Qua khắc họa nội tâm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 82)

Đây là thủ pháp chính mà Margaret Mitchell dùng để thể hiện đời sống bên trong phong phú và phức tạp của nhân vật, điều mà lối miêu tả bên ngoài (thông qua ngoại hình, hành động…) chưa thể lột tả hết. Khắc họa nội tâm dưới ngòi bút của Margaret Mitchell được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng: hồi tưởng, đối thoại nội tại, trữ tình ngoại đề, miêu tả thiên nhiên, thư từ

v.v…, trong đó nổi bật là độc thoại nội tâm.

2.2.4.1.Ở đây, độc thoại nội tâm được dùng theo nghĩa lời nhân vật tự

nói với mình, tự mình bộc lộ những suy nghĩ thầm kín. Dĩ nhiên, thủ pháp này không có gì mới mẻ, nó đã có từ kịch cổ đại (Racine, Angtomat…). Nhưng

điểm khác là cách Margaret Mitchell để cho nhân vật của mình bộc lộ nội tâm theo từng sắc thái tính cách khác nhau, giúp người đọc có cơ hội du hành vào thế giới cảm xúc của nhân vật, sống thật với từng hơi thở và trở trăn của nhân vật.

Độc thoại nội tâm trong “Cuốn theo chiều gió” thường xuất hiện sau những từ ngữ chỉ tình thái hành động, cảm nghĩ của nhân vật: nghĩ, tự nhủ, nhủ thầm, thầm nghĩ. Nếu chú ý, người đọc có thể nhận thấy Margaret Mitchell chỉđi vào đời sống nội tâm của nhân vật chính của Scarlett, chỉ rất ít những đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật khác như Melanie, Ashley, Charles…

Nàng giấu đầu trong lòng bàn tay để mẹ không nhìn thấy mặt, và những ý nghĩ của nàng buồn thảm quay về Ashley. Tại sao chàng lại định cưới Melanie trong khi thật lòng yêu nàng, Scarlett? Và trong khi chàng cũng biết là nàng yêu chàng? Tại sao chàng có thể chủ tâm bóp vỡ trái tim nàng?

Đột nhiên, một ý tưởng sáng lòe và mới mẻ, xẹt như sao chổi qua trí óc nàng :

Ủa, Ashley đâu có biết là mình yêu chàng! Suýt nữa nàng đã thở ra thật mạnh vì sự khích động bất ngờ đó. Tư tưởng nàng dừng lại như bị tê liệt một lúc lâu, hụt hơi trong một lúc rồi lại phóng sổ về phía trước.

− Làm sao chàng biết được? Mình luôn luôn tỏ ra kiêu kỳ, đứng đắn và cao quí trước mặt chàng, chàng có thể nghĩ mình chỉ coi chàng như một người bạn. Đúng rồi, chính vì vậy mà chàng không bao giờ tỏ tình với mình. Chàng nghĩ chàng đã yêu trong tuyệt vọng, chính vì vậy mà chàng trông có vẻ

quá… Scarlett hồi tưởng thật mau tới những lúc bắt gặp Ashley nhìn mình với một vẻ kỳ lạ, lúc đó đôi mắt xám như bức màn hoàn toàn che lấp cảm nghĩ

của chàng như mở lớn ra, chứa đựng một vẻ thống khổ và tuyệt vọng. "Chàng đau lòng vì cho rằng mình yêu Brent, Stuart hay Cade. Và có lẽ

chàng đã nghĩ rằng nếu không cưới được mình thà làm vui lòng gia đình bằng cách cưới Melanie. Nhưng nếu Ashley biết mình yêu chàng ..." [92].

Xoáy vào đời sống tâm hồn phong phú của nhân vật chính, đa số các

đoạn độc thoại nội tâm diễn ra trong suy nghĩ của Scarlett. Nhất quán với cách miêu tả Scarlett “kém óc phân tích nhất”, “không bao giờ cố gắng tìm nguyên nhân, không biết gì về đời sống nội tâm con người, kể cả của chính nàng” [25], Margaret Mitchell chỉ đi vào những băn khoăn trăn trở rất chi là

đời thường của Scarlett. Nàng không quan tâm chiến tranh, các vấn đề chính trị, kể cả lễ giáo, phép tắc mà Ellen và Mammy rèn dạy. Điều nàng phải lo nghĩ nhiều đơn giản chỉ là …làm sao đủ mánh khóe để đưa những chàng trai vào tròng, nhất là người nàng rất mực say mê như Ashley. Lắm lúc, những

đoạn độc thoại rất dài của Scarlett chỉ để ….chọn chiếc váy nào có thể biến nàng thành nữ hoàng của bữa tiệc.

Mặc chiếc áo nào để

làm nổi bật lên và khiến cho Ashley không cầm lòng được trước sắc đẹp của nàng? Từ lúc tám giờ, nàng đã thử và loại bỏ nhiều thứ áo, và bây giờ, vừa chán nản, vừa tức giận, nàng chỉ mặc có cái quần lót viền

đăng ten, cái áo nịt và cái váy lót

bằng len có ba hàng đăng ten. Chung quanh nàng, trên giường, trên ghế chất

đống những màu sắc rực rỡ, những dây băng ngổn ngang. Cái áo bằng sa mỏng, màu hồng với khăn choàng cổ dài rất vừa vặn với nàng, nhưng nàng

đã mặc nó vào mùa hè năm ngoái nhân dịp Melanie viếng thăm Twelve Oaks và chắc chắn là nàng ta sẽ nhận ra nó. Và nàng ta sẽ có đủ thâm hiểm để

nhắc lại chuyện nầy. Cái áo canh tơ chỉ vải đen, tay phồng, cổ viền đăng ten, làm nổi bật màu da trắng của nàng thật tuyệt mỹ nhưng lại khiến cho nàng trông có vẻ già đi một chút …Cái áo bằng vải sọc vuông Tô cách lan, màu

xanh, dợn sóng và mỗi lượn sóng đều có cặp một hàng nhung sọc màu xanh thì vừa vặn nhất” [92].

Và cùng với những bước chuyển mình của thời cuộc, đời sống nội tâm của nhân vật cũng phát triển logic theo. Đấy là lúc nhân vật trưởng thành hơn sau những va chạm của thực tại, và những trăn trở theo đó cũng chín dần lên. Những đoạn độc thoại càng về sau của Scarlett càng đi vào những vấn đề

mang tính nhân văn: sự tồn tại, tình yêu đích thực và sự ổn định của cuộc sống…

Nằm sấp lả người một lúc lâu trên mặt đất mềm, mềm và êm như nệm, Scarlett nghĩ hết chuyện này sang chuyện khác. Chính nàng, Scarlett O’Hara lại nằm ngay phía sau lều của một tên mọi da đen, giữa cảnh hoang tàn, đau

đớn và mệt ngất đến không còn cử động nổi, không được ai ngó ngàng gì tới. Không một ai ngó ngàng dầu có thấy nàng trong tình cảnh đó bởi vì mỗi người đều có vô số chuyện đau buồn riêng. Bao nhiêu kỷ niệm cứ dồn dập tới vây quanh nàng chẳng khác loài kên kên đang chờ người chết để rỉa xác. Trong một thời gian chẳng biết bao lâu, nàng nằm yên, úp mặt xuống đất dưới ánh nắng thiêu đốt, nàng nhớ tới những người và vật đã chết, tưởng tới một nghi thức sống đã bị xóa mất rồi và nghĩ tới những ngày ảm đạm của một tương lai đen tối…”[92].

Có một điểm độc đáo trong nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật bằng

độc thoại đó là cách sử dụng ngôn ngữ. Scarlett trong đời thường, bề ngoài vẫn nói năng đúng cung cách của một quý nàng miền Nam, nhưng khi nói với chính mình nàng không giấu nổi bản chất một cô gái “phiến loạn” với cách nghĩ rất chi là “đời thực”: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Scarlett nghĩ thầm: "Đúng là một con mọi già. Mình sẽ hả hê biết bao nếu có thể nói thẳng với mụ những ý nghĩ của mình về mụ và bộ tịch tác oai tác phúc của mụ".

Scarlett nghĩ thầm, vừa ghen tức vừa cảm phục Melanie "Sao con thỏ

cái nầy lại có thể nổi xung lên, dám chống đối với mụ già Merriwether?" [92].

Ngoài ra, Margaret Mitchell cũng đi vào miêu tả đời sống nội tâm của một nhân vật khác, nhưng ở mức hạn chế. Thảng hoặc mới thấy bà thể hiện nội tâm của Ashley, Melanie.

“Mắt nhìn Rhett, bụng nàng (Melanie) nghĩ trước nay mình đã đánh giá chàng đúng biết mấy trong khi bao nhiêu người khác nhìn nhận sai hoàn toàn... Người ta bảo chàng thô bạo, báng bổ, bất nhã và thậm chí bất lương nữa, mặc dầu bây giờ nhiều người thuộc loại tử tế nhất đã bắt đầu thừa nhận là mình sai. Thế đấy! ngay từ đầu nàng đã biết Rhett là người tốt. Thái độ của chàng đối với nàng bao giờ cũng hết sức hòa nhã, ân cần, cực kì kính trọng và thông cảm sâu sắc! Lại nữa, chàng yêu Scarlett biết bao! Cái cách quanh co vòng vèo chàng dùng đểđỡ cho Scarlett một gánh nặng, mới đáng yêu làm sao.…” [92].

Melanie đứng dậy, bối rối. Nghĩ đến chuyện mặt đối mặt với Rhett, lòng nàng đã nao núng. Nàng lạnh tóat người khi hình dung mình phải đấu lý với một người phát điên vì đau khổ như Mammy miêu tả, thấy tim quặn lại khi nghĩ đến lúc phải bước vào căn phòng sáng rực, nơi đặt thi hài con bé mà nàng vô cùng yêu thương. Nàng có thể làm gì đây? Nàng biết nói gì với Rhett

để xoa dịu nỗi đau của chàng và thuyết phục được chàng? Nàng đứng phân vân một lúc” [92].

Riêng Rhett thì Margaret Mitchell chỉ dùng cách miêu tả trực tiếp, hoặc thông qua lời nhân vật khác, chứ bản thân Rhett thì không có hình thức độc thoại nào. Đây cũng là chủ đích của Margaret Mitchell, nhằm tạo cho nhân vật mang dáng dấp anh hùng này nét bí ẩn và quyến rũ riêng. Và nếu xét về

là dù cho có bao nhiêu khuyết điểm, Rhett vẫn là hình tượng được độc giả

toàn cầu say mê và chọn làm hình mẫu người đàn ông lý tưởng của mọi thời

đại.

2.2.4.2.Qua hình thc miêu t thiên nhiên

Khắc họa tâm nhân vật thông qua miêu tả thiên nhiên là một nét để phát hiện ra dấu ấn phong cách của Margaret Mitchell trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nếu hình thức độc thoại nội tâm sẽ giúp người đọc nhận diện trực tiếp nội tâm nhân vật như được đọc chân tơ kẽ tóc những ý nghĩ thầm kín, thì với sự kết hợp (kể + tả) này, người đọc lại được tiếp xúc khẽ khàng với những cảm xúc của nhân vật, làm hoàn trọn vẹn ấn tượng của mình về từng nhân vật. Khi Scarlett ngồi trên xe ngựa đi dự dã yến, mơ màng nhìn “ánh nắng ấm

dịu và mùa xuân Georgia trải trước mắt Scarlett với vẻ rực rỡ của nó. Dọc

đường, dâu rừng với lớp lá xanh mềm mại che phủ những con rạch đỏ ngầu

được vạch ra bởi những cơn mưa mùa đông” và nàng đinh ninh “Mình sẽ

nhớ mãi những cái đẹp của ngày hôm nay cho tới chết. Có lẽ, hôm nay là ngày thích hợp với hôn lễ của mình”. Mình sẽ kể cho con cháu nghe mùa xuân nầy đẹp như thế nào, đáng yêu hơn mọi mùa xuân chúng được thấy sau

nầy” [25, tr.133], qua đó độc giả cũng đã nhìn thấy nội tâm đáng yêu của cô gái 16 tuổi Scarlett lúc bấy giờ.

Cũng lúc ấy, cha nàng, Gerald cũng như trẻ trung lại khi được chiêm ngưỡng “Trời mùa xuân êm ả, cánh đồng của ông tuyệt đẹp, chim chóc líu lo và ông cảm thấy mình trẻ quá, vui vẻ quá đến nổi chẳng còn nghĩ gì tới ai nữa cả’ [25, tr.131]. Những cảm xúc hồ hởi với thiên nhiên đã “chỉ điểm” những suy tư và cảm xúc của nhân vật với đời sống xung quanh – đó là tình yêu nồng nhiệt dành cho đất đai, cảnh vật của quê hương những ngày yên bình.

Trong khi đó, với khung cảnh “không khí buổi sáng vẫn nặng nề, báo hiệu một cơn nóng cháy da vào buổi trưa. Con đường trước ngõ trải dài trong im lặng. Không chiếc xe nào đi qua…[92], người đọc có thể đồng cảm được nỗi sợ hãi đang lấp đầy tâm trí Scarlett trước giờ quân Yankee vào Atlanta.

2.2.4.3. Hình thc đối thoi ni ti trong nhân vt

Đây thực chất cũng là một dạng độc thoại nội tâm, nhưng đặc biệt hơn

ở chỗ nó mang tính chất đối thoại, trong đó ta nghe có nhiều giọng điệu cùng vang lên một lúc. Ví dụ như đoạn độc thoại của Scarlett sau khi Rhett ra đi:

“Bây giờ mình chưa nghĩđến chuyện đó vội”, nàng dự dằn nghĩ thầm; vận dụng câu thần chú quen thuộc. “Bây giờ mà mình nghĩ đến nỗi mất chàng, thì mình phát điên mất. Để đến mai đã”.

“Nhưng”, trái tim đau của nàng phản đối, bác bỏ câu thần chú. “Mình không thểđể chàng đi được! Phải có một cách gì chứ!”

- Bây giờ chưa phải lúc nghĩ đến chuyện đó, nàng nói to, cố đẩy nỗi buồn khổ xuống đáy tâm thức, cố dựng một con đê chắn ngọn sóng đau đang dâng lê. Mình sẽ… ờ, ngày mai mình sẽ về ấp Tara” [92].

Đối thoại nội tại giúp cho người đọc hiểu hơn những trở trăn suy nghĩ

của nhân vật trước những biến cố cuộc sống, từ đó hoàn thiện hơn diện mạo tính cách của nhân vật.

2.2.4.4. Hình thc thư t

Hình thức thư từ là một dạng khắc họa nội tâm độc đáo, vốn quen thuộc trong nhiều tác phẩm văn xuôi tự sự. Trong “Cuốn theo chiều gió”, dù có nhiều lần tác giả trần thuật lại việc có thư, hoặc bức điện gửi từ Charles (ngoài chiến trường) cho Scarlett, hay từ Tara lên Atlanta, nhưng nó không có tác dụng miêu tả nội tâm nhân vật. Duy chỉ có qua những bức thư của Asley gửi cho Melanie là công cụ hữu hiệu để người đọc khai mở nội tâm phức tạp của nhân vật này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là một trong những bức thư của Ashley, mà Scarlett đã đọc lén nhưng không thể hiểu nổi tâm hồn nhạy cảm của chàng:

"Trong những đêm hè nầy anh cứ thao thức thật lâu sau khi doanh trại

đã ngủ yên. Anh nhìn lên bầu trời đầy sao, anh tự hỏi "Tại sao mà mày lại ở đây, Ashley Wilkes? Mầy chiến đấu cho ai?" "Chắc chắn là không phải chiến

đấu cho danh dự và vinh quang. Chiến tranh là một điều nhơ nhớp trong khi anh thì không thích bợn nhơ. Anh không phải là chiến sĩ và cũng chẳng bao giờ mong ước tìm kiếm những danh vọng hão huyền dù là trong nòng đại bác . Vậy mà ở trận tuyến nầy đang có anh... một kẻ mà Thượng đế đã không an bài gì hơn là làm cho một nhà quí phái hiếu học ở vùng quê. Melanie, em có biết tại sao không? Kèn thúc quân không làm máu anh sôi lên được, tiếng trống trận cũng không lôi cuốn được chân anh. Và anh đang thấy rõ rằng chúng ta đã bị phản bội, bị phản bội bởi tính kiêu căng của miền Nam cứ tin rằng một người miền Nam có thể đánh ngã mười hai tên Yankee, cứ tin rằng vương quốc bông vải có thể chế ngự cả thế giới. Chúng ta cũng bị phản bội bởi những chữ những câu huênh hoang, những thành kiến, thù hận phát xuất từ cửa miệng của những người lãnh đạo, những người mà chúng ta tôn sùng ... "Vương quốc bông vải, Chế độ nô lệ, Quyền lợi Tiểu bang, Bọn Yankee

2.3. Thành công đặc biệt của Margaret Mitchell trong việc xây dựng kiểu nhân vật cá tính “lệch chuẩn” - Scarlett và Rhett

2.3.1. Scarlett

Scarlett là một sự pha trộn của cái cũ và cái mới, làm nàng khác biệt với những người phụ nữ miền Nam khác. Bề ngoài và cách nói chuyện của Scarlett giống như một hoa khôi miền Nam điển hình, với “làn da trắng như

hoa mộc lan” và “vòng eo 17 inch” và sự thờ ơ với những đề tài ưa thích của

đàn ông như chiến tranh. Tuy nhiên, khác với hầu hết hoa khôi miền Nam, Scarlett đã được thừa hưởng, từ người cha dân nhập cư, “dòng máu lanh lợi, trần tục của một người nông dân Ái nhĩ lan”[92]. Nàng là một hỗn hợp của cái mới và cái cũ, giống như thành phố Atlanta – bối cảnh chủ yếu của tác phẩm (một sự so sánh Margaret Mitchell đặt ra nhiều hơn một lần), và chính

là cái mới trong nàng đã khiến nàng vượt qua mặt những người phụ nữ đồng hương lần này đến lần khác: cảm thấy rằng “Nghĩa lớn” (the Cause) không có gì “thiêng liêng” mà chỉ là “ngốc nghếch”, rồi trở thành một nữ thương gia thành đạt ở Atlanta thời kỳ sau chiến tranh, và ấn tượng nhất là “rút ra sự can

đảm từ tương lai” thay vì là quá khứ như những người miền Nam cùng thời

đại. “Cái gì đã qua đều thuộc về quá khứ. Những gì đã chết đều đã chết rồi. …Không còn có thể bước lùi thì dĩ nhiên chỉ còn con đường tiến tới. Trong vòng năm mươi năm nữa, trên toàn lãnh thổ miền Nam sẽ có vô số đàn bà chua xót nhìn về dĩ vãng, những người đã chết, gợi lại những kỉ niệm đau thương vô bổ với tất cả niềm cay đắng. Nhưng Scarlett thì không, nàng sẽ

không bao giờ nhìn lại quá khứ” [25, tr.638].

Chuyện nàng ít có chút nhất quán nào với những điều trên – ví dụ như

tình yêu nồng nàn và kiên định của nàng dành cho Ashley là bằng chứng của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 82)