II. PHÂN TÍCH TÍNH CẠNH TRANH TRONG NGÀNH MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Môi trường chính trị pháp lý
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước quan hệ thống chính sách, pháp luật. Đối với ngành dệt may Việt Nam cũng vậy. Tổng công ty dệt - may Việt Nam được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 253/TTG ngày 29 tháng 4 năm 1995 dựa trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơm vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về dệt may thuộc Bộ công nghiệp nhẹ và các địa phương. Đây là một sự định hướng phát triển cho ngành dệt may Việt Nam hoạt động tập trung hơn. Không chỉ vậy, dệt – may còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 186/TTG ngày 28 tháng 3 năm 1996 về danh sách các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, Tổng công ty dệt – may Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Kết quả này có được là do sự phấn đấu không ngừng của ngành dệt may kinh doanh có hiệu quả. Dệt – may đã trở thành ngành nghề kinh doanh quan trọng, đem lại lợi nhuận cao. Việc trở thành doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt đồng nghĩa với việc dệt – may sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn.
Doanh thu chủ yếu của các doanh nghiệp dệt – may đến từ hoạt động gia công cho nước ngoài. Bên cạnh đó, số lượng xuất khẩu lại bị hạn chế bới hạn
ngạch. Do vậy, nhà nước đã ban hành quyết định của Bộ Thương mại số 0035/ 2001/ QĐ – BTM và 0036/2001/ QĐ – BTM ngày 11 thàng 1 năm 2001 về việc ban hành quy chế đấu thầu hạn ngạch và việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch hàng dệt – may vào thị trường có hạn ngạch. Trước đó, Nhà nước cũng giành ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt – may khi quyết định bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt – may vào thị trường EU và Canada đối với một số mặt hàng. Tuy nhiên, chế độ hạn ngạch đã tạo ra nhiều tiêu cực trong thời gian qua. Đó là các vụ việc tham nhũng do liên quan đến chạy hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt – may. Hiện tượng này và nhiều vụ tham nhũng khác đã gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân về cách làm việc của các cơ quan nhà nước. Song đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hạn ngạch đối với hàng dệt may là không còn. Các doanh nghiệp lại phải đối mặt với nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá của Mỹ. Bộ Thương mại cùng Tập đoàn dệt may Việt Nam và một số cơ quan khác đã nghiên cứu phương án giúp đỡ các doanh nghiệp.
Đối với ngành may mặc nói chung, chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ và đinh hướng phát triển quan trọng khẳng định được vai trò quản lý của nhà nước.
1.2. Môi trường kinh tế
Nhu cầu ăn, mặc, ở là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ổn định làm cho đời sống dân cư ngày càng được nâng cao. Điều kiện sống tăng lên, nhu cầu làm đẹp của nhân dân cũng tăng lên nên nhu cầu sử dụng những sản phẩm may mặc chất lượng với thiết kế đẹp, mẫu mã đa dạng ngày càng cao. Tốc độ tăng của doanh thu dệt may nội địa luôn ở mức khoảng 10%/năm. Tốc độ này được so sánh là cao hơn so với một số ngành khác. Bên cạnh đó, dệt may luôn là một trong những ngành có kim ngach xuất khẩu cao. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì ngành may mặc của Việt nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển ở trong nước.
Xu thể đa dạng hóa hình thức sở hữu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm thu hút vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác còn phải kể
đến xu thế hội nhập kinh tế quốc như gia nhập AFTA, APEC, WTO đã và sẽ đưa đến nhiều cơ hội và thách thức cho hàng may mặc của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các hãng thời trang lớn trên thế giới, do đó các doanh nghiệp trong nước cần chú ý xây dựng chiến lược cho mình để đối phó với tình hình này. Ngoài ra, hội nhập cũng đem lại cho chúng ta cơ hội tham gia thị trường quốc tế khi mà giờ đây hàng rào thuế quan đã giảm dần.
1.3. Môi trường xã hội – dân cư
Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng tăng lên, mọi người ngày càng quan tâm chăm sóc đến hình thức bên ngoài hơn. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về trang phục. Mỗi người dân ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì có nhu cầu khác nhau về quần áo. Thêm vào đó, nước ta có trên 84 triệu dân nên nhu cầu này là rất lớn. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu này càng tăng mạnh. Bởi nhu cầu mua sắm làm đẹp của con người là vô hạn, đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ là những người thích đi mua sắm đặc biệt là quần áo. Họ có thể bỏ ra rất nhiều thời gian để đi tìm một bộ trang phục ưng ý. Vì đặc thù là sản phẩm mang tình thời trang nên yêu cầu về kiểu dáng mẫu mã là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để có được một bộ trang phục ưng ý khi bộ trang phục đó làm họ hài lòng.
Bảng 3: Thu nhập bình quân và mức chi cho may mặc
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TNBQ 1 người/ năm
Chi cho may mặc BQ 1 người/ năm
Năm 2002 Năm 2004 Năm 2002 Năm 2004
Cả nước 4272,96 5812,56 160,8 196,68 A- Thành thị, nông thôn - Thành thị 7464,72 9785,16 250,44 295,44 - Nông thôn 3301,56 4537,08 133,56 164,76 B- Giới tính chủ hộ - Nam 3991,08 5464,56 152,04 188,52 - Nữ 5354,28 7069,68 194,52 226,44 C- Vùng ĐB Sông Hồng 4237,2 5858,16 149,88 191,04 Đông Bắc 3225 4558,32 156,48 184,08 Tây Bắc 2363,76 3188,28 115,68 147,36 Bắc Trung Bộ 2825,04 3805,08 119,04 147,48 DH Nam Trung Bộ 3670,08 4978,32 164,52 191,64 Tây Nguyên 2928,36 4682,16 128,76 180,72 Đông Nam Bộ 619,6812 9995,64 244,32 276,12
ĐB Sông Cửu Long 4455,6 5652,84 156,36 192,72
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thu nhập bình quân 1người/ năm của cả nước năm 2002 là 4,27 triệu đồng đến năm 2004 là 5,81 triệu đồng tăng 1,54 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 36,03 % trong khi đó chi cho may mặc năm 2002 là 160,8 nghìn đồng, năm 2005 là 196,68 nghìn đồng tăng 35,88 nghìn đồng tương ứng tốc độ tăng là 22,33 %. Đồng thời, chúng ta cũng thấy chi cho may mặc của nữ cao hơn nam nhưng xét về tốc độ tăng chi cho may mặc thì của nam giới lại cao hơn. Nữ chi tăng 16,3% trong khi đó nam giới chi tăng 24%. Nếu xét theo vùng kinh tế thì vùng Đông Nam Bộ là vùng chi cho may mặc nhiều nhất, đây cũng là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Tuy nhiên,
Đông Nam Bộ không phải là vùng có tốc độ tăng chi cho may mặc cao nhất mà đó là vùng Tây Nguyên. Vùng này có mức thu nhập không cao song tốc độ tăng chi cho may mặc của họ là 40%. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu mua sắm và mức chi cho hàng may mặc ở nước ta ngày càng tăng.
Với tốc độ phát triển về dân cư và kinh tế như hiện nay, thì nhu cầu về hàng may mặc của hơn 84 triệu dân Việt Nam là rất lớn. Chỉ tính riêng nếu kinh tế phát triển thì cũng đủ để làm cho nhu cầu mua sắm quần áo của một người tăng lên trong tương lai. Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế nên tăng nhu cầu về hàng may mặc là điều chắc chắn.
Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng của đại bộ phận người Việt Nam là thích dùng hàng ngoại. Thêm vào đó, một thời gian dài các doanh nghiệp trong nước bỏ ngỏ thị trường nội địa khiến cho người tiêu dùng không có sự tin tưởng với hàng Việt Nam. Giờ đây khi các doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu trên “sân nhà” và người tiêu dùng cũng đã tin tưởng vào chất lượng hàng Việt Nam. Ngày càng có nhiều người sử dụng hàng quần áo thời trang do các công ty trong nước sản xuất. Một số sản phẩm như sơ mi nam cao cấp của các công ty May 10. May Việt Tiến…được thị trường ưa chuộng. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển trên thị trường nội địa.
1.4. Môi trường công nghệ
Ngành may mặc là một ngành đặc biệt bởi sản phẩm của ngành đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người. Để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, ngành phải có sự đầu tư đáng kể để duy trì và phát triển công nghệ. Mặc dù yêu cầu về công nghệ của ngành không cao song các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đổi mới trang thiết bị, máy móc để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chu kỳ công nghệ không phải là ngắn song do đặc thù là ngành thời trang phục vụ nhu cầu làm đẹp nên các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới thiết bị có công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Vì vậy, có thể coi công nghệ là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Sự phát triển của ngành may phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho việc tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Song do tại Việt nam, ngành dệt, sản xuất khuy cúc, chỉ, máy may công nghiệp phát triển không đồng bộ cùng với sự phát triển của ngành may nên trong thời gian qua hầu hết nguyên phụ liệu may mặc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu ngành phụ trợ có thể phát triển đồng bộ cùng ngành may thì việc sản xuất sản phẩm phục vụ trong nước hay xuất khẩu, chúng ta đều có thể chủ động. Khi ngành phụ trợ chưa phát triển thì rất khó để ngành may mặc có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài tràn vào trong nước.
Vừa qua, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã thông qua quy hoạch xây dựng một số khu công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu được đặt tại một số tỉnh thành phố trong cả nước. Đây sẽ là nguồn cung cấp phụ liệu quan trọng cho các doanh nghiệp đang phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Riêng với công nghệ sản xuất thiết bị may công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển. Hầu hết máy móc thiết bị do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đều không đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, hoặc nguồn cung không ổn định. Do vậy, phần lớn thiết bị của ngành may phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Những phân tích trên đặt ra yêu cầu về đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc ở nước ta trong đó bao gồm cả nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc kỹ thuật.