Địa bàn ngoại thành Hà Nội có hệ thống giao thông thuận lợi đến thôn xã, gần thị trờng thủ đô, là đầu mối giao thông, lu thông hàng hoá với các tỉnh xuất khẩu. Cơ sở vật chất thuỷ lợi, tuy cha hoàn chỉnh, nâng cấp xong, nhng đã phục vụ tới tiêu 70% diện tích không bị hạn và một phần diện tích không ngập úng.
S/v: Sulikăn CHOMSYPASợT (Lớp:KTNN & PTNT – 40B)
28
Trong những năm gần đây cùng với cả nớc kinh tế ngoại thành Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trởng mạnh cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Những kết quả nổi bật của kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong hơn 10 năm qua là:
- Nông nghiệp bớc đầu phát triển theo hớng sản xuất hàng hoá, với nhiều loại sản phẩm chất lợng cao, giá trị lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, và đòi hỏi của đời sống ngày càng cao của nhân dân thủ đô. Trong đó, lơng thực đáp ứng trên 42%, hoa quả 20%, rau 83%, cá 47%, sữa 62%, trứng 50%, thịt gia cầm 60%, thịt lợn 61%, thịt bò 50%,...
- Sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội do áp dụng khá rộng rãi kỹ thuật thâm canh, các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới, nhất là về giống mới có năng suất cao, chất lợng tốt, biện pháp canh tắc tiên tiến, nên đã tạo ra sự tăng trởng tơng đối cao và đem lại giá trị thu nhập khá lớn. Trong đó, giá trị sản lợng nông nghiệp bình quân tăng 3,9 %/năm. Giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác tăng 14,6%/ năm. Năm 1991 giá trị sản phẩm đạt 13,5 triệu/ha đến năm 1999 đã đạt 39,0 triệu đồng/ ha.
- Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hớng tiến bộ. Trong đó, tỷ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng: Năm 1991 đạt 30,6% thì năm 1999 đạt 38,0%; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm còn 62%, cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành trớc 1990: nông nghiệp chiếm 90%; đến năm 1999 tỷ trọng nông - lâm nghiệp chỉ con 36,3% và công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thơng mại - Dịch vụ đạt 63,7%.
- Nông thôn Hà Nội từng bớc đợc đổi mới, đời sống nông dân càng ngày càng đợc nâng cao. Trong đó, có 80% là đờng giao thông nông thôn đã đợc trải nhựa, bê tông; 100% số xã có điện thoại, có đài truyền thanh và có trạm y tế xã, có đủ trờng cho con em theo học. Trên 95% hộ nông dân đợc sử dụng điện thắp sáng, 70% số dân đã đợc dùng nớc sạch, số hộ nghèo giảm còn 3,0% và số hộ giầu tăng lên 24%, thu nhập bình quân nhân khẩu ngoại thành đạt 256.000 đ/tháng.
- Quan hệ sản xuất trong nông thôn ngày càng đợc củng cố, 95,17% số HTX nông nghiệp đã chuyển đổi theo luật HTX, tạo ra bớc phát triển mới vê xây dựng quan hệ sản xuất trong nông thôn cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lợng sản xuất hiện nay.
S/v: Sulikăn CHOMSYPASợT (Lớp:KTNN & PTNT – 40B)
29
Trên thực tế, qua khảo sát về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng ngoai thành Hà Nội cho thấy, mặc dù có nhiều thuận lợi hơn các nơi khác về điều kiện tự nhiện, cơ sở hạ tầng nhng nhìn chung vẫn còn một số tồn tại:
- Sản xuất hàng hoá vẫn kém phát triển, ế đọng nông sản và sản phẩm công nghiệp, trong khi một số nông sản thiếu nh hoa quả, sữa... do chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ hầng nông thôn đã đợc đầu t hàng năm song vẫn lạc hậu, xuống cấp so với yêu cầu đổi mới. Nhiều xã miền xa, vùng núi gặp nhiều khó khăn về giao thông, điện, thuỷ lợi...
- Tệ nạn xã hội còn nhiều: cơ bạc, ma tuý, cới xin tốn kém vẫn diễn ra. Hàng vạn ngời còn thiếu việc làm thờng xuyên, công tác đào tạo nghề gặp khó khăn.