nữa, đây chính là tập đoàn lớn nhất Ấn Độ, lợi nhuận đã tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2004 đến năm 2006, tổng doanh thu của ngành sản xuất ô tô đã tăng từ 6 tỷ USD lên đến 15 tỷ USD năm 2007. Trong 3 năm vừa qua, chỉ tính riêng Generanl Motors đã nhập khẩu hơn 1 tỷ USD phụ tùng do Ấn Độ sản xuất. Ấn Độ giờ đây có nhiều tỷ phú hơn bất cứ quốc gia nào ở Châu Á”

[5, tr.179]. Mặc dù Ấn Độ ngày nay mới chỉ được coi là quốc gia đang phát triển với mức thu nhập bình quân trên đầu người đạt mức 960 USD/năm, nhưng đây lại là quốc gia có nền kinh tế năng động và phát triển theo con đường “từ dưới lên trên”, đó là việc các công ty và các tập đoàn ngoài quốc doanh đang là chủ đạo của nền kinh tế Ấn Độ.

Không chỉ có năng động về kinh tế, về chính trị Ấn Độ cũng đang thể hiện vai trò của mình và ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, việc

mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia mà đặc biệt là Nhât Bản đã thể hiên mục đích cân bằng quyền lực ở Châu Á của Ấn Độ.

Có thể nói sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ cả về kinh tế và chính trị đã khiến cho Mỹ phải lo ngại về vị trí bá chủ của mình trong khi những năm gần đây nền kinh tế Mỹ có dấu hiêu đi xuống, thậm chí đạt mức tăng trưởng âm, số nợ của nhà nước ngày càng tăng, chiếm 68% GDP, với thực trạng đó thì càng có ý nghĩa đe dọa hơn đối với ngôi vị của Mỹ.

Một phần của tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w