Thực hiện Pháp lệnh 1993, từ ngày 01/7/1993, toàn bộ công tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Tòa án sang các cơ quan của Chính phủ. Bộ Tư pháp là cơ quan được giao chức năng quản lý thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Ngay sau khi tiếp nhận bàn giao toàn bộ hệ thống các cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự đã được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đã được qui định cụ thể, đảm bảo cho công tác thi hành án đi vào hoạt động. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thay thế Pháp lệnh năm 2003 nhưng về cơ bản không có sự thay đổi lớn trong việc quy định về các các cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự.
* Cơ quan quản lý chung về thi hành án dân sự
Theo qui định tại Điều 57, Điều 58 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, các cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án bao gồm: Chính phủ; Bộ Tư pháp; ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Bộ Quốc phòng. Cụ thể như sau:
Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước.
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi hành án dân sự. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về thi hành án;
b)Quản lý các Cơ quan thi hành án; quyết định việc thành lập, giải thể các Cơ
quan thi hành án dân sự; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên; thực hiện chế độ, chính sách đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự;
d)Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
e) Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công
tác thi hành án dân sự;
f) Hợp tác quốc tế về thi hành án dân sự.
Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong quân đội theo quy định của Chính phủ (Điều 57 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004).
ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo công tác thi hành án dân sự, yêu cầu Cơ quan thi hành án báo cáo
công tác thi hành án dân sự ở địa phương;
b)Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp ảnh hưởng
đến tình hình an ninh, chính trị ở địa phương;
c) Chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp dưới, Cơ quan thi hành án, các cơ quan chuyên
d)Yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án
dân sự ở địa phương;
đ) Cử Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên Cơ quan thi hành án ở địa phương;
e) Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh;
f) Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự;
ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d của ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b)Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện;
c) Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự;
d)Chỉ đạo ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hộ trợ Cơ quan thi hành án trong việc thi hành án;
Cơ quan tư pháp địa phương giúp ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên trong việc quản lý nhà nước về thi hành án dân sự (Điều 58 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004).
* Cơ quan quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự
Theo hướng dẫn tại Công văn số 135/TP-THA ngày 27/7/2004 về việc thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, trong khi chưa có văn bản chính thức quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, thì "những văn bản pháp luật về thi hành án dân sự trước đây không còn phù hợp với quy định của Pháp lệnh này
không được áp dụng để giải quyết các quan hệ về thi hành án dân sự. Trong những trường hợp cụ thể, quy định tại các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự trước đây vẫn được áp dụng để giải quyết các quan hệ về thi hành án dân sự phát sinh từ ngày 01/7/2004 hoặc trước đó nhưng chưa giải quyết, nếu không trái với quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004", "các cơ quan thi hành án tiếp tục sử dụng con dấu của Phòng thi hành án, Đội thi hành án".
Theo hướng dẫn tại Công văn trên thì hệ thống các cơ quan quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự vẫn được áp dụng theo các quy định tại Nghị định 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ (trừ một số quy định trái với Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã được liệt kê trong phụ lục kèm theo Công văn 135), bao gồm: Cục thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng tư pháp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Theo qui định tại Điều 2 Nghị định 30/CP nói trên (trừ điểm d khoản 2 Điều 2 được thay thế bằng đoạn 2 khoản 2, đoạn 2 khoản 3, đoạn 1 khoản 4 Điều 60 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004), Cục Quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước, cụ thể là: Chuẩn bị các dự án văn bản về quản lý công tác thi hành án dân sự, về qui định Chấp hành viên, chế độ, chính sách đối với Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án dân sự; trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự;
- Quản lý nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự: hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự; kiểm tra hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, giải quyết khiếu nại các quyết định về thi hành án của
Trưởng Phòng thi hành án cấp tỉnh theo quy định tại đoạn 2 khoản 2, đoạn 2 khoản 3, đoạn 1 khoản 4 Điều 60 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 30/CP (trừ điểm d khoản 2 được thay thế bằng đoạn 2 khoản 1, đoạn 1 khoản 2 Điều 61 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004), Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công tác quản lý thi hành án dân sự trong quân đội có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự của Tòa án quân sự, cụ thể: Chuẩn bị các dự án văn bản về quản lý công tác thi hành quyết định về tài sản trong bán án hình sự của Tòa án quân sự, về chế độ chính sách đối với Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án trong quân đội, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc thành lập, giải thể các Phòng thi hành án quân khu và cấp tương đương; tổng kết công tác thi hành án trong quân đội;
- Phối hợp với Cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp về quản lý nghiệp vụ công tác thi hành quyết định tài sản trong bản án hình sự của Tòa án quân sự: hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ cho chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án; kiểm tra hoạt động của các Phòng thi hành án quân khu và cấp tương đương; giải quyết khiếu nại về thi hành án theo quy định tại đoạn 2 khoản 1, đoạn 1 khoản 2 Điều 61 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (Điều 3 Nghị định 30/CP).
Cơ quan tư pháp địa phương giúp ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên trong việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự (theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thay thế Điều 4 Nghị định 30/CP).
Sở tư pháp giúp ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc tổ chức, phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án ở địa phương; giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án của các Đội thi hành án, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án (Điều 5 Nghị định 30/CP).
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đã thực hiện phân cấp cho các Sở Tư pháp quản lý về mặt tổ chức đối với Phòng thi hành án và Đội thi hành án. Theo Quyết định số 141- QĐ/QLTA-THA ngày 21/3/1994 của Bộ Tư pháp ban hành "Quy định về việc phân cấp quản lý về mặt tổ chức các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Phòng thi hành án, Đội thi hành án", Sở Tư pháp có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức các Phòng thi hành án, Đội thi hành án trong lĩnh vực sau đây:
- Kiểm tra, đôn đốc kiện toàn tổ chức Phòng thi hành án, Đội thi hành án; phân bổ chỉ tiêu biên chế và số lượng Chấp hành viên cho các Đội thi hành án, xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ tiêu biên chế và số lượng Chấp hành viên của Phòng thi hành án;
- Tuyển dụng cán bộ cho Phòng thi hành án và Đội thi hành án;
- Điều động, thuyên chuyển công chức của Phòng thi hành án, Đội thi hành án (đối với Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);
- Chuẩn bị hồ sơ nhân sự, hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng của Phòng thi hành án, Đội thi hành án;
- Ra quyết định nâng lương đối với công chức của Phòng thi hành án, Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng, công chức của Đội thi hành án, sau khi có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định nâng lương cho Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng và chuyên viên chính của Phòng thi hành án;
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Phòng thi hành án, Đội thi hành án theo tiêu chuẩn nghiệp vụ qui định đối với từng chức danh;
- Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Phòng tư pháp và Đội
thi hành án theo qui định;
- Kiểm tra công tác của Phòng thi hành án, Đội thi hành án; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức của Phòng thi hành án và Đội thi hành án, trừ khiếu nại về nghiệp vụ thi hành án.
Phòng Tư pháp có nhiệm vụ giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp và Giám đốc Sở Tư pháp trong việc quản lý công tác thi hành án, tổ chức kiểm tra hoạt động thi hành án của Đội thi hành án (Điều 6 Nghị định 30/CP).