Nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam doc (Trang 44 - 46)

quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Trong quá trình thực hiện hợp tác quốc tế, các cơ quan tiến hành tố tụng của nước ngoài phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam và phải thể hiện thái độ bình đẳng, cùng có lợi trong mối quan hệ với các cơ quan tương ứng của Việt Nam. Mọi hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam phải thực hiện các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm lợi ích của Việt Nam trong quá trình hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

2. Nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế quốc tế

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc đặt ra những quy định có tính chất nền tảng của chế độ nhà nước, chế độ xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước và là cơ sở để xác định toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Xét về mặt pháp lý, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Từ đặc điểm này, hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải phù hợp với Hiến pháp, điều đó có nghĩa:

Thứ nhất, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung các

quy định của Hiến pháp, khi có mâu thuẫn, thì chỉ quy định của Hiến pháp mới có hiệu lực.

Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải được ban hành trên cơ sở Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.

Thứ ba, các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bảo lưu đối với từng điều riêng biệt.

Thứ tư, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ, chức năng mà Hiến pháp quy định.

Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, đó là tư tưởng, quan điểm chính trị - pháp lý cơ bản chỉ đạo, làm cơ sở xây dựng và thi hành pháp luật quốc tế hiện đại. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài của các chủ thể pháp luật quốc tế hiện đại, của các lực lượng tiến bộ, được thừa nhận rộng rãi. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại được ghi nhận trong trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Băng - Đung, của các nước á - Phi năm 1955, các văn kiện của Phong trào không liên kết, Định ước Henxinki năm 1975 của các nước châu Âu về an ninh và hợp tác... Theo quan điểm của chúng ta, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại gồm:

1. Tôn trọng chủ quyền quốc gia;

2. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; 3. Quyền dân tộc tự quyết;

5. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; 6. Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; 7. Tôn trọng các quyền cơ bản của con người; 8. Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau; 9. Tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.

Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Điều đó có nghĩa việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ các nguyên tắc trên, không được quá nhấn mạnh hoặc bỏ qua bất cứ nguyên tắc nào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam doc (Trang 44 - 46)