Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 100 - 102)

d) Phó chủ tịch UBND cấp xã

3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Chính quyền cấp xã không chỉ có nhiệm vụ thực hiện tốt Hiến pháp, luật, các chỉ thị, nghị quyết của cơ quan nhà nước cấp trên mà còn phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chủ trương, chính sách của của Đảng, các nghị quyết của cấp ủy Đảng.

Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa" [17, tr. 59].

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vẫn phát huy được vai trò quản lý nhà nước của chính quyền. Đảng lãnh đạo chính quyền thông qua công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đảng viên để giới thiệu, ứng cử vào các cơ quan trong bộ máy chính quyền các cấp. Đảng thường xuyên kiểm tra hoạt động của chính quyền, kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc trong công tác quản lý nhà nước, trong công tác cán bộ và nhất là đưa ra những định hướng trong công tác quy hoạch cán bộ.

Xuất phát từ thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Phú Thọ, cùng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cũng như xu hướng nâng cao vị thế của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Đưa đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành cán bộ, công chức nhà

nước. Đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Tỉnh Phú Thọ đã có Kế hoạch số 04/KH-TU ngày 03/4/1998 "Quy hoạch cán bộ năm 2000 đến năm 2005 và 2010"; yêu cầu quy hoạch cán bộ phải bảo đảm có đủ nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới, trẻ hóa khoảng 30-40% đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy có trách nhiệm trực tiếp xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền xã; Ban thường vụ Đảng ủy xã xây dựng quy hoạch cán bộ đối với các chức danh còn lại của xã.

Thông qua việc xây dựng quy hoạch cán bộ, cấp ủy các cấp tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; dự báo nhu cầu cán bộ, lựa chọn nguồn cán bộ. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ trẻ, đưa họ thử thách ở nhiều công tác khác nhau để nắm bắt được khả năng, sở trường, sở đoản của họ.

Phải xuất phát từ xây dựng quy hoạch cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc. Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đi vào nề nếp, Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy: Ban thường vụ các Đảng ủy xã hàng năm phải tiến hành kiểm điểm tiến độ thực hiện quy hoạch về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch. Để đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, tập thể Ban thường vụ huyện, thành, thị ủy phải có Nghị quyết về việc giới thiệu những người tham gia ứng cử để bầu vào các chức danh trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w