Xây dựng chiến lược, quy hoạch cán bộ cấp xã đảm bảo khoa học, hợp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 80 - 82)

d) Phó chủ tịch UBND cấp xã

3.2.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch cán bộ cấp xã đảm bảo khoa học, hợp lý

khoa học, hợp lý

Tỉnh Phú Thọ đã có những chủ trương, biện pháp và những chính sách thích hợp để tăng cường cán bộ ở tỉnh, ở huyện về giúp các xã đặc biệt khó khăn hoặc có những vấn đề phức tạp. Song do chưa có một quy hoạch cán bộ hoàn chỉnh, nên những lúng túng, bị động trước mỗi cuộc bầu cử ở cơ sở là điều khó tránh, tỷ lệ cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu tham gia làm cán bộ chính quyền cơ sở vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Một số địa phương, tình trạng độc đoán, cục bộ, thiếu dân chủ, trong việc lựa chọn, bố trí cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cấp xã.

Đổi mới công tác cán bộ chính quyền cấp xã phải đặc biệt quan tâm đổi mới chế độ tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ và cả chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. Phải xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ: đây là khâu quan trọng để lựa chọn cán bộ có đủ cả đức và tài tham gia vào đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Mọi người đều có quyền và có điều kiện phát huy khả năng của mình, ai có tài, có đức thì được trọng dụng. Khắc phục tư tưởng trọng nam, khinh nữ, dòng họ, ê-kíp, bè cánh... Phải xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh nếu cần có thể tiến hành thi tuyển hoặc thông qua thăm dò tín nhiệm của quần chúng ở cơ sở. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ cũng cần quán triệt quan điểm dựa vào quần chúng để lựa chọn nhân tài. Bất kỳ một vị trí nào, đều được giới thiệu công khai, đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn để mọi người có thể tham gia ứng cử thi tuyển một cách dân chủ. Như Lênin đã viết:" Sự cần thiết phải thu hút rộng rãi các tài năng tổ chức mới tham gia vào sự nghiệp quản lý nhà nước" [31, tr. 177]. Cần kết hợp thi tuyển, kiểm tra, đánh giá năng lực về chuyên môn nghiệp vụ với xem xét phẩm chất chính trị, đạo đức. Vì vậy cần có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, của các tổ chức Đảng.

Trong công tác, khi đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã được công nhận là công chức nhà nước thì bên cạnh việc lựa chọn cán bộ thông qua bầu cử, cũng cần có quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm như đối với công chức nhà nước hiện nay.

Quy hoạch cán bộ là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Quy hoạch cán bộ nhằm đảm bảo có đủ cán bộ dự nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới, trẻ hóa được đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Quy hoạch cán bộ cần có tầm nhìn xa, phải đảm bảo có một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đây là những đòi hỏi bắt buộc, phải đáp ứng được trong công tác cán bộ.

Tỉnh Phú Thọ đã có Kế hoạch số 04/KH-TU ngày 03/4/1998 "Quy hoạch cán bộ năm 2000 đến 2005 và 2010"; yêu cầu quy hoạch cán bộ phải đảm bảo có đủ nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới trẻ hóa khoảng 30-40% đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Ban thường vụ các huyện, thành, thị có trách nhiệm trực tiếp xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp xã; ban thường vụ Đảng ủy xã xây dựng quy hoạch cán bộ đối với các chức danh còn lại của xã. Đối với cán bộ dự nguồn cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch. Lênin đã chỉ rõ: "Trước hết phải làm cho mỗi ủy viên trong Xô viết nhất thiết phải gánh vác một công tác nào đó trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Hai là, làm cho mỗi ủy viên đều nắm được toàn bộ các công việc quản lý nhà nước và tất cả các ngành của công tác đó" [32, tr. 115-116]; "do vậy, trong một chừng mực nào đó cần phải tiến hành việc phân bố lại các cán bộ lãnh đạo khi họ không thể thích ứng với điều kiện mới và nhiệm vụ mới" [31, tr. 176]. Cần kiểm tra, sàng lọc để chọn được những cán bộ tâm huyết có đủ cả đức và tài, tham gia vào quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w