Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với ngành may mặc

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh trên thị trường thị trường nội địa của công ty cổ phần May 10 (Trang 43 - 48)

II. PHÂN TÍCH TÍNH CẠNH TRANH TRONG NGÀNH MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.Phân tích các áp lực cạnh tranh đối với ngành may mặc

2.1. Áp lực từ phía khách hàng và nhà phân phối

2.1.1. Áp lực từ phía khách hàng

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi họ tạo ra thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Họ là người đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay nhu cầu về quần áo thời trang ngày càng tăng cao. mức sống của người dân tăng làm cho nhu cầu về quần áo thời trang cao cấp cũng tăng lên. Quần áo không chỉ dùng để mặc mà còn để làm đẹp.

Nó mang một ý nghĩa đặc biệt về thời trang. Thông qua bộ trang phục chúng ta thấy được phần nào sở thích và cá tính của người mặc. Ngoài ra còn là để thể hiện ngành nghề, đẳng cấp trong xã hội. Khách hàng của ngành may mặc gồm nhiều lứa tuổi và được phân loại như sau:

- Trẻ em: từ 0 đến 13 tuổi - Học sinh: từ 13 đến 19 tuổi - Sinh viên: từ 19 đến 23 tuổi

- Những người đi làm: từ 23 đến 55 tuổi

Hoặc có thể phân theo giới tính nam, nữ; hoặc người thu nhập thấp và người thu nhập cao trong đó có đối tượng doanh nhân, v.v.

Mỗi lứa tuổi lại có phong cách khác nhau. Sở thích của trẻ em khác với sở thích của người lớn. Mỗi người có sở thích khác nhau về thời trang. Do vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng là một áp lực với doanh nghiệp. Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi khó đáp ứng nhất nhưng lại có nhu cầu về mặc nhiều nhất. Thanh thiếu niên Việt Nam thường bị tác động của các làn sóng văn hóa qua các bộ phim truyền hình. Nhu cầu thời trang của lứa tuổi này rất dễ thay đổi theo các bộ phim. Đây là vấn đề rất khó khăn cho các doanh nghiệp may mặc. Bởi để cho ra một mẫu quần áo, họ phải đầu tư rất nhiều từ khâu thiết kế mẫu đến sản xuất hàng loạt, phải trả lương cho người lao động. Nhưng nếu mẫu đó ra muộn hoặc ra đúng thời điểm nhưng vì là sản phẩm thời trang nên rất dễ bị lỗi mốt. Người tiêu dùng quay lưng với những sản phẩm đã lỗi thời còn doanh nghiệp lại phải tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời dòng sản phẩm mới cho mùa tiếp theo.

Đối với những người đã đi làm, họ được chia làm hai loại khách hàng là nam và nữ. Đối với nam, sản phẩm thời trang nam ít thay đổi kiểu dáng mẫu mã hơn so với thời trang nữ. Đối với thời trang nữ, các kiểu dáng lịch sự mà vẫn nữ tính được ưu chuộng hơn hết. Dù phải làm việc trong một môi trường kinh doanh nhưng các bà các chị vẫn có nhu cầu rất lớn về làm đẹp. Yêu cầu của họ với các sản phẩm quần áo thời trang là vừa phải đẹp, độc đáo, lại phong phú đa dạng. Họ cũng muốn thể hiện cá tính riêng của mình.

Đối tượng doanh nhân là đối tượng có yêu cầu rất khắt khe về thời trang. Trang phục phải mang lại vẻ bề ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp và khẳng định vị trí của họ đối với đối tác kinh doanh. Loại sản phẩm mà đối tượng này ưu chuộng là những sản phẩm cao cấp.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một áp lực lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong ngành may mặc. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Có thể khẳng định rằng áp lực từ phía khách hàng đối với các doanh nghiệp may mặc là rất lớn.

2.1.2. Áp lực từ phía nhà phân phối

Trong ngành may mặc, nhà phân phối là những đại lý bán buôn bán lẻ, đại lý phân phối độc quyền, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, siêu thị…giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hoặc là thực hiện công việc bán hàng cho họ. Các nhà phân phối xuất hiện tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với mật độ dày đặc. Nhà phân phối được chia làm hai loại: một là nhà phân phối chính hãng gồm cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý; hai là các nhà phân phối bán lẻ khác gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ… và thường được gọi là đại lý bao tiêu và đại lý hoa hồng.

Đối với nhà phân phối chính hãng, đây là kênh phân phối do các công ty trực tiếp xây dựng và quản lý nên không có áp lực cạnh tranh nào. Với những doanh nghiệp lớn như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, An Phước, họ đều đã xây dựng được hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn thì thường chỉ đặt cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhà phân phối chính hãng phát triển không đều nhau nhưng chúng vẫn mang lại phần lớn doanh thu tiêu thụ cho ngành.

Về phía các nhà phân phối bản lẻ khác, nếu xét từng nhà phân phối riêng lẻ thì quy mô của họ không lớn nên áp lực từ phía họ lên ngành may mặc là rất nhỏ. Các siêu thị lớn như COOP-MART, Metro, Big C, Maximart…có quy mô lớn nhưng sản phẩm may mặc lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong các mặt hàng

kinh doanh của họ nên áp lực của họ là không lớn. Còn các cửa hàng đại lý khác thì có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm may mặc nên họ không gây bất cứ áp lực nào với ngành.

Chúng ta có thể thấy hệ thống phân phối của ngành may rất đa dạng trong khi đó sản phẩm được phân phối chủ yếu qua cửa hàng hoặc đại lý chính hãng nên áp lực cạnh tranh từ các nhà phân phối khác là rất nhỏ. Do đó, sức ép của nhà phân phối đối với doanh nghiệp là rất nhỏ.

2.2. Áp lực từ sản phẩm thay thế:

Sản phẩm của ngành may mặc là các sản phẩm may sẵn. Sản phẩm thay thế hàng may sẵn đó là hàng may đo thủ công tại các nhà may riêng lẻ. Mỗi khách hàng có thể đến tại các cửa hàng để may cho mình một bộ trang phục thật vừa vặn. Chúng được may theo mẫu do khách hàng lựa chọn theo sở thích, cá tính của từng người. Ưu điểm của loại sản phẩm này là mẫu mã phong phú hơn. Tuy nhiên để có được một bộ trang phục ưng ý, khách hàng phải tự đi mua vải sau đó mang đến cửa hàng. Sau khoàng 3 đến 4 ngày sau khách hàng đến cửa hàng để nhận một bộ trang phục hoàn chỉnh. Như vậy, khách hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để có được một bộ trang phục theo số đo của mình. Trong thời đại phát triển, thời gian là vô giá. Bạn luôn bận rộn và có quá ít thời gian để tới cửa hàng may đo, có thể bạn còn không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi đến ngày nó hoàn thành. Thực tế thì có rất nhiều đối tượng tìm đến với các trang phục may sẵn. Vì sao thế? Câu trả lời là với sản phẩm may sẵn, bạn không cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để có một bộ trang phục đẹp. Bạn chỉ cần đến cửa hàng, xem xét lựa chọn, thử chúng và sau khi thanh toán với nhân viên thu ngân tại cả hàng, bạn đã có một trang phục ưng ý mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Bạn cũng có thể yên tâm rằng sản phẩm bạn đang sở hữu là một trong những mẫu đang thịnh hành nhất trong năm. Vì các công ty sản xuất quần áo may sẵn đã đầu tư nghiên cứu sản phẩm và họ có một đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Những sản phẩm được tung ra thị trường sau khi đã nghiên cứu kỹ xu hướng thời trang của từng mùa. Bên cạnh đó, các sản phẩm may sẵn cũng có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với nhiều vóc dáng.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Mọi người ngày càng trở nên bận rộn hơn. Họ sẽ chọn cách làm sao cho tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn đảm bảo những yêu cầu của họ. Xu hướng này là điều kiện thuận lợi cho ngành may mặc phát triển song cũng phải chú trọng đầu tư nghiên cứu mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về mặt thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng.

Trước xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm may sẵn, các công ty chuyên về may đo như công ty Hồng Ngọc, doanh nghiệp tư nhân Cao Minh, công ty Hải Hồ… và các cửa hàng may đo khác cũng đang tìm cách lôi kéo khách hàng về phía mình. Cách thức lôi kéo của họ là vừa rút ngắn thời gian chờ đợi của khách, vừa sản xuất các sản phẩm may sẵn để khách hàng đến với cửa hàng có thể có được bộ trang phục ưng ý mà không tốn nhiều thời gian. Như vậy, xu hướng sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm may sẵn ngày càng tăng và áp lực của sản phẩm thay thế sản phẩm may sẵn ngày càng giảm.

2.3. Áp lực từ phía nhà cung cấp

Mỗi đơn vị tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có nhà cung cấp. Họ có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp may mặc cần rất nhiều yếu tố đầu vào khác nhau. Ở đây chúng ta xét tới hai nhà cung cấp quan trọng nhất đó là nhà cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị và nhà cung cấp các nguyên phụ liệu để tạo nên sản phẩm.

Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu hàng năm của công ty May 10 theo giá FOB

Đơn vị tính: USD

STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng kim ngạch NK 25.418.565 3.251.608 47.713.567 46.455.294 54.512.138 I/ Nhập NPL 25.340.326 3.165.425 46.951.186 46.201.767 54.280.786 Ấn Độ 551.813 726.512 1.357.697 2.119.377 Canada 2.455 513.297 4.098.970 46.511 Đài Loan 3.535.691 1.858.260 4.325.308 3.138.529 4.206.856 Đức 186.034 155.691 358.327 148.769 Hàn Quốc 3.500.630 7.080.641 2.854.096 2.297.953 Hồng Kông 4.495.183 7.952.155 9.110.982 9.150.517 Hungary 83.832 33.495 28 Indonexia 1.870.231 2.163.861 1.437.708 966.439 Italia 7.297 583.382 145.205 1.045 Malaisia 1.482.607 384.586 252.989 527.164 221.324 Mỹ 67.224 30 99.302 428.924 37.738 Nhật 1.367.618 232.902 1.904.286 1.715.826 2.046.687 Singapore 112.547 840.638 856.738 1.200.979 Srilanca 469.337 596.279 860.753 54.578 Thái Lan 1.195.007 148.556 2.214.034 2.881.999 2.384.152 Trung Quốc 5.448.703 13.670.527 19.100.023 25.751.314 Việt Nam 470.541 27.795 278.200 1.120.945 1.057.591

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh trên thị trường thị trường nội địa của công ty cổ phần May 10 (Trang 43 - 48)