đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã hiện nay
Tình trạng bất cập về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở nước ta được thể hiện qua số liệu tổng hợp của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ theo những chỉ tiêu cụ thể dưới đây:
Về trình độ văn hóa, chuyên môn, trình độ chính trị và trình độ quản lý nhà nước.
Bảng 1.1: Tổng hợp số liệu cấp xã toàn quốc
Các chức danh Trình độ văn hóa (tỷ lệ %) Trình độ c. môn (tỷ lệ %) Trình độ c. trị (tỷ lệ %) THCS PTTH T.cấp ĐH T.cấp CC-ĐH Bí thư đảng ủy, CTHĐND, CTUBND 37,8 55,8 9,7 5,3 57,5 5,4 Phó BTĐU, Phó CTHĐND, UBND 41,7 52,1 7,3 3,5 41,7 1,8 CTMTTQ và trưởng 4 đoàn thể 50,9 35,6 9,5 2,3 20,5 1,1 4 Chức danh chuyên môn 33,7 60,7 14,6 2,8 10,7 1,2 Các chức danh khác thuộc UBND 45,5 42,5 11,8 2,2 19,2 0,1 Bình quân 41,9 49,3 10,5 3,2 30,0 1,9
Nguồn: Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Qua bảng trên cho thấy, cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ văn hóa chủ yếu là THCS, PTTH (93,62%); trình độ chuyên môn cả trung cấp và đại học chỉ 15%; trình độ chính trị chủ yếu là trung cấp nhưng cũng chỉ mới đạt 57,5%, trình độ cao cấp và đại học chính trị chỉ chiếm 5,4%. Đối với đội ngũ Phó bí thư, Phó chủ tịch HĐND, UBND và các chức danh khác cũng có tỷ lệ tương tự.
Bảng 1.2: Đánh giá trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ xã theo vùng lãnh thổ
Vùng Trình độ văn hóa (tỷ lệ %) Trình độ c.môn (tỷ lệ %) Trình độ c.trị (tỷ lệ %) Qua lớp QLNN
THCS PTTH T.cấp ĐH T.cấp CC- ĐH
Tỷ lệ %
4 T.P trực thuộc Trung ương 14,1 85,7 10,2 15,5 60,5 8,3 54,415 tỉnh miền núi phía Bắc 53,6 34,5 11,6 1,8 40,8 0,8 32,3 15 tỉnh miền núi phía Bắc 53,6 34,5 11,6 1,8 40,8 0,8 32,3 14 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, khu Bốn cũ 34,6 64,4 10,1 4,3 55,0 1,7 43,8 11 Tỉnh miền Trung và Tây Nguyên 42,4 43,1 6,9 2,8 38,7 4,0 39,1 17 Tỉnh Nam Bộ 34,7 61,2 5,5 3,1 55,3 10,0 37,0
Nguồn: Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Theo số liệu ở trên, nhìn chung 15 tỉnh miền núi phía Bắc và 11 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có các chỉ số thấp hơn các vùng, khu vực khác, nhưng riêng trình độ về quản lý nhà nước thì bốn thành phố trực thuộc Trung ương có khá hơn và điều đáng mừng là các vùng còn lại không chênh lệch lớn. Tuy nhiên phải thấy rằng trình độ quản lý nhà nước (qua bằng cấp) còn bất cập, bốn thành phố trực thuộc trung ương cũng mới có 54,4% và các vùng còn lại mới chỉ khoảng 40% được học qua các lớp về quản lý nhà nước.
Bảng 1.3: Đánh giá trình độ bốn chức danh chuyên môn (văn phòng, tư pháp, tài chính- kế toán, địa chính)
Vùng Trình độ văn hóa (tỷ lệ %) Trình độ c. môn (tỷ lệ %) Trình độ c.trị (tỷ lệ %) Qua lớp QLNN THCS PTTH T.cấp ĐH T.cấp CC- ĐH Tỷ lệ %
4 T.P trực thuộc Trung ương 11,3 88,5 25,5 10,4 17,2 1,4 31,215 tỉnh miền núi phía Bắc 46,2 40,9 11,1 1,8 7,9 0,8 11,6 15 tỉnh miền núi phía Bắc 46,2 40,9 11,1 1,8 7,9 0,8 11,6 14 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, khu Bốn
cũ 29,6 68,5 15,2 2,5 12,1 1,4 22,6 11 Tỉnh miền Trung và Tây Nguyên 33,8 56,0 13,1 2,0 7,4 2,0 18,3 17 Tỉnh Nam Bộ 30,7 67,5 13,6 1,7 10,2 0,8 12,1
Số liệu bảng 1.3 cho thấy, 4 chức danh chuyên môn có tỷ lệ trình độ chuyên môn và trình độ quản lý nhà nước còn rất thấp, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Qua đó cho thấy tình trạng bất cập của đội ngũ cán bộ chính quyền xã. Về trình độ năng lực còn được thể hiện qua các chỉ tiêu khác như: Độ tuổi, nguồn cán bộ, thời gian công tác ở cấp xã và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước.
Theo kết quả điều tra và khảo sát thí điểm năm 2000 ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2000, Vụ Chính quyền địa phương - Ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 18.014 cán bộ xã, phường, thị trấn ở 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết quả tổng hợp như sau:
- Về độ tuổi:
+ Dưới 35 tuổi chiếm 19,23%. + Từ 35 đến 50 tuổi chiếm 57,77%. + Trên 50 tuổi chiếm 23%.
- Nguồn cán bộ trước khi làm cán bộ xã, phường, thị trấn: + Là cán bộ, công chức,viên chức nhà nước: 8,69%. + Là công an, bộ đội xuất ngũ: 26,33%.
+ Đang hưởng chế độ hưu trí hoặc mất sức: 9,29%. + Là thương binh, bệnh binh: 3,69%.
+ Là lao động nông nghiệp và các đối tượng khác: 51,95%. - Thời gian công tác của cán bộ xã, phường, thị trấn:
+ Từ 15 năm trở lên: 25,73%.
+ Từ 5 năm đến dưới 10 năm:24,69%. + Dưới 5 năm 27,65%. - Trình độ chuyên môn: + Sơ cấp: 14,44%. + Trung cấp: 20,96%. + Đại học: 8,84%.
+ Chưa qua đào tạo: 55,76%.
Đã qua chương trình quản lý hành chính nhà nước: 22,74%. Từ những số liệu nêu trên có thể nêu ra một số nhận xét sau đây:
Một là: Số cán bộ giữ cương vị chủ chốt ở cấp xã có tuổi đời khá cao,
đa số có trình độ chuyên môn - trình độ văn hóa chưa cao. Số cán bộ với tuổi đời từ 35 tuổi trở lên chiếm tới 80,77% (trong đó có tới 20,3% là cán bộ trên 50 tuổi) và số cán bộ có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở; trình độ chuyên môn sơ cấp, hoặc chưa qua đào tạo lại chủ yếu rơi vào số cán bộ này. Trước yêu cầu phải tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã, khi đặt ra vấn đề phải học để nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị thì đa số cán bộ đều lựa chọn đi học trung cấp lý luận chính trị tại chức mà chưa chú trọng học tập về quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ. Trong tổng số cán bộ được điều tra chỉ có 22,74% học qua chương trình quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng là điều dễ nhận thấy khi thấy số lượng cán bộ chính quyền cấp xã trong các lớp sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị tại chức trong thời gian gần đây đột ngột gia tăng.
Hai là: Do điều kiện lịch sử để lại, có một số cán bộ chính quyền cấp
xã là cán bộ hưu. Số cán bộ này, nhìn chung nếu chỉ tính đơn thuần về trình độ, năng lực thì hầu như họ đáp ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ,
nhất là về mặt bằng cấp, về bản lĩnh chính trị. Nhưng nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì còn nhiều vấn đề đặt ra. Đối với cán bộ hưu trí, do họ có một quãng thời gian khá dài, ít nhất là khoảng từ 25 năm trở lên thoát ly khỏi địa phương cho nên có nhiều vấn đề trong hoạt động của cơ sở họ khó nắm bắt được. Đây cũng chính là lý do tạo ra giữa họ và nhân dân địa phương cũng như đội ngũ cán bộ công tác tại xã luôn có một khoảng cách. Đó là chưa kể đến khoảng cách về thu nhập, về mức sống giữa họ với các cán bộ công tác ở địa phương. Thêm vào đó, cán bộ hưu quyền lợi của họ không gắn chặt vào công việc được giao. Họ không có chí tiến thủ trong công tác, nhiều khi họ coi đây như một việc làm thêm. Đồng thời, cán bộ hưu tuổi đời của họ khá là cao, ít nhất cũng từ 50 tuổi trở lên, đây là độ tuổi mà sự năng động và minh mẫn đã vượt qua đỉnh cao nên dễ bảo thủ, an phận.
Ba là: Về thời gian công tác của cán bộ xã: Theo số liệu điều tra ở
trên, số cán bộ công tác từ 5 năm trở lên chiếm tới 72,38%, từ 10 năm trở lên chiếm 47,69%. Công tác lâu năm cũng có mặt tích cực là quen việc, tích lũy được kinh nghiệm, nhưng có mặt hạn chế là dễ bảo thủ, thiếu năng động và thường tư duy theo lối mòn, tự bằng lòng, tự thỏa mãn, không có ý chí vươn lên, thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nói cách khác, tư duy của họ không vượt qua "lũy tre làng". Mặt hạn chế này chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, trong đó đặc biệt quan tâm đến nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực về chính trị, về quản lý kinh tế, về chuyên môn, trình độ pháp luật, quản lý nhà nước đã và đang trở thành yêu cầu bức xúc.
V.I. Lênin đã dạy:
Chú ý tìm cho ra và thử thách một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người thực sự có tài tổ chức, những người
có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội lại vừa có năng lực... chỉ có những người như thế, chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo lao động của nhân dân, lên những chức vụ lãnh đạo quản lý,
sau khi đã thử thách họ hàng chục lần bằng cách cho họ đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất [31, tr. 236-237].
V.I. Lênin cũng chỉ rõ: "... trong một chừng mực nào đó cần phải tiến hành việc phân bố lại các cán bộ lãnh đạo khi họ không thể thích ứng với điều kiện mới và nhiệm vụ mới" [31, tr. 176] và "sự cần thiết phải thu hút rộng rãi các tài năng tổ chức mới tham gia vào sự nghiệp quản lý nhà nước" [31, tr. 177].