d) Phó chủ tịch UBND cấp xã
3.2.4. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc bầu và giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã
giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã
Cán bộ chính quyền là phải ít nói xuông, làm nhiều việc thực tế, tôn trọng quần chúng nhân dân, từng giờ, từng phút quan tâm tới lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Công tác cán bộ cần phải được pháp luật hóa, dân chủ hóa, cần tiếp nhận tối đa sự giám sát của quần chúng nhân dân, thu hút quần chúng nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước. Phải công khai hóa công tác quy hoạch cán bộ để nhân dân cùng có trách nhiệm giúp đỡ. Trong tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết, Lênin đã chỉ rõ: "Làm thế nào cho thực sự toàn thể nhân dân đều học tập được công tác quản lý và bắt đầu đảm nhận công tác quản lý" [31, tr. 250].
Phải thực hiện chặt chẽ, đảm bảo dân chủ, công khai trong tất cả các bước về tổ chức tuyển chọn cán bộ, từ tạo nguồn đến xác minh hồ sơ, lý lịch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách cán bộ. Chú trọng lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn phù hợp với các chức danh, tâm huyết với công việc, tận tụy với phong trào, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhưng đồng thời cũng phát hiện kịp thời, đưa ra khỏi danh sách cán bộ những
kẻ vụ lợi; những kẻ luôn tìm cách lợi dụng mưu cầu lợi ích cá nhân, an phận thủ thường, không dám làm, dám chịu; những kẻ luôn cản trở, níu áo đồng chí không muốn cho ai tiến bộ hơn mình.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể và quần chúng nhân dân giới thiệu được những người có đủ đức và tài tham gia ứng cử, hoặc được bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã. Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã sẽ thực sự mạnh, có sự ủng hộ, tín nhiệm của quần chúng nhân dân và chắc chắn hoạt động có hiệu quả hơn.
Về bầu cử: Đây là một công việc rất quan trọng trong công tác cán bộ, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của bộ máy chính quyền cấp xã. Bởi vì bầu đúng cán bộ có phẩm chất, có năng lực, có uy tín vào các cương vị lãnh đạo chủ chốt thì chính quyền cấp xã sẽ mạnh, phong trào của cơ sở đi lên, sẽ tạo được uy tín trong nhân dân. Ngược lại, nếu bầu không đúng người, bầu cán bộ không có đủ năng lực, uy tín, không có đủ đức, đủ tài làm công tác chính quyền thì sẽ là một trong những nguyên nhân là cho cấp xã không ổn định, phong trào của địa phương sẽ giậm chân tại chỗ hoặc tụt lùi, gây mất lòng tin trong nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII "Về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh", Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/02/1998 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998: "Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ", nhằm phát huy quyền làm chủ và động viên sức mạnh vật chất, tinh thần to lớn của nhân dân trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ và chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Để nhân dân tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có hiệu quả. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở đã quy định 14 việc chủ yếu chính quyền cấp xã phải có trách nhiệm thông báo để nhân dân biết; 7 việc để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; 7 việc phải đưa nhân dân bàn trước khi HĐND và UBND cấp xã quyết định (hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định) và 10 việc nhân dân giám sát, kiểm tra.
Việc quy định những nội dung phải thông báo để nhân dân biết, những nội dung để nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp, những nội dung nhân dân được tham gia ý kiến trước khi HĐND, UBND hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và những nội dung nhân dân giám sát, kiểm tra có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhân dân biết để không chỉ làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, mà còn để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Trong số bốn nhóm quyền nêu trên, có những vụ việc liên quan đến cả bốn nhóm, song cũng có những việc chỉ liên quan đến một trong bốn nhóm. Quá trình thực hiện các quyền đó có tính chất, mức độ khác nhau, phương pháp thực hiện khác nhau, nên khi tuyên truyền, giải thích cũng cần chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa các nhóm quyền và nghĩa vụ để từ đó có gắn trách nhiệm của người dân đối với hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời để phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân. Qua đó, từng bước nhân dân đã nâng cao nhận thức về quyền làm chủ, tích cực tham gia quản lý nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền, góp phần tích cực khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
Thành tựu rõ nét nhất của việc phát huy vai trò, quyền làm chủ của nhân dân là việc quy định nhân dân được bàn bạc và trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng thiết thực gắn liền với lợi ích của mình. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là:
Dân chủ ở nhiều cơ sở còn mang nặng tính hình thức, mang tính phô trương theo kiểu phong trào. Dẫn đến tình trạng, lúc đầu nhân dân còn nhiệt tình ủng hộ, nhưng sau đó nhân dân thờ ơ với chính quyền, cho đó là công việc của mấy ông chính quyền.
Một số phần tử còn lợi dụng dân chủ để lôi kéo, kích động gây khó khăn cho chính quyền trong việc thực thi các hoạt động, nhất là các hoạt động có liên quan đến đất đai. Tình trạng khiếu kiện đông người nhiều khi cũng bắt nguồn từ việc lúng túng trong việc giải quyết của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã.
Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, cán bộ tự phê bình trước dân. Từ trưởng xóm đến Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cần có bản tự kiểm điểm đưa xuống để nhân dân đóng góp ý kiến, nhận xét đánh giá, cuối năm có phát phiếu thăm dò tín nhiệm. Cũng có thể nghiên cứu để đưa các chức danh như Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã cho nhân dân trực tiếp bầu.
Qua thực tế triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy: Những xã, phường, thị trấn biết vận dụng nội dung quy chế dân chủ để xây dựng chương trình hành động, nhằm tạo ý thức làm chủ của nhân dân ngay trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ để phát huy nội lực trong nhân dân, thực hiện tốt việc thông báo để dân biết, tạo điều kiện để nhân dân được trực tiếp bàn, trực tiếp làm và trực tiếp giám sát kiểm tra đã phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND. Thì ở đó đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã vững mạnh, đời sống nhân dân được nâng lên, các phong trào hoạt động mạnh mẽ, có chất lượng, hạn chế đến mức thấp nhất tính hình thức trong hoạt động của HĐND.