Giấc mơ sương mù

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 51)

Đây là một chi tiết đắt giá trong “Cuốn theo chiều gió”, được thể hiện dưới dạng biểu tượng cho nỗi sợ hãi và khao khát bình yên của nhân vật chính Scarlett. Hiểu rộng ra, đặt trong bối cảnh của tác phẩm, thì những giấc mơ lạc lối trong sương mù mong tìm ra một chốn quen thuộc, một nơi nương tựa, tránh xa khỏi mọi nỗi ám ảnh: chiến tranh, nghèo đói, sợ chơ vơ…là của cả

một thế hệ những con người oằn mình trong gió bụi chiến tranh. Giấc mơ

sương mù đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong Scarlett, kể từ sau khi nàng bước qua thời thiếu nữ với những kinh nghiệm quá sức tưởng tượng của mình. Không còn nữa nàng hoa khôi đẹp nhất miền Nam với đôi mắt biếc xanh và nụ cười lung liếng đong đưa, chính Scarlett đã băng qua lửa đạn chiến tranh, cái nghèo cái đói bủa vây Tara để làm hồi sinh vùng đất đã gần

như hoang dã này, cưu mang những người thân, bạn bè, để họ tồn tại sau cơn thập tử nhất sinh mà chiến tranh giáng xuống. Nhưng sau khi mọi nghị lực đã

đổ vào đôi tay, khối óc, thì nàng lại quá cô đơn khi oằn vai gánh lấy trách nhiệm, mọi nỗi sợ hãi hình thành nên thứ ám ảnh liên tục trở về trong giấc mơ, mỗi khi sự yên ổn hiện tại trở nên tạm bợ.

Khi Tara đã yên, cuộc sống các con nàng được đảm bảo, nàng sống trong xa hoa nhung lụa với Rhett, giấc mơ sương mù vẫn không thôi ám ảnh nàng. Đêm trăng mật ở New Orleans với Rhett, “Scarlett thấy mình trở lại Tara, một Tara hoang vắng. Mẹ nàng đã chết và tất cả những nghị lực cùng những khôn khéo đều theo người xuống mồ. Không còn một ai bảo bọc, và một cái gì thật khủng khiếp đang săn đuổi nàng, nàng chạy chạy mãi cho tới khi trái tim vỡ toang ra, chạy như bơi trong một vùng sương dày đặc rồi nàng khóc òa lên, cuống quýt đi tìm một chỗ an toàn còn lẩn khuất trong bóng sương mờ tối” [26, tr.446].

Giấc mơ ấy là sự hiển thị nỗi cô đơn, bất an, sự mặc cảm, nó quy định cách hành xử có phần hiếu thắng của Scarlett trong đời thường (việc đeo nhẫn kim cương thật to, xây nhà lớn, tổ chức tiệc đãi chỉ để mọi người ghen tỵ, tự

mình kinh doanh và kiềm tiền, điều khiển đàn ông, chứng tỏ sức mạnh của mình…). Nàng càng vùng vẫy khẳng định mình, nàng càng cảm thấy cô đơn, càng nhận thấy sự xa lánh của mọi người xung quanh, trừ Rhett – người duy nhất giống nàng, yêu thương nàng. Nhưng giấc mơ và hiện thực đã không thể

dung hòa, cũng giống như nàng không nhận thấy được giá trị vai trò của Rhett trong cuộc đời mình, nàng đã để Rhett mờ khuất sau màn sương mờ vì một ảo mộng khác về tình yêu với Ashley.

Cho nên, khi Melanie chết, Scarlett lại lần nữa lạc vào giấc mơ sương mù, ngay trên đường về: “Cái cảm giác về cơn ác mộng cũ xâm chiếm nàng, mạnh hơn bao giờ hết, và tim nàng bắt đầu lồng lên. Nàng lại đứng giữa chết

chóc và tịch mịch, y hệt một lần nàng dã đứng như thế ấp Tara. Tất cả

những gì đáng kể trên đời đã tan biến, cuộc sống tàn lụi và nỗi kinh hoàng ào ào qua tim nàng, gào hú như một cơn gió lạnh. Cái khủng khiếp ẩn trong màn sương, àm cũng chính là màn sương, vươn tay túm lấy nàng. Và nàng bắt đầu chạy. Như đã chạy hàng trăm lần trong mơ, lúc này, nàng nhắm mắt chạy như bay, không biết chạy đi đâu, thúc đẩy bởi một nỗi sợ không tên, sục trong màn sương xám tìm một chốn an toàn đâu đó” [92].

Riêng lần này, tưởng như nàng đã thành công khi tự mình lao ra khỏi làn sương mù và tìm thấy ánh sáng nơi căn nhà mình cuối đường. “Trên đầu dốc kia, là nhà nàng. Dường như tất cả các cửa sổ của ngôi nhà ấy đều sáng

đèn, những ánh đèn thách thức màn sương. Nhà mình! Đó là thực tại! Nàng khao khát nhìn cái khối mờ mờ của ngôi nhà đằng xa, lòng đầy biết ơn và một cái gì an tĩnh trùm lên tâm hồn nàng” [92].

Nhưng khi trú ngụ trong luồng ánh sáng ấm áp ấy, thì nguồn sáng tưởng như vĩnh cửu nhất, từ Rhett, đã vụt tắt. Giấc mơ của nàng vẫn chỉ là mộng tưởng. Giấc mơ của những con người hôm nay nuối tiếc về một thời kì vàng son của miền Nam êm ả khi xưa với những công nương mĩ miều và những chàng kị sĩ hào hoa, cũng theo đó tan vào hưảo.

1.2.1.3. Hình tượng chiếc áo cooc – se caScarlett

Người đọc, và cả

những khán giả truyền hình khi được xem phim “Cuốn theo chiều gió” đã có ấn tượng khá mạnh với chi tiết Mammy đeo cóoc-sê cho Scarlett. Bà vú bảo Scarlett “giữ chặt chân giường và hít

một hơi vào [92], và “Scarlett tuân theo, chuẩn bị tinh thần và nắm chặt cây cột giường [92]. Đó là lần đầu tiên, nhưng Scarlett đã và sẽ than phiền hết lần này đến lần khác về dây cột chặt quá trong suốt tác phẩm – rằng chúng không cho nàng thở sâu.

Tại bữa tiệc thịt nướng ngoài trời nhà Ashley, nàng nhận xét: dây nt siết quá cht đến ni nàng s s b nc ct bất cứ lúc nào”[25, tr.149].

Trên đường đến gặp Rhett tại trại giam để xin vay nợ thìdây áo nt làm nàng hn hn”[26, tr.97].

Khi Scarlett đi tìm bác sĩ Mead để đỡ đẻ cho Melanie: “Từ cuối vọng lại tiếng ồn ào rầm rĩ. Vừa tới nhà gia đình Leyden, nàng đã th hn hn vì chiếc áo nt quá cht, nhưng nàng không giảm bớt tốc độ. Tiếng ồn ào càng lúc càng to hơn.” [25,tr.540] và khi lạc giữa vòng vây của những cánh tay kêu cứu của các thương binh, “chiếc áo nt như ct đôi lng ngc, nàng ngồi

đại xuống bậc thềm nhà thờ, hai tay ôm đầu cho tới khi lấy lại được hơi thở” [25, tr.548].

Khi nàng trở về nhà sau cái chết của Melanie: “Nàng hổn hển lao nhanh lên dốc, vạt váy ướt dán vào mắt cá chân, lạnh giá, phổi như muốn vỡ

tung, chiếc áo nt tht cht ép mnh xương sườn nghiến vào tim.” [92].

Chiếc áo nịt đã trở thành biểu tượng cho sự cản trở, bức bối mà nó tạo ra cho nhân vật Scarlett. Bất cứ khi nào Scarlett rơi vào tình trạng khó khăn, sợ hãi, hoang mang, vội vã, nhất là khi nàng cần có một sức mạnh và sự vượt lên thử thách thì chiếc áo nịt lại thành một rào cản khó chịu.

Nếu như xét một cách tổng quát, chúng ta sẽ thấy cách lý giải này nằm trong logic của việc Margaret Mitchell xây dựng tính cách nhân vật. Scarlett trong tác phẩm luôn là còn người vượt lên hoàn cảnh và khẳng định sức mạnh của mình. Dù nàng gặp phải sự chống đối dữ dội của quan niềm miền Nam về

vai trò người phụ nữ với những gì nàng làm, nàng cũng mặc. Chính nàng, đã làm tất cả những gì mà xã hội từng quan niệm nó ngoài tầm với của đàn bà. Nàng tự mình đứng ra điều hành xưởng cưa, tự mình đi xe ngựa, thậm chí thuê mướn chính những gã đàn ông sức dài vai rộng.

Sự vươn lên của nàng bắt đầu từ việc lần đầu tiên nàng vượt qua nỗi sợ

hãi của bản thân đểđỡ đẻ thành công cho Melanie, trong hoàn cảnh cấp bách. Tiếp theo là việc nàng đơn độc chống chọi với khó khăn để đứa Melanie và con trở lại Tara giữa bốn bề bao vây của quân Yankee. Nàng lại tiếp tục là người gồng gánh trên vai trách nhiệm hồi sinh Tara và đem lại cuộc sống cho mọi người, trong đó có cả những người đàn ông mà đáng ra nàng có thể tin cậy như Gerald, Ashley.

Cả cái quyết tâm cuối cùng, sẽ giật lại Rhett, không còn là cái bốc đồng của cô gái 16 tuổi khăng khăng lấy Charles để trả thù nữa. Đó là sự khẳng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định sức mạnh độc lập, rằng nàng, Scarlett không bao giờ khuất phục.“Với tinh thần của dòng dõi nàng vốn không bao giờ chịu thua, kể cà khi đối mặt với thất bại, Scarlett vênh cằm lên. Nàng có thể chiếm lại được Rhett. Nàng biết mình làm được việc đó” [92]. Với một cá tính mạnh mẽ luôn muốn vượt lên hoàn cảnh, nàng nuôi trong mình cái khao khát tự do, giải phóng khỏi những quan niệm trì trệ về vai trò người phụ nữ miền Nam.

Trong sự thống nhất đó, vấn đề nữ quyền, phải chăng được đặt vào một cách ẩn ý trong sự bức bối của Scarlett với chiếc áo nịt thít chặt, như biểu tượng về sự thít chặt của quan niệm cũ xưa về vai trò của người phụ nữ miền Nam lúc bấy giờ?

Như vậy rõ ràng việc lặp lại chi tiết mang tính biểu tượng trong tiểu thuyết Margaret Mitchell là một thủ pháp nghệ thuật đắc dụng. Lẽ dĩ nhiên,

đó không phải là thủ pháp do riêng Margaret Mitchell sáng tạo ra song bà đã thành công khi khai thác triệt để tính ưu việt của nó để thể hiện một thế giới

biểu tượng sinh động trong sáng tác của mình.

1.2.2. Chi tiết đối lp trong s thng nht

1.2.2.1. S chia ct nhưng thng nht ca đất nước trong chiến tranh

Như những tác phẩm viết về chiến tranh khác, “Cuốn theo chiều gió”

đã cho thấy sự dung hoà giữa hai mặt đối lập. Về mặt ý nghĩa, cuộc nội chiến

ở Mỹ là một vấn đề gia đình, anh đánh em, nhưng nếu chia cắt, thậm chí chống đối, tồn tại trong gia đình là không thể tránh khỏi, thì sự thống nhất là

điều bất khả xâm phạm. Giống như là mất mát kết thúc là phục hồi, chia cắt sẽ kết thúc bằng thống nhất. Lịch sử nước Mỹ đã ủng hộ “Cuốn theo chiều gió” như một thiên tiểu thuyết của sự hoà hợp không thể tránh khỏi bằng cách chỉ cho chúng ta thấy đối lập không những là hoà hợp được, mà thật ra là đã thống nhất rồi. Cuốn tiểu thuyết đã đi xa hơn bằng cách cho chiến thắng tiếp nối thất bại. Margaret Mitchell luôn tự hào với sự thuyết phục của những cảnh chiến tranh trong tiểu thuyết, những trận đánh với bạo lực, sự hoang tàn của vùng đất và sự mất mát kinh hoàng không hề lãng mạn hoá. Nhưng từ tác phẩm, một cảm giác chiến thắng được toả ra, bởi vì vùng đất bị tàn phá càng dữ dội, thì những nhân vật và cả người đọc càng cảm thấy vinh quang trong sự phục hồi của nó. “Cuốn theo chiều gió” đã kết thúc với niềm hy vọng của Scarlett vào tương lai được hồi sinh. Niềm hy vọng đó không xoá sạch vết tích chiến tranh, nhưng nó đã giải thoát cho chúng ta khỏi hình ảnh ám ảnh của cái chết.

1.2.2.2. Sđối lp nhưng thng nht trong tính cách Ashley và Rhett

Những nhân vật được xây dựng trong tác phẩm cũng vậy, đối lập trong thống nhất. Lần đầu xuất hiện Ashley đã như một “kỵ sĩ hoàn hảo”, dòng dõi cao quý, lịch lãm, hoà hợp với thời đại của anh. Rhett, ngược lại, thô lỗ, như

một tên cướp biển ngạo mạn vô liêm sỉ. Là cháu trai của một tên cướp biển thật sự, anh thừa hưởng một thần hình mạnh mẽ uyển chuyển và một gương

mặt ngang tàng của một kẻ cướp biển – mũi khoằm, răng trắng như răng thú, ria đen. Thế nhưng, làm sao mà hoàng tử và cướp biển, hai nhân vật đối lập nhau trong kịch nghệ, có thể có danh nghĩa giống nhau: đều là 2 đứa con trai nhỏ của Melanie và người yêu của Scarlett thật là khó giải thích. Nhưng Ashley đã hiểu rằng: “Rhett và tôi căn bản là giống nhau. Chúng tôi đến từ

những loại người giống nhau, được nuôi lớn cùng một kiểu cách, và được dạy

để suy nghĩ hệt nhau[92]. Rhett, ngược lại, lại nghĩ rằng họ là 2 người đàn ông mong muốn cùng một người phụ nữ ở hai mặt khác nhau. “Anh ta không muốn cái đầu của em… còn anh thì không muốn thân xác của em[92]. Nếu như cái tình yêu này là có thật – và thân xác và linh hồn là tách biệt – thì nó cũng không có thật, dĩ nhiên là Rhett mong muốn thân xác của nàng. Tình yêu và ham muốn đã được tách rời khỏi nhau và rồi lại trộn vào nhau, giống như

mọi điều mâu thuẫn khác: hoàng tử và cướp biển, vợ và người tình, nhục dục và thanh khiết.

1.2.2.3.S dung hòa nhng đối nghch trong tính cách Scarlett

Bản thân Scarlett trong tác phẩm cũng là hiện thân của một loạt những

đối nghịch: là một người phụ nữ có 2 mặt, vừa là nông dân gốc Ái Nhĩ Lan, vừa là quý tộc miền Nam Hoa Kì, vừa là một đứa trẻ, vừa là một người lớn, vừa là nạn nhân, vừa là một người sống sót, vừa trơ trẽn, vừa là một nữ anh hùng, vừa là một cô gái đồng quê, vừa là một người đàn bà thành thị, vừa là nữ thần mặt đất, vừa là một người kinh doanh, vừa là một đứa trẻ yếu ớt, vừa là một người phụ nữ cưu mang. Nàng ấy đã được định mệnh trở thành mâu thuẫn từ dòng máu, tính cách của nàng chính là biểu hiện của thời đại nàng

đang sống, cả hai đều ở trong một sự đấu tranh nội tại. Bởi vì mâu thuẫn của nàng có vẻ không thể giải quyết được, nàng bối rối, ngập ngừng và không thể

dự đoán được, nhưng đồng thời cũng kiên cường và hấp dẫn. Nàng muốn tất cả, và là tất cả đối với độc giả của nàng – con trẻ, người mẹ, một phụ nữ

quyến rũ và khó nắm bắt, tất cả đều là những gương mặt của nàng. Nàng chia cắt người khác giống như chính bản thân nàng, điều đó không thể tránh khỏi. Cái trật tự nàng gắng thiết lập là không thể tách rời khỏi hỗn loạn, và cả hai

đều làm người đọc hài lòng. Chúng ta chia sẻ với nàng những cơn bốc đồng mâu thuẫn đến hỗn loạn và khoan khái thưởng thức khi nàng bị trừng phạt, ta thông cảm, nhưng ta cũng phản đối nàng, chúng ta cũng bị chia làm hai. Chi tiết đối lập trong thống nhất là sự thành công của nhân vật, của tư tưởng, và không ai khác hơn là tác giả của nó, Margaret Mitchell.

Cốt truyện đồ sộ của “Cuốn theo chiều gió” đã theo dấu một loạt những

điều trái ngược, và đó chính là cốt lõi của cuộc Nội chiến, chủ đề của tác phẩm. Bắt đầu với chia cắt – Scarlett ngồi giữa anh em sinh đôi Tarleton, chiến tranh trong một đất nước – “Cuốn theo chiều gió” đã kết thúc với sự

nhân đôi. Ta không phải chọn giữa hai điều trái ngược vì chúng ta có thể có cả hai khi chúng hoà nhập làm một.

1.3. Kết thúc

Kết thúc là một trong những khía cạnh quan trọng của thi pháp kết cấu cốt truyện. Qua kết thúc của mỗi truyện, người đọc sẽ cảm nhận được tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tưởng nghệ thuật cũng như quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Hơn thế, cách kết thúc cũng thể hiện tài năng của người cầm bút. Kết thúc thường ở dạng có hậu/không có hậu, kết thúc đóng/mở, kết thúc theo tuyến tính hay đảo ngược trình tự (đưa kết cục lên đầu rồi mới thong dong đi vào câu chuyện). Có những cái kết làm cho tác phẩm vụt sáng lên, cũng có những cái kết làm cho giá trị tác phẩm bị giảm sút.

Trong văn học Mỹ, O’Henry được xem là tác giả có tài trong việc tạo ra những kết thúc độc đáo và bất ngờ. Hầu hết các truyện ngắn của ông đều có một cái kết nằm ngoài suy đoán của độc giả, bất ngờ rẽ hướng, bất ngờ đột biến. Truyện “Những mẩu bánh mì kiến hiệu” có mạch phát triển khá logic về

câu chuyện của vị họa sĩ vẫn thường mua bánh mì từ nàng chủ của cửa hiệu Marta. Cảm kích người họa sĩ nghèo thường chỉ mua nổi những ổ bánh mì không nhân, nàng đã lén bỏ bơ vào. Những tưởng lời tỏ tình thầm kín này sẽ được đáp trả sau đó, thì kết thúc truyện làm độc giả…choáng váng: người họa sĩ cần bánh mì thay cho đồ tẩy những bức họa, chứ không phải đểăn. Thế nên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 51)