Sự dung hòa những đối nghịch trong tính cách

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 57)

Bản thân Scarlett trong tác phẩm cũng là hiện thân của một loạt những

đối nghịch: là một người phụ nữ có 2 mặt, vừa là nông dân gốc Ái Nhĩ Lan, vừa là quý tộc miền Nam Hoa Kì, vừa là một đứa trẻ, vừa là một người lớn, vừa là nạn nhân, vừa là một người sống sót, vừa trơ trẽn, vừa là một nữ anh hùng, vừa là một cô gái đồng quê, vừa là một người đàn bà thành thị, vừa là nữ thần mặt đất, vừa là một người kinh doanh, vừa là một đứa trẻ yếu ớt, vừa là một người phụ nữ cưu mang. Nàng ấy đã được định mệnh trở thành mâu thuẫn từ dòng máu, tính cách của nàng chính là biểu hiện của thời đại nàng

đang sống, cả hai đều ở trong một sự đấu tranh nội tại. Bởi vì mâu thuẫn của nàng có vẻ không thể giải quyết được, nàng bối rối, ngập ngừng và không thể

dự đoán được, nhưng đồng thời cũng kiên cường và hấp dẫn. Nàng muốn tất cả, và là tất cả đối với độc giả của nàng – con trẻ, người mẹ, một phụ nữ

quyến rũ và khó nắm bắt, tất cả đều là những gương mặt của nàng. Nàng chia cắt người khác giống như chính bản thân nàng, điều đó không thể tránh khỏi. Cái trật tự nàng gắng thiết lập là không thể tách rời khỏi hỗn loạn, và cả hai

đều làm người đọc hài lòng. Chúng ta chia sẻ với nàng những cơn bốc đồng mâu thuẫn đến hỗn loạn và khoan khái thưởng thức khi nàng bị trừng phạt, ta thông cảm, nhưng ta cũng phản đối nàng, chúng ta cũng bị chia làm hai. Chi tiết đối lập trong thống nhất là sự thành công của nhân vật, của tư tưởng, và không ai khác hơn là tác giả của nó, Margaret Mitchell.

Cốt truyện đồ sộ của “Cuốn theo chiều gió” đã theo dấu một loạt những

điều trái ngược, và đó chính là cốt lõi của cuộc Nội chiến, chủ đề của tác phẩm. Bắt đầu với chia cắt – Scarlett ngồi giữa anh em sinh đôi Tarleton, chiến tranh trong một đất nước – “Cuốn theo chiều gió” đã kết thúc với sự

nhân đôi. Ta không phải chọn giữa hai điều trái ngược vì chúng ta có thể có cả hai khi chúng hoà nhập làm một.

1.3. Kết thúc

Kết thúc là một trong những khía cạnh quan trọng của thi pháp kết cấu cốt truyện. Qua kết thúc của mỗi truyện, người đọc sẽ cảm nhận được tư

tưởng nghệ thuật cũng như quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Hơn thế, cách kết thúc cũng thể hiện tài năng của người cầm bút. Kết thúc thường ở dạng có hậu/không có hậu, kết thúc đóng/mở, kết thúc theo tuyến tính hay đảo ngược trình tự (đưa kết cục lên đầu rồi mới thong dong đi vào câu chuyện). Có những cái kết làm cho tác phẩm vụt sáng lên, cũng có những cái kết làm cho giá trị tác phẩm bị giảm sút.

Trong văn học Mỹ, O’Henry được xem là tác giả có tài trong việc tạo ra những kết thúc độc đáo và bất ngờ. Hầu hết các truyện ngắn của ông đều có một cái kết nằm ngoài suy đoán của độc giả, bất ngờ rẽ hướng, bất ngờ đột biến. Truyện “Những mẩu bánh mì kiến hiệu” có mạch phát triển khá logic về

câu chuyện của vị họa sĩ vẫn thường mua bánh mì từ nàng chủ của cửa hiệu Marta. Cảm kích người họa sĩ nghèo thường chỉ mua nổi những ổ bánh mì không nhân, nàng đã lén bỏ bơ vào. Những tưởng lời tỏ tình thầm kín này sẽ được đáp trả sau đó, thì kết thúc truyện làm độc giả…choáng váng: người họa sĩ cần bánh mì thay cho đồ tẩy những bức họa, chứ không phải đểăn. Thế nên anh ta đã nổi cơn thịnh nộ với nàng chủ hiệu – kẻ đã làm bản vẽ anh ta nhoe nhoét bơ đến phải vứt đi. Thay vì chuyện tình yêu cảm động lại thành một chuyện hiểu lầm ầm ĩ. Kết thúc truyện ở đây trở thành điểm sáng cho cả tác phẩm.

Ở Việt Nam, tiểu thuyết “Thời xa vắng” được xem là một tác phẩm hay, nhưng có cái kết “hụt hơi, mệt mỏi …áp đặt ý kiến chủ quan của nhà văn” [23]. Phần kết tác phẩm, Giang Minh Sài sau thất bại trong tình trường,

đã được Lê Lựu “bổ nhiệm” về quê làm chủ hợp tác xã và làm cho Hạ Vị trở

thành vùng quê giàu có. Đây là một cái kết áp đặt, chưa thể hiện hết logic tính cách và cuộc đời nhân vật.

Trong khi đó những cái kết của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như:

Mt trái tim khô, Hu ly chng, Ci ơi, Cái nhìn khc khoi… lại thường

để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc xốn xang, nó làm cho chùm tác phẩm của chị có sự lắng đọng không thôi. Và dĩ nhiên, âm hưởng ấy đã làm nên sự thành công của ngòi bút trẻ xứ miệt vườn này.

Kết thúc trong “Cuốn theo chiều gió” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ

với người đọc đến nỗi Margaret Mitchell đã phải bất ngờ vì nhận quá nhiều thư thắc mắc về nó. Họ muốn được biết Rhett có quay về, Scarlett có giành lại

được Rhett…Không có gì phải bàn cãi, chính cái kết này là yếu tố nghệ thuật

độc đáo làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Và cũng từ cái cớ ấy người đọc lại phấp phỏng chờ đợi những tác phẩm tiếp nối, hư cấu, tưởng tượng và sáng tạo ra những câu chuyện mới xung quanh đôi tình nhân nổi tiếng này. Đã có

Scarlett (1991) của Alexandra Ripley, Rhett Butler's People (2007) của Donald McCaig…nhưng hình như, chưa có tác phẩm nào làm thỏa lòng những độc giảđã trót lỡ mê đắm “Cuốn theo chiều gió” nguyên bản. Hai phần hậu chính thức đó đã đưa ra những cách giải quyết nghèo trí tưởng tượng cho vấn đề “Làm thế nào để Scarlett lấy Rhett trở lại?” mà cả thế giới trông đợi. Cả hai tiểu thuyết gia miền Nam nổi tiếng giàu kinh nghiệm này đều xoay sở để làm mờ đục đi nhân vật và hành động – một phần là để tránh đi vấn đề

chính trị không lành mạnh của tác phẩm gốc. Trong “Scarlett”, câu chuyện

được chuyển thẳng đến…Iceland, cách xa khỏi những năm Tái thiết đầy bạo

động chủng tộc của miền Nam nước Mỹ bấy giờ, trong khi trong Rhett Butler's People thì nhân vật chính Rhett Butler trở thành một người hung đấu tranh về quyền lợi chủng tộc không chê vào đâu được, một người bảo vệ dũng cảm của phụ nữ hoạn nạn và người tán thành nền giáo dục cho người da đen.

Quay trở lại với cuốn tiểu thuyết của tất cả chúng ta với thành công vang dội của một kết thúc độc đáo, Margaret Mitchell đã dẫn tiến độ câu chuyện đến một kết thúc mở mà cùng lúc vừa thoát ra khỏi những quy củ về

lãng mạn vừa đảm bảo cho trí tưởng tượng của người đọc được tiếp tục. Và thế là, không cần một kết thúc có hậu, “Cuốn theo chiều gió” vẫn đã ăn tiền suốt hơn nửa thế kỷ. Cùng lúc đó, chúng cũng làm tròn những đòi hỏi của chúng ta vì chúng đã mang lại cho ta một cảm giác thỏa mãn của một kết thúc hợp lý cho những nút thắt phức tạp của cuốn tiểu thuyết mà không một hành

động đơn lẻ nào có thể gỡ nút được. Cũng nên nhắc lại rằng, khi bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết, đoạn cuối chính là đoạn đầu tiên Margaret viết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chương cuối cùng của “Cuốn theo chiều gió”, có nhiều kết thúc có thể diễn ra và không cái nào hoà hợp được với cái nào. Đầu tiên, Scarlett có thể lấy Ashley và thực hiện ước mơ cổ tích trẻ con về một hoàng tử của nàng. Nhưng hình ảnh mộng mơ về vị hoàng tử này đã bị “trần trụi” hóa, vì

vậy kết thúc này sẽ phá hỏng tính thực tế bằng cách phớt lờ điểm yếu của Ashley, sai lầm của Scarlett về tình yêu và sự nhẫn nại của Ashley.

Một kết thúc khác là Scarlett nhận ra sự sai lầm trong tình yêu dành cho Ashley đồng thời nhận ra trái tim mình thuộc về Rhett nên sẽ tự nguyện chạy theo Rhett. “Lần này, nàng sẽ không chạy trốn vì sợ hãi nữa. Nàng chạy vì vòng tay của Rhett đang ở cuối con đường[92]. Trong kết thúc này, giấc mơ

và thực tếđan xen. Scarlett vẫn còn ở trong một giấc mơ, vẫn đang chạy băng qua làn sương mù, nhưng lần này, làn sương mù ấy đã thuộc về “đường Cây

đào, đây là Atlanta, chứ không phải là thế giới của mộng mị và ma quái

[92].Đường Cây đào tức là nhà, nhưng nếu Scarlett là một đứa trẻ lạc đường tìm kiếm một ngôi nhà xứng đáng với mình, thì nàng cũng là một người phụ

nữ tính toán, như lời của Rhett khi anh tổng kết lại quá khứ của nàng – bao gồm cả “giết người, cướp chồng người, nói dối và nguỵ biện[92]. Hình phạt của nàng đã đến khi Scarlett về nhà đểđòi lấy một tình yêu mà Rhett nói là đã biến mất: “Nhưng Scarlett, em có bao giờ hiểu rằng ngay cả tình yêu bất diệt nhất cũng có ngày phải tàn?” [92]. Dù điều này không bao giờ xuất hiện trong đầu Scarlett, nhưng nó đã xuất hiện trong đầu người đọc bấy lâu luôn thắc mắc rằng: tại sao một người đàn ông lanh lợi như Rhett lại có thể theo

đuổi một người đàn bà luôn mực từ chối và lợi dụng anh!?

Cho nên, kết cục phải có, một cách logic là khi để trả lời câu hỏi của Scarlett “Nếu anh đi, em phải làm sao? [92], Rhet đã trả lời bằng một câu ngắn gọn nhưng đã cực kì nổi tiếng “My dear, I don’t give a damn”

[59,tr.1023] (“Em yêu, em có ra sao, anh cũng mặc xác em”)[92]. Kết thúc này cứng rắn và hiện đại, chỉ ra một cách nghiêm túc rằng tình yêu sẽ xét xử

sự ích kỷ và vô cảm, và rằng thời gian sẽ làm lu mờ tình yêu. Sự từ chối này

đã làm thoả mãn người đọc, chúng ta đã ghen tị với những chiến thắng của nàng đối với đàn ông, phê phán thủ đoạn của nàng và cảm thấy nhỏ bé trước

khả năng luôn vượt qua những thử thách của nàng. Giờ đây chúng ta có thể

cảm thấy tự mãn, và thất vọng một chút về một Scarlett mạnh mẽ, một phản

ứng vang dội trong sự phức tạp của nó.

Một yếu tố khác cũng cần phải kể đến sự thành công của kết thúc này,

đó là việc tác giả để Scarlett về Tara sau khi Rhett ra đi. Sự trở về đất mẹ đã thoả mãn những mong ước mâu thuẫn mà “Cuốn theo chiều gió” đã gợi ra – một mong ước cho sự hồi sinh và sự tiếp diễn, mong ước cho một nơi nghỉ

ngơi, một kết thúc. Hình ảnh quê nhà của Scarlett được hồi sinh, chứng tỏ

rằng nàng vẫn còn là một đứa trẻ yếu ớt và vẫn là một kẻ còn sống sót, hai nhân cách không thể dung hoà, mà vẫn hoà trộn không thể tách rời trong sự

quyết tâm quay trở về Tara. Suy nghĩ được về nhà đã an ủi nàng, nhất là khi nàng đã thề sẽ lấy lại Rhett, dù lời thề đó có vẻ khó mà thực hiện được. Làm sao nàng có thể làm Rhett khuất phục nàng một lần nữa khi nàng đã biết anh là người mạnh mẽ, không khoan nhượng, không mủi lòng. Với kết thúc cuối

cùng này, “Cuốn theo chiều gió” dừng lại. Nhưng giống như phần lớn những tiểu thuyết hiện đại với kết thúc mở khác, “Cuốn theo chiều gió” cũng đã để

lại một câu chuyện không có kết thúc. Tác phẩm đã gợi cho ta quá nhiều kết thúc, nhưng lại để ta tự do lựa chọn kết thúc cho mình, để ta làm nên ngày mai theo ý muốn của mình. Thật ngắn gọn, nhưng súc tích và thấm đẫm triết lý: “ngày mai là một ngày khác [92].

Chương 2: NGH THUT XÂY DNG NHÂN VT

Tìm hiểu nghệ thuật một tác phẩm tiểu thuyết, thì nhân vật là yếu tố

trọng tâm, vì “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [17, tr.47]. Điều này đúng cả khi có những trào lưu thể

nghiệm kiểu tiểu thuyết không có nhân vật mà chỉ có thế giới đồ vật hoặc dòng chảy của ngôn từ (Tiểu Thuyết Mới). Bởi vì “dù có ý đồ thủ tiêu nhân vật và thay thế nó bằng thế giới đồ vật đi chăng nữa, thì ngay cả tác giả có ý thức nhất về việc đó cũng vẫn tự mâu thuẫn với mình. Bởi lẽ đằng sau đó, nhà văn không thể nào triệt tiêu nổi một cái nhìn, một cách nhìn trên sự vật” [10, tr.14]. Vì vậy nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết, không thể không nghiên cứu về thế giới nhân vật được thể hiện trong đó.

Bản thân Margaret Mitchell cũng từng khẳng định tác phẩm của mình “đó chỉ là một câu chuyện đơn giản về những người thăng hoa và những người tuột dốc, những người có thể đương đầu với cuộc sống và những người không thể.” [48]. Trước khi tìm hiểu nhân vật được Margaret Mitchell xây dựng với thủ pháp ra sao, chúng tôi điểm qua vài nét về thế giới nhân vật phong phú trong “Cuốn theo chiều gió”.

2.1. Thế giới nhân vật

“Cuốn theo chiều gió” kể lại câu chuyện xảy ra vào thời nội chiến 1861 – 1865 và những năm tái thiết ở miền Nam Hoa Kì. Nhân vật chủ yếu là những con người sống tại hạt Clayton và thành phố Atlanta, bang Georgia. Cũng như những tiểu thuyết có cốt truyện hấp dẫn khác thì tuyến nhân vật trong tác phẩm khá phong phú, đa dạng với trên dưới 100 nhân vật có tên và các nhân vật đám đông.

Tuyến nhân vật chính trong tác phẩm xoay quanh 4 nhân vật cột trụ: Scarlett, Rhett, Melanie và Ashley. Mạch truyện phát triển theo cuộc sống, số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phận thăng trầm của các nhân vật này.

Tuyến nhân vật phụ: những người thân, họ hàng, láng giềng, làng xóm của các nhân vật chính: Ellen, Gerald (bố mẹ của Scarlett) và Mammy (nhũ

mẫu của Scarlett), Suellen, Carrene (em gái Scarlett), John Wikes, India, Honey (người thân của Ashley), Charles (chồng đầu của Scarlett), Kennedy (chồng thứ 2 của Scarlett), Dì PityPat (người thân của Melanie)… góp phần làm rõ hơn đường đi của nhân vật trung tâm.

Trong tác phẩm, việc phân chia tuyến nhân vật chính diện – phản diện chủ yếu được xây dựng trên quan điểm về chiến tranh của tác giả. Trong đó, phe Yankee là “phe kia”, nên bị xem là phản diện. Kiểu nhân vật này cũng không được miêu tả trực tiếp (ngoài nhân vật tên lính Yankee đến cướp bóc bị

Scarlett bắn chết ở Tara), mà chỉ hiện diện thông qua những lời nói gián tiếp của “phe này” – tức người miền Nam.

Xét từ góc độ giai cấp, tầng lớp thì “Cuốn theo chiều gió” đề cập đến: Nhân vật thuộc giới quý tộc miền Nam với những dòng họ: O’Hara, Wikes, Halmiton, Fontaine, Munroe, Tarleton …

Nhân vật là những người nô lệ da đen: ngoài Mammy gần như

là nhân vật xuyên suốt tác phẩm, còn có Pork, Dilcey, Pissy, Sam, Peter… hiện lên dưới quan điểm của Margaret Mitchell, vừa mang vẻ mông muội, hiền lành vừa đôi khi khờ khạo và hết mực trung

Là tác phẩm về chiến tranh, “Cuốn theo chiều gió” còn có các nhân vật tướng lĩnh, người chỉ huy - cũng chính những con người có thật trong lịch sử

Hoa Kì: tướng Sherman, Lincoln, Hood, Bullock…

Nhân vật đám đông được đề cập dưới nhiều diện mạo. Đó là những

đoàn quân miền Nam hay đoàn quân Yankee trong lúc hành quân. Đó cũng là những đoàn thương binh được đưa về Atlanta giữa lúc trận chiến ác liệt. Trong một vài chương, nhân vật đám đông hiện diện chính là dư luận ở

Clayton, Savannah, Chaleston, Atlanta (Margaret Mitchell đặt điểm nhìn vào nhân vật này để phán xét hành động của Rhett, Scarlett…).

“Cả thành phố Savannah thầm thì bàn tán và băn khoăn về chuyện Philippe Robillard bỏ đi, nhưng những lời đàm tiếu ấy không đưa tới được chút ánh sáng nào . Việc cô gái cưng của nhà Robillard sắp thành hôn với một gã đàn ông không cao tới mang tai vợ, mặt đỏ gay, to tiếng vẫn cứ mãi là

điều bí ẩn đối với mọi người” [92].

“đa số dân Atlanta chẳng lo lắng bao nhiêu trước viễn ảnh sẽ có đánh nhau gần Dalton.” [92].

“Atlanta - và toàn thể Georgia - biết rằng tiểu bang của họ vô cùng quan trọng đối với liên bang miền Nam nên Tướng Joe Johnston không bao

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 57)