Pháp luật về thi hành án dân sự được xây dựng và hoàn thiện hơn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam ppt (Trang 69 - 70)

Ngay sau khi có luật mới về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1992 và Nghị quyết của Quốc hội khóa IX về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ động soạn thảo các dự án, văn bản pháp luật về công tác thi hành án dân sự trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành như: Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993; Nghị định số 30/CP ngày 02/06/1996 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên; Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ về thủ tục thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn khác, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành, phát triển tổ chức, hoạt động của hệ thống Cơ quan thi hành án dân dự.

Cùng với hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thi hành án dân sự đã xây dựng được cơ chế quản lý thống nhất công tác thi hành án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hoạt động cũng như quan hệ với các cơ quan hữu quan giúp cho việc

tập trung đầu tư về con người, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho hoạt động thi hành án dân sự.

Ngày 14/01/2004 ủy ban tư vấn quốc gia đã thông qua Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 thay thế Pháp lệnh 1993, với nhiều điểm mới tiến bộ nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác thi hành án dân sự thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý và tăng cường hơn nữa hiệu quả thi hành án dân sự trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam ppt (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)