Tình huống kết hôn ứng phó

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 39 - 43)

chiều gió”, ngoại trừ hôn nhân của Ashley – Melanie trên cơ sở tình yêu, các cuộc hôn phối khác đều là hôn nhân mang tính ứng phó. Điều này dĩ nhiên có ý nghĩa vì nó tác động đến tính cách và số phận của nhân vật, đưa mạch câu chuyện đi từ bất ngờ nay sang ngạc nhiên khác.

Cuộc hôn nhân đầu tiên phải kể đến là của Gerald và Ellen. Dù đây không phải là hai nhân vật chính, và câu chuyện của họ không nằm trong mạch truyện chính mà chỉ là một nhánh kí ức của nhân vật Ellen nhưng nó là duyên cớđể đẩy đưa cuộc đời hai nhân vật này đến vùng đất mới, Tara, nơi sẽ

là quê nhà thiêng liêng của nhân vật chính Scarlett sau này. Hôn nhân của hai người từ đầu đã chênh lệch, từ đẳng cấp đến tâm hồn và cả sự tương xứng về

ngoại hình. Ellen lấy Gerald chỉ để ứng phó với nỗi bất hạnh của người con gái không lấy được người mình yêu (Phillip), nhưng nền giáo dục miền Nam kiểu mẫu đã được bà thực thi triệt để, bà trở thành một người chủ tuyệt vời của Tara, dù khối tình mang trong lòng vẫn mãi âm ỉ cho đến khi về bên kia thế giới. Tình huống kết hôn ứng phó ở nhân vật Ellen là cơ sở để lý giải tính cách điềm đạm kín kẽ và nhiều day dứt trong nhân vật này, đồng thời là tiền

đểđể tiếp nối số phận của Scarlett.

Như một định mệnh, hôn nhân của Scarlett cũng chỉ là những cuộc ứng phó với số mệnh. Lấy Charles là một quyết định bốc đồng và nông nổi của nàng khi chỉ mới ở tuổi 16. Nàng lấy chồng không vì tình yêu đã đành một nhẽ, mà còn nhân một cơn nóng giận khi bị Ashley từ chối tình yêu và sẽ sắp lấy một người khác, Melanie, người mà nàng cho là tẻ nhạt và xấu xí. Gật đầu lấy Charles một cách vội vã để rồi nhanh chóng chịu cảnh góa phụ với một

đứa con trai mà nàng nhợt nhạt tình cảm, đó là kết quả đầu tiên nàng phải nhận lấy cho quyết định nông nổi của mình. Tình huống này là một duyên cớ để cuộc đời nhân vật tiếp tục trải rộng ra, mở ra một cuộc sống mới với nhiều chuyển biến mới khi kéo theo đó là chứng trầm cảm sau sinh và Scarlett lên

Atlanta để thay đổi không khí.

Cuộc hôn nhân thứ hai là một bất ngờ mà chính người đọc cũng không lường trước. Có ai ngờ nhân vật từ đầu được miêu tả khá trào lộng trong mắt Scarlett “Frank Kennedy kiểu cách như gà mái đối với gà con, chạy lăng xăng từ bóng cây sồi đến các bàn khác tìm mấy món ăn ngon cho Scarlett

[92] lại có ngày trở thành hôn phu của nàng. Duyên cớ xảy đến cũng bởi hoàn cảnh Tara bị phát mãi, mà Scarlett đã chạy vạy hết cách, kể cả cách sẵn sàng hạ mình van nài Rhett. Khi ấy, kết hôn với Kennedy, mục đích duy nhất của nàng là ứng phó với tình cảnh gấp gáp, cứu Tara. Dù rằng cuộc hôn nhân này

đã khiến nàng rơi vào cảnh điều tiếng không ít khi nhẫn tâm phỗng tay trên vị

hôn phu lâu năm của chính em gái mình, Suellen. Tình huống này là một

điểm nhấn trong câu chuyện, đưa cuộc đời Scarlett vào sang một trang mới – qua khỏi thời gian khó, bắt đầu bắt tay vào việc kinh doanh và tự quyết định cuộc đời mình, đồng thời làm mẹ của đứa con thứ hai, Ella.

Kể cả cuộc hôn nhân thứ ba, trông có vẻ là ít bất hạnh nhất, khi nàng

đồng ý lấy Rhett, nhưng vẫn là một cuộc hôn nhân ứng phó. Việc Rhett cầu hôn ngay sau cái chết của Kennedy đã đặt Scarlett vào sự lựa chọn. Sau hai lần cưới chồng với hai đứa con Scarlett mà chẳng mấy yêu thương, mà trong lòng vẫn nguyên vẹn tình yêu dành cho Ashley, việc kết hôn lần thứ ba cũng chẳng đem lại cho nàng hứng thú gì ngoài việc Rhett sẽ là sự đảm bảo cho nàng cuộc sống xa hoa như nàng mong muốn. Cú sốc nghèo đói thời chiến tranh ở Tara đã gây ra nỗi ám ảnh khiếp hãi trong lòng Scarlett về sự thiếu thốn. Và chính từ quyết định không mấy đắn đo này (như tính cách vốn có của Scarlett), cuộc đời Scarlett lại bước sang một trang khác, mà ở trang này, mọi thứ mới thật sự là mới mẻ, ngập tràn hạnh phúc mà cũng tuyệt cùng khổđau.

Còn phải kể đến tình huống kết hôn ứng phó khá thương cảm của các nhân vật phụ: Calvert với Hilton, cũng như Will và Suellen. Những tình

huống này tuy không tham gia trực tiếp vào việc tạo ra biến cố câu chuyện nhưng nó góp phần làm rõ sự chua xót của Margaret Mitchell khi khắc họa số

phận những con người trong gió bụi chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì Cathleen “con gái một chủ đồn điển giàu có, …thiếu nữ có nhiều người si mê trong hạt Clayton, chỉ đứng sau Scarlett [92] đời nào lại chịu bẽ bàng khi phải đi lấy chính quản gia của mình. Cũng như việc Will, dù có cảm tình với cô em Careen, lại đã chọn lấy Suellen, chỉ vì muốn cứu cô khỏi kiếp gái già và bị mọi người ghét bỏ. Những cuộc hôn nhân không tình yêu có cái gì đó chua xót bẽ bàng, nhưng cũng không phải không chứa đựng trong đó tình người cao cả.

Khi đi vào phân tích tình huống kết hôn ứng phó, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tính mục đích của nó khi Margaret Mitchell cố tình tạo ra trong tác phẩm. Đa số những cuộc hôn nhân không tình yêu trong tác phẩm, đặc biệt là của nhân vật chính Scarlett, có ý nghĩa như những duyên cớđưa đẩy cuộc đời nhân vật vào nhiều hoàn cảnh, mà từ đó nhân vật bộc lộ mình, thắt và mở nút, tạo nên kịch tính và hấp dẫn cho cuốn tiểu thuyết có một không hai này.

Trên đây là năm dạng tình huống độc đáo mà chúng tôi đi sâu phân tích. Không đi vào cụ thể những tình huống đơn lẻ có tác dụng tạo ra cao trào cho tác phẩm, như tình huống thắt nút đầu tiên với việc Scarlett tỏ tình và bị

Ashley từ chối, hay tình huống Scarlett một mình chống chọi với hàng loạt khó khăn để về với Tara. Đi vào những hiện tượng lặp lại dưới dạng mô hình như tình huống, chính là cách mà các nhà nghiên cứu đã và đang theo đuổi. Như trong Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử có viết: “các nguyên tắc thi pháp thể hiện qua các yếu tố lặp lại. Không tìm thấy tính độc đáo sáng tạo thì không thấy tính nghệ thuật, mà không thấy tính lặp lại trên nhiều cấp độ và trong một hay nhiều văn bản thì không thấy các quy tắc tổ chức hình thức” [34, tr.38]. Dĩ nhiên sự lặp lại vụng về và tối nghĩa chỉ là biểu hiện của những

cây bút còn non trẻ, còn sự lặp lại trong tính vừa ổn định vừa phát triển của nó là một dụng công nghệ thuật, một dấu hiệu quan trọng để nhận diện một nét phong cách của Margaret Mitchell.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 39 - 43)