d) Phó chủ tịch UBND cấp xã
3.1.3. Quan điểm mới về nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính
chính quyền cấp xã và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã
Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là một vấn đề thực sự bức xúc.
Ngày nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên theo nhịp độ phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, song mục tiêu đó có thực hiện được hay không phải bắt nguồn từ cơ sở xã, phường, thị trấn. Vì đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Cấp xã giàu và mạnh thì cả nước mới giàu mạnh. Nhưng khâu yếu nhất của cấp xã hiện nay là công tác cán bộ.
Trước hết, xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải đặt mục tiêu chất lượng cán bộ lên hàng đầu. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải xuất phát từ vị trí, vai trò của cấp xã đã được Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 quy định là một cấp đơn vị hành chính nhà nước (Điều 118). Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, quyền hạn của chính quyền cấp xã. Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã muốn đáp ứng được nhiệm vụ phải có trình độ chính trị, có phẩm chất đạo đức, có kiến thức kinh tế, khoa học, kỹ thuật, trình độ quản lý, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Việt Nam đang đứng trước nhu cầu bức xúc của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và toàn cầu hóa. Để chủ động hòa nhập vào xu thế ấy một cách có hiệu quả nhất, nhanh nhất sớm thoát ra khỏi tình trạng chậm phát triển, tránh tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế...
Việc hoạch định chính sách cán bộ cấp xã phải thể hiện được tính cân đối, sự tương quan giữa quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Chính sách cán bộ phải được xây dựng trên cơ sở toàn diện, nhất quán, khoa học. Phải xác định rõ vị trí của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, trong đó cần có sự phân định rõ tính chất, đặc điểm của xã - phường- thị trấn. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức có hiệu lực từ ngày 1/7/2003 đã xác định cán bộ chính quyền cấp xã là công chức nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong Pháp lệnh tại Điều 5a có ghi: "Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác khác đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này".
Như vậy, để có thể xây dựng hoàn chỉnh được chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo hướng công chức nhà nước như trong Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng không phải là vấn đề đơn giản. Khi xây dựng chế độ chính sách cần phải tính đến thực trạng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã và những tình huống thường gặp trong công tác cán bộ. Chẳng hạn, khi đồng chí Chủ tịch xã, phường, thị trấn có trình độ văn hóa hết THCS, mới chưa đến 50 tuổi, tham gia công tác khóa đầu tiên, vậy ta sẽ đưa họ vào ngạch bậc lương nào cho phù hợp. Đồng thời, nếu hết nhiệm kỳ đồng chí đó không trúng cử HĐND, nhưng đó là người cán bộ có năng lực thực sự mà biên chế của cơ sở đã hết. Đây mới chỉ là một trong những tình huống thường gặp ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Thời điểm này, Pháp lệnh tuy đã có hiệu lực, nhưng còn phải
chờ Chính phủ ban hành các quy định cụ thể hóa những điều đã nêu trong Pháp lệnh. Thời điểm bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 cũng đang đến rất gần, trong khi đó các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của các chức danh trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cũng như những yêu cầu đòi hỏi về mặt bằng cấp, trình độ cho phù hợp với các chức danh cần phải có của một cán bộ công chức nhà nước đang đặt ra một thách thức lớn đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Nếu chỉ nhìn thấy trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo được quyền lợi về mặt chế độ của người cán bộ cấp xã mà không thấy được trách nhiệm cũng như những yêu cầu đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng mà người cán bộ cấp xã cần phải có thì cũng khó có được một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.