Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng và cùng có lợ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam doc (Trang 42 - 44)

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong pháp luật quốc tế được Hiến chương Liên Hợp Quốc ghi nhận với tính chất là nguyên tắc nền tảng cho mọi quan hệ quốc tế song phương hoặc đa phương.

Trong quan hệ quốc tế, độc lập, chủ quyền quốc gia được coi là tối cao và bất khả xâm phạm. Độc lập của quốc gia thể hiện ở chỗ quốc gia có quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các nước khác không có quyền can thiệp hoặc áp đặt. Không có một thế lực nào, cơ quan nào có quyền đứng trên quốc gia, đặt ra pháp luật buộc quốc gia phải thực hiện. Chủ quyền quốc gia gồm hai nội dung: quyền tối cao của Nhà nước ta trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của Nhà nước ta trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam, Nhà nước ta có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta do Nhà nước ta quyết định, các nước khác cũng như các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp. Mọi pháp nhân, thể nhân ở trên lãnh thổ của một quốc gia, kể cả pháp nhân, thể nhân nước ngoài đều phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó. Vì vậy, khi nhận được một yêu cầu hợp tác trong hoạt động tố tụng hình sự, quốc gia nhận được yêu cầu có quyền chấp nhận hay từ chối thực hiện yêu cầu đó tùy thuộc hoàn toàn vào ý chí của mình. Để chấp nhận hay từ chối một yêu cầu hợp tác trong hoạt động tố tụng hình sự, quốc gia được yêu cầu căn cứ vào pháp luật về dẫn độ người phạm tội của nước mình, những điều ước quốc tế có liên quan mà mình ký kết hoặc gia nhập hay căn cứ vào mối quan hệ qua lại giữa hai quốc gia. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về dẫn độ người phạm tội, cũng như việc ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về dẫn độ người phạm tội hoàn toàn thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia, mà không có quốc gia nào có quyền ép buộc.

Khẳng định chủ quyền của mình, quốc gia được yêu cầu có thể từ chối hợp tác, nếu sự hợp tác đó có ảnh hưởng xấu tới quyền, lợi ích hợp pháp hoặc chủ quyền của mình. Khi yêu cầu hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự bị từ chối, quốc gia yêu cầu sẽ không có quyền tiến hành bất cứ hoạt động điều tra nào trên lãnh thổ quốc gia khác. Khi yêu cầu hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự được chấp nhận, thì nhìn chung, mọi hoạt động điều tra sẽ do quốc gia được yêu cầu thực hiện. Quốc gia

yêu cầu chỉ được thông báo về kết quả cuối cùng của hoạt động đó. Quốc gia yêu cầu chỉ có thể tiến hành một số hoạt động điều tra trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu, nếu được quốc gia đó đồng ý.

Việt Nam là một quốc gia thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ bao gồm: đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo. Lãnh thổ Việt Nam là thống nhất, toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế định hợp tác quốc tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam doc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)