Trần thuật nửa trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 105 - 109)

Lời nửa trực tiếp là “lời người trần thuật nhưng lại thấm nhuần từ

vựng, ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của lời nói nhân vật, thấm nhuần ngữ điệu tình cảm và suy nghĩ của nhân vật” [2, tr.76].

Sử dụng lời nửa trực tiếp là đặc trưng của nghệ thuật trần thuật trong “Cuốn theo chiều gió”. Cũng là kiểu trần thuật khách quan hóa, nhưng lối trần thuật này lại không giấu nổi những cảm xúc tình cảm dạt dào đầy chủ quan của người kể. Khi đó, người kể một mặt cố tình tách mình ra khỏi diễn biến câu chuyện, nhưng mặt khác lại hòa mình với nhân vật để khám phá nội tâm của nhân vật, thậm chí có khi người kể tự rút lui để nhân vật tự tìm đến với

độc giả. Điểm nhìn người kể và nhân vật gần như đã hòa làm một. Lời kể khi

đó được vận dụng linh hoạt khi là lời nửa trực tiếp của tác giả phát biểu thay tâm trạng, cảm xúc suy nghĩ của nhân vật, khi thì lời của chính nhân vật.

Đây là một đoạn trong tác phẩm, đang lời trần thuật của người kể, thì có những câu người đọc khó lòng phân biệt đâu là lời của người kể, đâu là lời của Scarlett: “Nàng sẽ là một phụ nữ quý tộc đúng theo cung cách của miền

Nam như mẹ nàng, lúc đó người nào cũng yêu mến nàng như yêu mến Ellen và sẽ ca tụng lòng vị tha của nàng rồi gọi nàng là “phu nhân đại lượng". Mt ngày kia! Nhưng bây gi thì không, mc du ai mun gièm pha thế nào cũng được. Bây gi không phi lúc để làm ra v mt mnh ph phu nhân.

Lão Peter đã nói đúng. Sau khi nghe chuyện, nàng Pitty bàng hoàng, ngã bệnh và đêm đó chứng đau lưng của Peter trở nặng khiến lão không thể đánh xe được nữa. Scarlett đành phải tự đánh xe, làm tay nàng bắt đầu chai trở

lại[92].

Thường ở lời nửa trực tiếp, việc chuyển ngôi từ người kể chuyện sang lời nhân vật là một hiện tượng dễ thấy. Khi đó, vẫn là lời người kể, nhưng ngữ điệu lại của nhân vật.

Nằm dài trên giường, đắm mình trong ánh trăng, Scarlett hình dung suốt cảnh ấy. Nàng tưởng tượng tới sự ngạc nhiên và hạnh phúc hiện rõ trên mặt Ashley khi nàng xác định là nàng thật lòng yêu chàng và nàng sẽ được nghe những lời chàng phải nói để cầu hôn. Tự nhiên là nàng sẽ trả lời rằng nàng không thể nghĩ tới chuyện kết hôn với một người đàn ông đã đính ước với một cô gái khác, nhưng chàng sẽ cố van nài và nàng sẽ làm như bị thuyết phục. Kế đó, cả hai cùng quyết định trốn đi Jonesboro ngay xế trưa hôm ấy ... a ! Trong đêm mai vào gi ny nàng có th đã là bà Ashley Wilkes!

Scarlett ngồi bật dậy trong vòng tay ôm gối và trong lúc lâu tràn ngập hạnh phúc, nàng thấy mình đã là bà Ashley Wilkes - vợ của Ashley! Nhưng một cảm giác lạnh buốt bỗng xua tới. Nếu mi vic không tiến hành theo mt chiu thun li? Nếu Ashley không khẩn cầu nàng trốn đi với chàng? Nàng xua đuổi một cách quả quyết tư tưởng đó ra khỏi óc” [92].

Kiểu trần thuật nửa trực tiếp có thể biểu hiện dưới dạng độc thoại nội tâm, đằng sau những từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm của nhân vật như: nghĩ, tự

Nhìn cha đứng trong bóng tối cuối ngày, tự nhiên không hiểu sao Scarlett bỗng cm thy ấm áp trước sự hiện diện của người. Có một cái gì rắn rỏi và bình dị từ người ông toát ra khiến nàng được an ủi.”[25, tr.50].

“Nàng đã không hiểu hai người nàng yêu, nên đã mất cả hai. Giờ đây, sau bao lâu dò dẫm, nàng thấy ra rằng nàng hiểu rõ Ashley, nàng ắt chẳng bao giờ yêu chàng, và nếu nàng hiểu được Rhett, nàng ắt chẳng bao giờ mất chàng. Nàng buồn bã t hi: Có bao giờ mình thật sự hiểu ai trên đời này?” [92].

“Quai hàm nàng run lên trước khi nàng kịp cắn chặt răng lại. Đi xa? Không, gì cũng được, trừ cái đó! Thiếu chàng, làm sao nàng có thể tiếp tục sống? Tất cả đã rời bỏ nàng, tất cả những người thân thiết trừ Rhett. Không thể để chàng đi nốt. Nhưng làm thế nào nàng có thể ngăn chàng lại? Nàng thật bất lực trước đầu óc lạnh lùng và những lời hờ hững của chàng” [92].

Có khi dạng độc thoại nội tâm cũng có thể hòa quyện với lời văn của người trần thuật, mô tả tâm trạng nhân vật bằng lời nửa trực tiếp mà không có ranh giới tách bạch về mặt hình thức. Đoạn văn sau đây là một ví dụ: “Dù hắn hay chọc giận, nàng vẫn thấp thỏm mong hắn đến thăm. Người hắn như tỏa ra một thứ gì khích động mà nàng không phân tách được, một cái gì khác xa những người đàn ông mà nàng quen biết. Có cái gì ngây ngất nơi thân hình lực lưỡng của hắn nên mỗi lần hắn bước vào một gian phòng người ta có cảm tưởng như vừa chạm mạnh vào một khối thô cứng nào đó. Có cái gì ngạo mạn và châm biếm trong ánh mắt đen thẳm của hắn làm khơi dậy ở Scarlett lòng thèm muốn được chế ngự hắn. Nàng bối rối thầm nghĩ: "Làm như mình yêu hắn!" [92].

Dùng lời nửa trực tiếp, Margaret đã miêu tả rất thành công tâm trạng rối bời của Scarlett khi hay tin Ashley sắp lấy Melanie.

“Ashley sắp cưới Melanie Hamilton! Ô, đó không thể là sự thật! Hai gã Tarleton đã lầm. Họ chỉ đùa nghịch theo bản tính của họ thôi. Ashley không thể, không có thể yêu được Melanie. Không một ai có thể yêu được cô gái loắt choắt và nhát nhúa đó..

…Thật ra, chàng chưa bao giờ nói yêu nàng và đôi mắt màu lam đó cũng chưa bao giờ chiếu ra những tia nóng rực mà Scarlett từng bắt gặp ở

những đàn ông khác. Vậy mà ... vậy mà ... nàng biết chàng đã yêu nàng. Nàng không thể lầm lẫn được. Linh cảm mạnh hơn lý trí và sự hiểu biết nhờ vào kinh nghiệm cho nàng hay là chàng đã yêu nàng. Lắm lần nàng đã bắt gặp ánh mắt chàng không thờ thẫn và xa vắng nữa, khi chàng nhìn nàng nửa khao khát nửa buồn rầu, khiến nàng không hiểu ra sao cả. Nàng đã biết chàng yêu mình. Tại sao chàng không chịu nói ra? Đó là điều nàng không hiểu nổi. Nhưng cũng còn quá nhiều chuyện liên quan tới chàng mà nàng không hiểu nổi” [92].

Về độc thoại nội tâm, chúng tôi đã phân tích ở trên, trong chương II, khi đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, nên sẽ không đi sâu phân tích ở đây. Việc nhấn mạnh vào lời nửa trực tiếp dưới dạng độc thoại nội tâm trong nhân vật cho thấy sự tài tình trong nghệ thuật trần thuật đem lại sự thành công cho nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật, như một thể thống nhất của nghệ thuật tiểu thuyết Margaret Mitchell.

Lời nửa trực tiếp đem lại tính khách quan cho câu chuyện được trần thuật, tránh lối kể “quyền năng”, biết hết của tác giả. Trong trường hợp này, Margaret để nhân vật tự phát ngôn, tự dằn xé, trăn trở tâm tư trong những tình huống khác nhau, chính qua đó người đọc cảm thông và đồng cảm với những gì nhân vật trải qua.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)