Xây dựng hồ sơ và quá trình tổ chức thi hành quyết định thi hành án

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam ppt (Trang 48 - 52)

Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phân công Chấp hành viên thi hành quyết định thi hành án đó.

Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải lập hồ sơ thi hành án và vào sổ thụ lý. Thời hạn thụ lý việc thi hành án được tích từ ngày vào sổ thụ lý thi hành án.

Hồ sơ thi hành án phải thể hiện được toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với vụ việc cụ thể. Chấp hành viên phải ghi chép và lưu giữ tất cả các công việc và giấy tờ đã và đang thực hiện vào hồ sơ.

Trình tự, thủ tục chung trong quá trình tổ chức thi hành quyết định thi hành án bao gồm các bước sau:

+ Ra giấy báo tự nguyện thi hành án: Chấp hành viên có trách nhiệm ấn định thời hạn không quá 30 ngày cho người phải thi hành án. Việc ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án được gửi cho người phải thi hành án thông qua giấy báo tự nguyện

đồng thời là căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế. Vì vậy phải được thực hiện trong mỗi vụ việc thi hành án.

+ Xác minh điều kiện thi hành án: Khi xác minh điều kiện thi hành án, Cơ quan thi hành án phải lập biên bản xác minh. Việc xác minh tài sản phải có sự tham gia của đại diện chính quyền cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc. Biên bản xác minh phải do Chấp hành viên lập và xác nhận của chính quyền địa phương nơi xác minh.

+ Lập biên bản giải quyết thi hành án: Trong quá trình thi hành án, Chấp hành viên là người có quyền lập biên bản giải quyết việc thi hành án. Biên bản giải quyết việc thi hành án là văn bản ghi ý kiến của các đương sự và của Cơ quan thi hành án trong quá trình giải quyết việc thi hành án về nội dung, thời gian, địa điểm, phương thức việc thi hành án và những vấn đề cần thiết khác. Trong trường hợp người phải thi hành án và người được thi hành án thỏa thuận được với nhau về việc thi hành án thì Cơ quan thi hành án lập biên bản giải quyết việc thi hành án và để cho các đương sự thực hiện thỏa thuận, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

+ Cưỡng chế thi hành án dân sự: Đây là biện pháp được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành, nhưng hết thời gian tự nguyện thi hành do Chấp hành viên ấn định mà họ không tự nguyện thi hành. Điều 37 Pháp lệnh 2004 qui định sáu biện pháp cưỡng chế là:

- Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá trị của người phải thi hành án;

- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;

- Phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc;

- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án do người thứ ba giữ;

- Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định.

Chấp hành viên là người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, nhưng không được áp dụng trong khoảng thời gian từ 22 h đến 6 h sáng ngày hôm sau. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, thì Chấp hành viên quyết định kê biên tài sản mà không cần phải ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án và cũng không bị hạn chế bởi qui định về thời gian nêu trên, nhưng phải ghi rõ vào biên bản.

Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, người phải thi hành án phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thể xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Hiện nay, biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản được áp dụng phổ biến nhất. Biện pháp cưỡng chế thi hành án phải được thực hiện một cách chặt chẽ, như tống đạt quyết định cưỡng chế, thành phần Hội đồng cưỡng chế, lập biên bản cưỡng chế... Tuy nhiên, do có nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án khác nhau, nên việc tổ chức thực hiện đối với từng biện pháp cưỡng chế không nhất thiết phải tuân theo một trình tự nhất định. Nhìn chung, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật hiện hành thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta như: Không kê biên tài sản là lương thực, thuốc men, đồ dùng sinh hoạt thông thường, cần thiết phục vụ cho người phải thi hành án và gia đình, đồ dùng thờ cúng thông thường, định thời gian tự nguyện nhất định (trong vòng 30 ngày) trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế… Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp không được kê biên tài sản của cơ quan, tổ chức; quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối của cá nhân, hộ gia đình (khoản 2 Điều 42 Pháp lệnh 2004).

Tài sản đã kê biên được định giá theo thỏa thuận giữa người được thi hành án và người phải thi hành án, người phải thi hành án và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên đương sự thỏa thuận về giá không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên. Nếu các bên không thỏa thuận được về giá, thì sau khi kê biên, trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày tài sản

Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về giá, thì Chấp hành viên có trách nhiệm định giá.

Việc định giá dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản do Nhà nước quản lý thì việc định giá dựa trên cơ sở do Nhà nước qui định (Điều 43 Pháp lệnh thi hành án 2004).

Thủ tục bán tài sản đã kê biên được qui định tại Điều 47 Pháp lệnh thi hành án 2004 như sau:

- Đối với tài sản kê biên là bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên thì trong thời hạn không quá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày định giá, Cơ quan thi hành án phải làm thủ tục ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá để bán tài sản;

- Đối với động sản có tổng giá trị từ năm trăm ngàn đồng đến dưới mười triệu đồng thì Cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày kê biên; đối với động sản có tổng giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc là tài sản mau hỏng thì Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày kê biên;

- Trước khi mở cuộc bán đấu giá một ngày, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá; người phải thi hành án có trách nhiệm bồi hoàn phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được với nhau thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thứ tự thanh toán tiền thi hành án được quy định tại Điều 51 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004.

Số tiền thi hành án, sau khi trừ chi phí cưỡng chế thi hành án trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, được thanh toán theo thứ tự sau đây: Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; án phí, lệ phí Tòa án; tiền phạt, tiền tịch thu,

tiền truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính; các khoản phải trả khác; số tiền còn lại trả cho người phải thi hành án. Sau khi đã thanh toán hết thứ tự này mới thanh toán đến thứ tự ưu tiên trên sau:

Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm sau khi đã trừ các chi phí về thi hành án (Điều 52 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình tổ chức thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền hoãn, tạm đình chỉ và trả đơn yêu cầu thi hành án. Người có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cũng có quyền hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam ppt (Trang 48 - 52)