Đặc điểm về an nin h chính trị, văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 46 - 48)

Nhận xét về tình hình an ninh - chính trị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn

chung ổn định. Việc khiếu kiện của quần chúng nhân dân tuy có giảm hơn so với trước, song vẫn xảy ra ở một số địa bàn trong tỉnh như: Việt Trì, Lâm Thao, Đoan Hùng, Phù Ninh... Nội dung khiếu kiện tập trung chủ yếu về những vấn đề

liên quan đến vấn đề quản lý đất đai của chính quyền cấp xã, chính sách đền bù khi giải phóng mặt bằng, chính sách xã hội... Có những khiếu kiện của nhân dân kéo dài, khiếu kiện vượt cấp đến các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương hiện đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Điển hình là vụ khiếu kiện của một số công dân xã Thụy Vân - Việt Trì về việc đền bù giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Thụy Vân kéo dài từ tháng 9/2000 đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Cuối tháng 11/2001 một số công dân xã Thụy Vân tiếp tục về Trung ương để khiếu kiện, mặc dù tháng 3/2001 Đoàn công tác của Tổng Thanh tra Nhà nước về làm việc, giải quyết khiếu kiện nhưng họ vẫn chưa nhất trí và tiếp tục khiếu kiện.

Ở xã Bản Nguyên - huyện Lâm Thao, một số người lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo đã viết đơn và vận động một số người khác ký vào đơn hoặc mạo chữ ký của người khác, lấy danh nghĩa tập thể để gửi đơn lên cấp trên đòi chia lại đất nông nghiệp giữa hai hợp tác xã. Một số hộ còn có đơn xin lại đất trước đây đã nhập vào hợp tác xã... Các cơ quan, ban ngành ở huyện Lâm Thao đã giải quyết bằng nhiều biện pháp, đến nay tình hình đã tương đối ổn định.

Tỉnh Phú Thọ có hai tôn giáo chủ yếu là Công giáo và Phật giáo với tổng số gần 130 nghìn tín đồ chiếm gần 10% dân số trong toàn tỉnh.

Trong thông báo kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng chính quyền năm 2001, khi đánh giá tình hình tôn giáo đã nêu rõ:

Hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường, song các tôn giáo có biểu hiện tranh thủ tập hợp quần chúng theo đạo, làm sầm uất xứ đạo; nơi nào cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc - lãnh đạo, quản lý tập hợp, tuyên truyền giáo dục tốt thì ở đó kinh tế phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tốt... Tuy vậy hoạt động của các tôn giáo luôn chú trọng các hoạt động củng cố tổ chức, củng cố

đức an, thu hút các tầng lớp tín đồ vào các hoạt động tôn giáo, tham gia các hoạt động từ thiện, tranh thủ chính quyền [7, tr. 309-310].

Về y tế: Toàn tỉnh có 270 trạm y tế với 1.305 cán bộ y tế cấp xã; 2.789

nhân viên y tế thôn bản hoạt động ở 2.789 khu dân cư đạt 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, đã và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Theo báo cáo của Sở Y tế hiện nay 100% trạm y tế cơ sở có tủ thuốc hoạt động và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hiện nay trên toàn tỉnh mới có 60/270 trạm y tế cấp xã có bác sĩ tại chỗ, nhưng chủ yếu tập trung ở các phường, thị trấn.

Về sản xuất công nghiệp: Phú Thọ là một trong những tỉnh có nền

công nghiệp sớm và nay vẫn là một trong những tỉnh có cơ cấu công nghiệp tiến bộ. Đã hình thành tam giác công nghiệp mang tính đa dạng như: Khu công nghiệp Việt Trì, Lâm Thao, Bãi Bằng, Thanh Ba, Hạ Hòa. Tuy khu công nghiệp Việt Trì đã và có phần lạc hậu, cần sớm được thay đổi thiết bị, công nghệ. Các khu công nghiệp mới xây dựng đều phát huy tốt, làm ăn có lãi và nộp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.

Về thương mại - du lịch: Phú Thọ là tỉnh giầu tiềm năng du lịch, đền

thờ Hùng Vương là điểm du lịch có một không hai trong cả nước và còn nhiều khu di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng khác cần được đầu tư thích đáng và khai thác có hiệu quả.

Toàn tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc với tổng số 58.268 đảng viên sinh hoạt tại 779 tổ chức cơ sở đảng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 46 - 48)