Trần thuật khách quan vô nhân xưng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 101 - 105)

Đây là hình thức trần thuật chủ đạo trong “Cuốn theo chiều gió”. Suốt tác phẩm, Margaret Mitchell kể với người đọc câu chuyện chiến tranh và tình yêu với tâm thế của một người trần thuật biết rõ mọi sự kiện, biến cố của nhân vật. Ở đây, người kể không thuộc vào thế giới truyện mà chỉ quan sát, kể lại, kiêm vai trò dẫn dắt, điều khiển, tổ chức diễn biến hành động cho nhân vật. Do không tham gia trực tiếp vào biến cố truyện nên điểm nhìn của người kể

hết sức linh hoạt, không bị hạn chế bởi thời gian, không gian. Người kể còn có thể dễ dàng di chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác. Khoảng cách giữa người kể và nhân vật luôn được rút ngắn tối đa.

Trần thuật khách quan giúp Margaret Mitchell có thể tái hin li quang cnh thiên nhiên xinh tươi trù phú của vùng Georgia, nam Hoa Kì: “Đó là

một vùng đất đỏ hoang sơ, đỏ như màu máu, sau các cơn mưa phai như gạch nung vào mùa nắng, và đó cũng là vùng sản xuất loại bông vải tốt nhất thế

giới. Đó là một miền gồm toàn những ngôi nhà trắng xinh xinh, những cánh

đồng lặng lẽ và những dòng nước lờ đờ, nhưng đó cũng là một miền có lắm sự tương phản giữa ánh nắng chói chang và bóng mát dày đặc” [92].

Hay làm nổi bật vẻ đẹp của mt thành ph tr và năng động như

Atlanta: “Thành phố nhỏ không còn nữa và bộ mặt của đô thị tiến bộ nhanh chóng này đã trở nên rộn rịp, hoạt động không ngừng nghỉ. Cảnh tượng náo nhiệt đó đã làm cho Scarlett, vốn quen thuộc với cảnh nhàn rỗi và yên tĩnh, nhưng nàng vẫn yêu thích nó dù muốn ngừng thở. Một không khí sôi động bao trùm thành phố làm cho nàng cảm thấy chới với dường như nhịp tim gấp rút của thành phố đang cùng một nhịp đập với tim nàng[92].

Nhân đó, Margaret có thể bàn luận thoải mái về thói quen, tính cách, li sng của con người miền Nam tại nơi này: “Cuộc sống ở hạt Clayton, miền Bắc Georgia hãy còn mới mẻ và có phần sống sượng so với trình độ

các hạt Augusta, Savannah và Charleston. Người miền Nam kỳ cựu và nghiêm trang nhất thường nhìn dân sống ở cao nguyên Georgia với con mắt khinh thường, nhưng ở đây tại miền Bắc Georgia, vấn đề thiếu sót những

điểm cầu kỳ trong nền giáo dục cổ điển chẳng có gì đáng cho là xấu hổ, miễn là người đàn ông có đủ khả năng để thực hiện những việc thích nghi. Và trồng bông vải, cuỡi ngựa hay bắn giỏi, khiêu vũ nhẹ nhàng, biết hầu chuyện nữ giới một cách lịch thiệp và biết uống ruợu như một khách hào hoa là tất cả

những gì đáng kể” [92].

Bằng lối trần thuật khách quan vô nhân xưng, Margaret Mitchell dễ

dàng “chen” ngang quá trình trn thut đang thi gian hin ti bng mt câu chuyn khác trong quá kh, để làm rõ về lai lịch, xuất xứ của nhân vật

câu chuyện về Ellen, Gerald, về Rhett… Nhân mạch tâm lí của Scarlett về sự

khác biệt quá lớn về tính cách của 2 đấng sinh thành, người kể chuyện đã “bắt” sang câu chuyện cuộc đời của Gerald và Ellen với những trang đời quá khứ còn chưa xa: “Nhưng Scarlett đã lầm, vì rằng nhiều năm về trước, Ellen Robillard của Savannah cũng cười ngớ ngẩn như bất cứ một cô gái nào ở tuổi 15 trong thành phố duyên hải nên thơ đó, cũng thức trắng đêm với bạn bè, trao đổi tâm tình, tiết lộ tất cả các bí ẩn của đời mình - chỉ trừ một việc. Đó là năm mà Gerald O Hara, lớn hơn Ellen 25 tuổi bước vào cuộc đời bà - và đó cũng là năm mà người anh họ trẻ trung, mắt đen huyền, Philippe Robillard, bước ra khỏi đời bà. Khi Philippe với đôi mắt long lên sòng sọc, và với điệu bộ hung hãn, vĩnh viễn rời bỏ Savannah, người con trai đó cũng mang theo luôn ngọn lửa lòng của Ellen, để cho anh chàng Ái Nhĩ Lan chân vòng kiềng kia kết hôn với một cái vỏ sò trống rỗng nhưng xinh xắn” [92].

Giữ vai trò quyền năng trong trần thuật, dù cho sự tưởng tượng của người đọc có hồi hộp và âu lo đến đâu, người kể chuyện vẫn gi được mt phong thái nhp nhàng, thm chí hài hước khi thuật lại những giờ phút gay go, dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh. Một đoạn miêu tả chiến tranh trong tác phẩm: “…Hôm sau, dưới một trận mưa nóng, trong bầu không khí ngột ngạt,

đội quân bại trận tiến vào Atlanta. Quân lính bị kiệt sức vì đói, mệt sau sáu mươi ngày đêm chiến đấu và rút lui. Những con ngựa gầy trơ xương trông như những bù nhìn. Những khẩu đại bác và những xe kéo pháo được buộc vào nhau bằng bất cứ thứ gì, những mẩu dây thừng hoặc những sợi dây da. Nhưng đấy không phải là một đội ngũ mất kỷ luật, bại trận hoàn toàn. Họ

mặc những bộ quần áo rách một cách ngang tàng. Những mảnh vải đỏ của cờ

hiệu giương ra dưới trời mưa, mọi người đi trong hàng ngũ có trật tự. Ông già Joe đã dạy họ biết cách rút. Ông già Joe đã làm cho cuộc rút quân thành một kiệt tác và chiến lược. Với những bước nhịp nhàng, các chiến sĩ râu tóc

bù xù, quần áo rách rưới, đi xuống phố Tội Lỗi theo âm điệu ?Maryland! Maryland của tôi? và tất cả mọi người đều đổ ra ngoài cửa để chiêm ngưỡng họ. Thắng hay bại, những người lính đó vẫn là người của họ” [92].

Đặc biệt, lối trần thuật khách quan giúp cho Margaret Mitchell có thể

vận dụng vn kiến thc báo chí phong phú ca mình trong lĩnh vc lch s,

địa lý. “Cuốn theo chiều gió” tái hiện lại lịch sử Hoa Kì những năm nội chiến, tức 1861-1865, trong khi thời điểm Margaret bắt tay viết cuốn sách là những năm 1926 – 1936, điều này đòi hỏi bà phải có một quá trình khảo cứu tài liệu một cách nghiêm túc, công phu và có cơ sở lịch sử hẳn hoi. Những trang viết của bà với lối trần thuật mạch lạc, chính xác mang văn phong báo chí đã cho thấy điều này.

Bà vận dụng lối thuật chuyện khách quan khi miêu tả về xuất xứ ban

đầu của thành phố Atlanta: “Ngày Gerald lên miền Bắc Georgia, chẳng có một Atlanta nào, ngay cả cái bề ngoài cho ra vẻ một ngôi làng cũng không và

đất đai hoang dại. Nhưng năm sau, 1836, chính phủ cho phép thành lập mộtđường xe lửa theo hướng Tây Bắc xuyên qua lãnh thổ của thổ dân da đỏ

Cherokee vừa nhượng lại. Thiết lộ dự định chạy tới Tennessee và miền Tây thật là rõ ràng và xác định, nhưng khởi điểm đặt tại Georgia vẫn còn lờ mờ, cho đến một năm sau, một viên kỹ sư cắm một cây tiêu trong đất sét đỏ đánh dấu phần cuối cùng của con đường nơi miền Nam. Và Atlanta chào đời với cái tên Terminus, bắt đầu mở mang từđó” [92].

Hơn thế nữa, lối trần thuật này còn thể hiện ở những thông tin v nhân vt lch s, nhng địa danh ni tiếng ca nước Mtrong thời nội chiến, như đoạn văn sau:

“…Sherman không đợi cho Hood có thì giờ để chuẩn bị tấn công. Một ngày sau khi thay đổi cách chỉ huy, tướng Yankees lao vào thành phố nhỏ

Atlanta với Auguusta, với Charleston, với Wilmington, với Virginie. Sherman

đã giáng một đòn nặng vào Liên bang. Ðã đến lúc phải hành động. Atlanta yêu cầu người ta làm một vấn đề gì đó. Thế rồi một buổi trưa ngột ngạt tháng Bảy, nguyện vọng của Atlanta được toại nguyện. Tướng Hood lôi người ra khỏi hầm hào, ném họ vào các tuyến xanh, chống lại binh lính của Sherman

đông hơn gấp hai lần. Ông lao vào quân Yankees ở phía bờ sông Pecher” [92].

Có thể nói, lối trần thuật khách quan vô nhân xưng, dù không mới, nhưng đã có được sức hấp dẫn đặc biệt nhờ vào sự uyển chuyển khéo léo trong cách vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh vực cùng giọng điệu hài hước và lãng mạn của Margaret Mitchell.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)